Khi mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường) việc lựa chọn thực phẩm cho mỗi bữa ăn không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nên ăn gì và kiêng gì, uống gì? luôn là câu hỏi thường trực ở mỗi người bệnh. Bởi dù bạn đã bị tiểu đường hay mới được chẩn đoán bệnh tiểu đường, thì chế độ dinh dưỡng vẫn chiếm vai trò quan trọng trong chiến lược điều trị. Cùng với thuốc điều trị và chế độ luyện tập, các chuyên gia dinh dưỡng thuộc Hiệp Hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) khuyến cáo người bệnh type 1, type 2, kể cả tiền đái tháo đường, cần hướng tới chế độ dinh dưỡng để ổn định đường (glucose) trong máu.
Sau đây sẽ là những thông tin về các loại thực phẩm nên ăn và nên tránh:
Các chất xơ có trong thực vật có thể giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết và biến chứng tiểu đường, đặc biệt người đã gặp phải biến chứng trên tim mạch. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm các loại rau xanh như rau cải xoăn, rau bina, diếp cá, rau có màu xanh đậm, trái cây ít ngọt, các loại hạt, họ đậu (đậu Hà Lan, đậu lăng), và lúa mạch. Để tránh mất chất dinh dưỡng trong nhóm thực phẩm này, bạn không nên đun quá kỹ rau, củ, quả và giữ chúng đảm bảo tươi xanh.
Người bệnh tiểu đường có thể cung cấp chất xơ từ các loại hạt thuộc họ đậu
Giảm thiểu carbonhydrat (chất bột, đường) là mục tiêu ưu tiên đối với người bệnh tiểu đường. Thay vì sử dụng các loại ngũ cốc đã tinh chế chứa nhiều carbonhydrat, ít chất xơ, bạn có thể sử dụng các ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như: gạo lứt thay cho gạo trắng, khoai lang thay vì khoai tây...
Hạn chế sử dụng các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng do có chứa nhiều cholesterol, bạn có thể bổ sung chất đạm lành mạnh từ thực vật như các loại đậu, đậu phụ; thay thịt đỏ bằng các loại thịt trắng như: Cá, thịt gia cầm (bỏ da). Sữa tách béo cũng là nguồn bổ sung năng lượng và dinh dưỡng tuyệt vời cho người tiểu đường. Tuy nhiên, bạn lưu ý lựa chọn sữa dành cho người tiểu đường và không cho thêm đường khi uống.
TPCN Hộ Tạng Đường là một trong những giải pháp bổ trợ, cùng với chế độ dinh dưỡng để giúp hỗ trợ ổn định đường huyết và phòng biến chứng tiểu đường. Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0962 326 300 - 0964 781 912 (trong giờ hành chính) để biết thêm thông tin chi tiết.
Nguồn chất béo tốt là những chất béo chưa bão hòa (không no), có nhiều ở trong quả bơ, các loại quả hạch (hạnh nhân, quả hồ đào, quả óc chó), dầu oliu, dầu đậu nành..., sẽ giúp làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng chúng thay cho chất béo có nguồn gốc động vật. Tuy nhiên, với dầu ô liu thì bạn nên sử dụng ở nhiệt độ thường, không chế biến trong nền nhiệt độ cao, vì nó có thể chuyển hóa thành các chất độc hại với cơ thể.
Cá là nguồn cung cấp chất béo và chất đạm tốt thay thế cho thịt. Cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi rất giàu axit béo omega-3 không chỉ tốt cho người bệnh tiểu đường mà còn có lợi cho sức khỏe tim mạch. Bạn nên chế biến cá dưới dạng hấp, nấu, súp, không nên ăn cá rán.
Người bệnh tiểu đường nên ăn cá ít nhất 2 lần/tuần
Để cho bữa ăn của người tiểu đường không trở nên nhàm chán và nhạt nhẽo, với nhiều loại thực phẩm phải kiêng, phải tránh, bạn có thể thêm gia vị, thảo mộc trong khi chế biến như: quế, chanh, tỏi, ớt, gừng, rau thơm, để tạo hương vị cho món ăn thêm hấp dẫn.
