Lời khuyên về chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường

Chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát tốt đường huyết và giảm thiểu các biến chứng của tiểu đường.

Một chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý là yếu tố cực kì quan trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ), giúp người bệnh kiểm soát tốt đường huyết, giảm liều thuốc điều trị và giảm thiểu các biến chứng tiểu đường gây ra.

Những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên và không nên ăn

NÊN ĂN

- Phong phú các loại thực phẩm để cơ thể nhận đủ chất dinh dưỡng.

- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày để không làm đường tăng quá nhiều sau khi ăn và hạ đường huyết quá nhanh lúc xa bữa ăn. Nên ăn 3 bữa chính và 1 đến 3 bữa phụ.

- Dùng các thực phẩm ít gây tăng đường như: Gạo lức, đậu đỏ, rau xanh, củ quả, trái cây ít ngọt.

- Ăn thịt nạc, cá nạc, đậu hủ, sữa (không béo không đường).  

Người bệnh tiểu đường không nên dùng các loại đồ uống có cồn

Người bệnh tiểu đường không nên dùng các loại đồ uống có cồn

KHÔNG NÊN ĂN

- Các loại thực phẩm gây tăng nhanh đường huyết: bánh kẹo, chè, nước ngọt…

- Các loại thực phẩm nhiều chất béo gây tăng mỡ máu: Da, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật, kem, thức ăn chiên xào…

- Ăn mặn và các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối (do có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp): mì gói, chả lụa, mắm, khô, tương, cháo.

- Uống rượu bia, đồ uống có ga, nước ngọt,…

Để có được một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng chúng ta cũng cần quan tâm đến “Các bước tính nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng” theo công thức sau:

Bước 1: Tính cân nặng lý tưởng (CNLT)

CNLT = [Chiều cao(cm) -100] x 0.9

Bước 2: Tính nhu cầu năng lượng: (NCNL)

Lao động Nhu cầu năng lượng                                          
  Nam   Nữ
 Nhẹ  CNLT x 30kcal/kg/ngày  CNLT x 25kcal/kg/ngày
 Trung bình  CNLT x 35kcal/kg/ngày  CNLT x 30kcal/kg/ngày
 Nặng  CNLT x 45kcal/kg/ngày  CNLT x 40kcal/kg/ngày

Bước 3: Tính nhu cầu các chất dinh dưỡng:

- Chất bột đường: 50-60% so với tổng năng lượng.

- Chất đạm: 15-20% so với tổng năng lượng.

- Chất béo: không vượt quá 25% so với tổng năng lượng.

Ví dụ: Tính nhu cầu năng lượng của nữ, cao 160cm, lao động trung bình.

Bước 1: Tính cân nặng lý tưởng: CNLT= (160 – 100)x 0.9 = 54kg

Bước 2: Tính nhu cầu năng lượng: NCNL = 54 x 30kcal/kg/ngày = 1.620kcal

Bước 3: Tính nhu cầu các chất dinh dưỡng:

- Chất bột đường:  1.620kcal x 60% : 4 = 243g

- Chất đạm: 1.620kcal x 20% : 4 = 81g

- Chất béo: 1.620kcal x 20% : 9 = 36g

*Mặc dù bạn tuân thủ tốt chế độ ăn uống và luyện tập nhưng đường huyết vẫn tăng cao và nguy cơ gặp phải biến chứng tiểu đường là rất lớn. Có thể bạn cần quan tâm tới TPCN Hộ Tạng Đường giúp ổn định đường huyết bền vững, nhờ đó phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các biến chứng tiểu đường trên tim, mắt, thận, thần kinh...

Điện thoại

Ghi chú: - 1g chất bột đường cung cấp 4kcal. - 1g chất đạm cung cấp 4 kcal. - 1g chất béo cung cấp 9kcal.

Một số thực đơn cho người bệnh đái tháo đường

• Thực đơn 1: Năng lượng 1.200kcal/ngày/người.