Đối với đồ uống, bạn có thể sử dụng trà, cà phê, trà thảo được, nước khoáng không đường. Với các loại nước trái cây, bạn có thể sử dụng nước ép nguyên chất. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên dùng chúng khi còn tươi, không nên uống dưới dạng xay, ép, vì sẽ làm giảm hàm lượng vitamin và mất đi phần lớn các chất xơ có lợi cho cơ thể.
Nếu bạn ăn thừa calo và chất béo, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách làm tăng nồng độ đường trong máu. Khi đường huyết tăng cao thường xuyên và trở nên khó kiểm soát, nó có thể gây ra các biến chứng cấp tính (Nhiễm toan ceton, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu) hoặc biến chứng mạn tính (tổn thương dây thần kinh, thận, mắt, loét bàn chân, và tim). Vì vậy, bạn cần tránh những nguồn thực phẩm có thể gây tăng đường huyết hoặc tăng nguy cơ mắc biến chứng sau:
Một trong những mục tiêu ăn kiêng của người bệnh tiểu đường là nói không với đường. Bạn tuyệt đối tránh xa các loại thực phẩm như kẹo, nước giải khát, nước ép trái cây chứa đường.
Chất béo cung cấp nguồn năng lượng nhiều nhất cho cơ thể. Nhưng sử dụng nhiều chất béo có thể làm bạn tăng cân, khó kiểm soát đường huyết. Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên kiêng chất béo bão hòa và cholesterol như thịt mỡ, thịt đỏ, lòng đỏ trứng gà, nội tạng động vật, bơ, sữa, pho mát; nước cốt dừa, sữa dừa. Ngoài ra bạn cần tránh các loại thực phẩm chứa chất béo trans như dầu ăn chiên đi chiên lại; thực phẩm chế biến sẵn như bánh nướng, bánh ngọt, xúc xích, đồ đông lạnh, thức ăn nhanh.
Người bệnh tiểu đường cần hạn chế đồ ăn chứa chất béo trans
Muối: Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, người bệnh tiểu đường nên giảm lượng muối trong các bữa ăn để phòng chống tăng huyết áp. Không sử dụng quá 6 gram muối/ngày - tương đương với 1 thìa cà phê, cho cả tất cả các đồ ăn (dưa muối, các món kho, thức ăn chế biến sẵn chứa rất nhiều muối).
Đồ uống: Hạn chế lượng rượu bạn uống vào hàng ngày, không uống bia, nước ngọt, nước tăng lực hay trà ngọt thường xuyên. Không thêm đường hoặc kem vào đồ uống.
Như vậy, khi biết được những loại thực phẩm nên ăn, nên kiêng, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một thực đơn phù hợp để dễ dàng hơn trong việc kiểm soát đường huyết, phòng ngừa và điều trị biến chứng tiểu đường.
Xem thêm: Phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường
Không thể phủ nhận lợi ích của một chế độ ăn khoa học đến sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Nhưng lối sống hiện đại dường như khiến họ trở nên khó khăn hơn trong việc chăm sóc bữa ăn của chính mình, do đó, để nâng cao hiệu quả điều trị, việc dùng thêm các giải pháp hỗ trợ từ thảo dược được nhiều chuyên gia khuyến khích sử dụng. Tuy nhiên, người bệnh nên tìm hiểu kỹ thông tin để lựa chọn những sản phẩm hỗ trợ thực sự hiệu quả.
Phần lớn các sản phẩm hiện nay đều có tác dụng giúp hạ đường huyết nhanh chóng chỉ sau vài tuần, nhưng điều này chưa hẳn đã có lợi cho người bệnh. Bởi các chuyên gia nội tiết đái tháo đường cho biết, ở người bệnh tiểu đường lâu năm cơ thể đã thích nghi với mức đường huyết cao, nên việc hạ nhanh đường huyết có thể gây biến chứng hạ đường huyết nguy hiểm. Mặt khác, đường huyết chỉ là nhân tố thúc đẩy biến chứng tiểu đường nhanh chóng hình thành, còn quá trình viêm, tress oxy hóa mới là “cội rễ” sinh biến chứng. Chính bởi vậy, người bệnh nên lựa chọn những sản phẩm vừa giúp điều hòa ổn định đường huyết một cách tự nhiên, lâu dài, vừa có bổ sung các yếu tố chống viêm, làm giảm stress oxy hóa để cải thiện và phòng ngừa biến chứng. Hiện nay trên thị trường, TPCN Hộ Tạng Đường là một trong số ít các sản phẩm hỗ trợ cho người bệnh tiểu đường đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí này.
Xem thêm:
Xem kinh nghiệm điều trị khô ngứa da, dày móng do biến chứng tiểu đường
XEM CHIA SẺ BỆNH NHÂN TRỊ TIỂU ĐƯỜNG HIỆU QUẢ
"Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, khả năng kiểm soát đường huyết, sự tuân thủ điều trị, chế độ ăn uống, tập luyện, kiểm soát các bệnh cơ hội, đặc biệt là sự kiên trì trong quá trình sử dụng."
Trích nguồn:
http://www.helpguide.org/
https://www.diabetesaustralia.com.au/
http://www.webmd.com/
Danh sách bình luận
Bạn cần tuân thủ thực hiện chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học và tập thể dục thường xuyên để hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết nhé, cụ thể như sau:
+ Hạn chế tối đa bánh mì trắng, bánh kẹo, nước ngọt,…Tăng cường chất xơ, ăn nhiều các loại chất xơ hòa tan như các loại rau có nhiều chất nhớt: rau đay, mồng tơi, đậu bắp,…
+ Chia nhỏ bữa ăn. Điều này sẽ cho phép lượng đường trong máu không bị tụt xuống quá thấp giữa các bữa ăn hoặc tăng lên quá nhiều sau ăn.
+ Duy trì vận động tập thể dục hàng ngày và giữ cân nặng ở mức phù hợp
+ Hạn chế đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thay vào đó là ăn thịt nạc.
+ Hạn chế sử dụng các đồ uống có gas như nước ngọt.
+ Ngủ sớm, đủ giấc 8 tiếng mỗi ngày.
Đồng thời ngay từ bây giờ, bạn cân nhắc sử dụng TPCN Hộ Tạng Đường để giúp hạ đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết.
Chúc bạn sức khỏe!
tôi năm nay 49 tuổi. tôi phát hiện bị bệnh tiểu đường cách đây 7 tháng lần đầu tôi xét nghiệm có chỉ số là 9,1. Lần 2 là 4,88. Lần 3 là 5,56.Bác sĩ điều trị cho tôi rất hài lòng vì tôi tuân thủ uống thuốc theo toa chỉ dẫn củ bác sĩ kết hợp với ăn uống.Nhưng tôi lại cảm thấy bất an vì uống thuốc tây lâu ngày sẽ mang lại nhiều hệ lụy khó lường ,nên tôi đang định tới nhờ bác sĩ đông y để nhờ tư vấn và chữa trị. Như vậy có được không? Ngoài bệnh tiểu đường tôi còn mắc thêm bệnh tăng mỡ máu và cao huyết áp.mong babs sĩ tư vấn giúp tôi xin trân trọng cảm ơn.
Trước hết, chúng tôi muốn dành lời khen cho cô vì những cố gắng trong điều trị. Con số 5.56 với người tiểu đường là một con số đẹp và thực sự đáng mừng.
Về phân vân của cô giữa Tây Y và Đông Y, chúng tôi muốn chia sẻ thêm với cô một số thông tin.
Thứ nhất, Thuốc Tây hay thảo dược Đông Y đều có những ưu điểm rất riêng. Đông Y không thể nào giúp cô hạ đường huyết nhanh và mạnh như Tây Y. Nhưng lại thiên về an toàn và giúp cơ thể cô tự điều chỉnh, cân bằng lại những bất thường bên trong.