Thời gian     Món ăn Số lượng     Năng lượng (kcal)  
Sáng  Bún mọc 1 tô vừa 248
Giữa trưa  Đu đủ chín 200g 70
Trưa - Cơm - Chả cá viên kho - Cánh bắp cải thịt heo - Su su luộc 3/4 chén 3 viên 1 viên 130gr 359
Xế trưa  Lê 150gr 68
Chiều - Cơm - Cá kèo kho rau răm - Canh cải xoong thịt heo - Đậu bắp luộc 3/4 chén 4 con 1/2 chén 170gr 354
Tối Sữa cho người bệnh ĐTĐ 27gr (124ml) 118

• Thực đơn 2: Năng lượng 1.400kcal/ngày/người

Thời gian    Món ăn Số lượng      Năng lượng (kcal)  
Sáng  Bánh mì trứng 1 ổ vừa 333
Giữa trưa  Bưởi 4 múi 48
Trưa - Cơm - Thịt gà kho gừng - Canh bí đao - Rau lang luộc 1 chén 50gr 1 chén 200gr 431
Xế trưa  Thanh long 170gr 68
Chiều - Cơm - Đậu hũ nhồi thịt sốt cà - Canh rau dền nấu tôm tươi  1 chén 1/2 miếng 1 chén 428
Tối Sữa cho người bệnh ĐTĐ 32gr (147ml) 140

• Thực đơn 3: Năng lượng 1.600kcal/ngày/người.

Thời gian    Món ăn Số lượng     Năng lượng (kcal)  
Sáng  Bún riêu 1 tô vừa 392
Giữa trưa  Bưởi 4 múi 48
Trưa - Cơm - Cá thu sốt cà - Canh cải xanh nấu cá thác lác - Bí xanh luộc - Ổi 1 chén 1/2 khứa 1 chén 200gr 1/2 trái 498
Xế trưa Thanh long 1/2 trái nhỏ 80
Chiều - Cơm - Tép kho - Canh mồng tơi nấu tôm - Bông cải - Ổi 1 chén 11 con 1 chén 150gr 1/2 trái 477
Tối Sữa cho người bệnh ĐTĐ 36gr (166 ml) 158

 • Thực đơn 4: Năng lượng 1.800kcal/ngày/người.

Thời gian     Món ăn Số lượng    Năng lượng (kcal)     
Sáng  Phở 1 tô vừa 410
Giữa trưa  Táo 200g 61
Trưa - Cơm - Canh rau ngót nấu thịt - Cá lóc kho - Rau muống luộc               1.5 chén 20 gr 1 khứa 200gr 437
Xế trưa  Quýt 2 trái 61
Chiều - Cơm - Canh khổ qua nấu tôm - Thịt heo nạc kho tiêu - Dưa giá 1/2 chén 1/2trái 30 gr 100 gr 548
Tối  Sữa cho người bệnh ĐTĐ  36 gr (166 ml) 158

Biến chứng do tiểu đường là quy luật khó tránh khỏi do bệnh tiểu đường. Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể lực thường xuyên cùng với sử dụng thuốc điều trị giúp ổn định đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng. Nhưng với sự hỗ trợ từ TPCN Hộ Tạng Đường có thể giúp hỗ trợ điều trị biến chứng, tăng hiệu quả điều trị, nếu bạn có điều kiện để dùng sớm.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua số  0936.057.996 để được tư vấn sử dụng sản phẩm và nhiều lời khuyên hữu ích.

Xem thêm: 

Chia sẻ bệnh nhân điều trị tiểu đường hiệu quả

"Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, khả năng kiểm soát đường huyết, sự tuân thủ điều trị, chế độ ăn uống, tập luyện, kiểm soát các bệnh cơ hội, đặc biệt là sự kiên trì trong quá trình sử dụng."

Trích nguồn: http://www.niddk.nih.gov/