Thứ hai, tiểu đường là một bệnh lý cực kỳ phức tạp. Đến nay chưa có một phương pháp nào được coi là tối ưu nhất hay chữa khỏi được bệnh. Điều này giải thích tại sao mà hiện nay các thầy thuốc thường kết hợp Đông Tây Y trong điều trị tiểu đường để tận dụng hết các lợi ích của mỗi phương pháp cho người bệnh.
Và với trường hợp của cô, tiểu đường mắc kèm mỡ máu và huyết áp, sự kết hợp Đông - Tây y sẽ mang lại cho cô nhiều lợi ích nhất thay vì chỉ dùng 1 phương pháp đơn lẻ. Trong khi việc cô duy trì dùng thuốc theo đơn của bác sĩ sẽ giúp đường huyết, mỡ máu, huyết áp của bạn ở giới hạn cho phép. Thì Đông Y sẽ giúp cô bảo vệ được các cơ quan tim, mắt, thận, thần kinh... tránh bị biến chứng. Đặc biệt, là biến chứng trên tim, do nguy cơ gặp biến chứng này ở người có mỡ máu, huyết áp sẽ cao hơn 2 - 3 lần người chỉ bị tiểu đường.
Có một lưu ý nhỏ với cô là Đông hay Tây y dùng sai cách đều có hại. Nên khi lựa chọn sử dụng các sản phẩm Đông Y để nâng cao sức khỏe và tăng hiệu quả điều trị, cô nên chú ý về nguồn gốc, nơi sản xuất có phải công ty Dược phẩm đạt GMP theo yêu cầu của Cục an toàn hay không.
Cô có thể tham khảo 1 sản phẩm đạt được tiêu chí cơ bản này để sử dụng cùng thuốc điều trị là tpbvsk Hộ Tạng Đường. Sản phẩm đã được Bộ Y Tế cấp phép, chuyên gia đái tháo đường đánh giá và nhiều người bệnh sử dụng.
Gửi cô xem thêm thông tin về Hộ Tạng Đường trong bài viết sau:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/tpcn-ho-tang-duong-va-nhung-loi-ich-cho-benh-tieu-duong.html
Nếu bạn cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với chúng tôi qua số 0936 057 996 để được giải quyết nhanh nhất.
Chúc cô luôn mạnh khỏe!
Bị tiểu đường không có nghĩa bạn đang đứng trước ngưỡng cửa tử thần. Mặc dù hiện nay các phương pháp điều trị chưa thể chữa khỏi dứt điểm bệnh này nhưng vẫn đủ để giúp người bệnh duy trì cuộc sống gần như bình thường. Vì vậy, hãy biến nỗi lo lắng thành động lực để bạn thay đổi tốt hơn.
Chìa khóa để chung sống hòa bình với tiểu đường là chế độ ăn, tập luyện và dùng thuốc đúng chỉ định.
Với chế độ ăn, bạn nhớ nguyên tắc chính: ăn giảm tinh bột, nhiều rau, ăn vừa đủ và chia nhỏ bữa ăn. Tinh bột có thể khiến đường huyết của bạn tăng cao nhưng cũng là nguồn năng lượng chính cho các hoạt động trong cơ thể. Do đó bạn không nên kiêng hoàn toàn tinh bột.
Về việc tập luyện, bạn hãy chọn 1 hoạt động thể dục mà bạn yêu thích và duy trì mỗi ngày 30 - 45 phút. Trước khi tập 30 phút bạn có thể ăn nhẹ bằng 1 ly sữa không đường hoặc 1 cốc sữa chua kèm trái cây tươi để tránh bị tụt đường huyết khi tập thể dục.
Thuốc điều trị, bạn buộc phải dùng theo đơn bác sĩ. Lưu ý, mỗi 3 - 6 tháng bạn nên đi kiểm tra lại đường huyết, HbA1c để xem quá trình điều trị của mình có tốt không.
Chúng tôi gửi thêm bạn bài viết chi tiết về các cách điều trị để tham khảo:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/chua-benh-tieu-duong-giai-phap-nao-hieu-qua.html
Chúc bạn sức khỏe!
Dựa trên mức đường huyết của bác thì khả năng bác mắc tiểu đường khá cao. Nếu đây là đường huyết lúc đói thì thường bác sẽ phải can thiệp tiêm thuốc tạm thời để nhanh chóng hạ đường huyết xuống. Chúng tôi thấy bạn có chia sẻ rằng bác sĩ ở tuyến huyện chưa đưa ra chẩn đoán nhưng không rõ bác trai đã được kê đơn thuốc gì chưa? Tốt nhất, bạn nên đưa bác lên bệnh viện tuyến tỉnh thăm khám lại. Hiện tại thì chất lượng điều trị tiểu đường ở bệnh viện tuyến tỉnh khá tốt nên gia đình có thể yên tâm.
Ngoài việc đi thăm khám, trong chế độ chăm sóc cho bác, bạn lưu ý các điểm sau:
- Thứ nhất về ăn uống, bạn nói rằng bác khá gầy, do đó chúng tôi đề nghị bạn chia nhỏ bữa ăn cho bác. Thay vì để bác ăn 3 bữa chính, bạn chia thành 5 - 6 bữa nhỏ. Trong các bữa sáng, trưa, tối bác có thể ăn từ 1 - 1,5 bát cơm nhưng nên ăn nhiều rau vào đầu bữa. Tại sao lại như vậy? Bởi khi ăn rau đầu bữa, quá trình hấp thu đường vào cơ thể được làm chậm lại, hơn nữa bác sẽ có cảm giác no, từ đó giảm lượng chất bột đường (cơm, bún, miến, phở...) ăn sau đó.
- Thứ hai là chế độ vận động, bạn nên khuyến kích bác đi bộ hàng ngày khoảng 30 phút. Điều này vừa giúp đường huyết bác giảm xuống, vừa giúp huyết áp của bác ổn định hơn.
Bản thân người bệnh mà có đường huyết cao cộng huyết áp cao thì nguy cơ gặp các biến cố về tim mạch sẽ cao hơn người bình thường hoặc người chỉ có 1 bệnh khá nhiều. Vì vậy, bên cạnh chế độ ăn, tập luyện, dùng thuốc theo đơn bác sĩ, bạn nên cân nhắc cho bác dùng sớm những sản phẩm hỗ trợ phòng biến chứng tim mạch do tiểu đường như tpbvsk Hộ Tạng Đường. Thông tin về sản phẩm, bạn có thể tìm hiểu rõ hơn trong video sau:
https://www.youtube.com/watch?v=Mgq4KmHFuUU
Ngoài ra, sau khi cho bác đi khám về, bạn có thể gọi cho chúng tôi theo số đường dây nóng 0936 057 996 để được hỗ trợ thêm.
Chúc bạn và bác sớm khỏe!
Chúc bác nhiều sức khỏe.
Thịt bò là nguồn thực phẩm chứa nhiều protein, chất béo bão hòa và không bão hòa. Thông thường đây là những chất dinh dưỡng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên người bệnh tiểu đường khi sử dụng thịt bò sẽ làm tăng nguy cơ tăng cân, khó kiểm sóat đường huyết, mặt khác họ cũng thường gặp phải các biến chứng trên tim, thận nên không có lợi trong việc kiểm sóat bệnh. Nhưng bạn vẫn có thể ăn thịt bò, nhưng chỉ nên ăn phần nạc thăn và nếu muốn ăn bạn chỉ nên ăn một vài miếng thịt nhưng nên kèm nhiều các loại rau xanh như xà lách, cà chua…
Tôi xin cung cấp thêm cho bạn một số chế độ dinh dưỡng và lời khuyên dành cho thực đơn một ngày của người bệnh tiểu đường:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/thuc-don-cho-nguoi-benh-tieu-duong.html
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/gi---chi-so-duong-huyet-cua-thuc-pham.html
Tôi xin gửi bạn lời chia sẻ của một bệnh nhân tiểu đường lâu năm và bí quyết của họ trong việc kiểm sóat bệnh. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ này và áp dụng cho mình:
https://www.youtube.com/watch?v=4R9x1HQFW9U&index=1&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU
Chúc bạn sức khỏe.
Thân!