Tăng đường huyết là một trong những biến chứng cấp tính nguy hiểm ở người bệnh tiểu đường. Nếu không được điều trị, tăng đường huyết có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm toan ceton, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu, thậm chí có thể dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Bệnh tiểu đường type 1 gây tăng đường huyết khi tuyến tụy của cơ thể không có khả năng sản xuất insulin - “người vận chuyển” đường từ máu vào tế bào. Ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2, nguyên nhân gây tăng đường huyết ban đầu là do đề kháng insulin, có nghĩa là các tế bào của cơ thể “không hợp tác” với insulin để mở các “kênh” đưa đường vào tế bào. Sau một thời gian tuyến tụy “gia sức” làm việc để bù đắp lượng insulin hoạt động không có hiệu quả, cuối cùng có thể làm giảm sản xuất insulin.
- Người bệnh tiểu đường type 1 có thể quên tiêm insulin hoặc tiêm liều thấp hơn bình thường. Người bệnh tiểu đường type 2 có thể quên uống thuốc
- Ăn nhiều hơn lượng khuyến nghị và ít tập thể dục
- Mắc các bệnh sốt, nhiễm trùng, cảm lạnh, cảm cúm… hoặc chấn thương
- Stress bởi các lý do cá nhân như chuyện gia đình, công việc, cuộc sống…
- Người bệnh gặp phải “hiện tượng bình minh” (dawn phenomenon): Hiện tượng đường huyết tăng đột biến vào buổi sáng, thường là trong khoảng 4-5 giờ do sự điều chỉnh nồng độ hormon theo điều kiện tự nhiên của cơ thể.
Tăng đường huyết biến chứng cấp tính nguy hiểm ở người bệnh tiểu đường
Nếu đường huyết tăng quá cao, thường là trên 250mg/dl (14mmol/l), hậu quả đáng lo ngại nhất là biến chứng nhiễm toan ceton và hội chứng tăng áp lực thẩm thấu.
Khi cơ thể không có đủ insulin, đường trong máu tăng cao nhưng cơ thể bị “thiếu thốn” năng lượng. Để bù đắp, não chỉ huy cơ thể sử dụng năng lượng thay thế bằng cách phá vỡ các chất béo, hậu quả tạo ra sản phẩm thải là ceton (có tính acid) vào trong máu. Khi ceton tích tụ quá nhiều, sẽ dẫn tới biến chứng cấp tính nhiễm toan ceton. Đây là biến chứng phổ biến hơn ở người bệnh tiểu đường type 1, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở người bệnh tiểu đường type 2.
Dấu hiệu nhận biết:
- Hơi thở có mùi trái cây - Buồn nôn và ói mửa - Khó thở - Miệng rất khô - Yếu - Lú lẫn - Đau bụng - Mất nước - Tim đập nhanh
Xuất hiện khi đường huyết cao hơn 600mg/dl (33mmol/l), có thể kèm hoặc không kèm nhiễm toan ceton ở người bệnh tiểu đường type 2. Ở giai đoạn này, cơ thể không thể sử dụng được đường từ máu, cũng như từ chất béo, lập tức lượng đường được tăng đào thải ra ngoài qua nước tiểu, khiến người bệnh tiểu tiện thường xuyên. Nước từ tế bào bị kéo vào lòng mạch, gây mất nước trầm trọng, làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu.
Dấu hiệu nhận biết:
- Tiểu tiện thường xuyên - Khát nhiều, khô miệng - Da nóng, khô - Sốt cao - Mắt lờ đờ - Ngủ gà - Yếu chi - Ảo giác - Mất thị lực - Co giật
Nhiễm toan ceton và tăng áp lực thẩm thấu là tình trạng đe dọa tính mạng và người bệnh cần được cấp cứu ngay lập tức, nếu chậm trễ có thể dẫn tới hôn mê và đe dọa tới tính mạng.
Để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm do tăng đường huyết gây ra, bạn có thể sử dụng thêm TPBVSK Hộ Tạng Đường. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0962 326 300 (trong giờ hành chính) để biết thêm thông tin chi tiết
Khi bị nhiễm toan ceton hoặc tăng áp thẩm thấu, bạn không thể điều trị tại nhà mà bắt buộc phải đến bệnh viện. Tại đây, bạn có thể được truyền dung dịch chất lỏng qua đường tĩnh mạch để bù đắp lại lượng nước bị mất, cũng như làm giảm độ nhớt của máu. Nếu kết quả kiểm tra sinh hóa máu thấy giảm nồng độ các chất điện giải như kali, natri, bạn sẽ được bổ sung ngay qua đường truyền.
Khi đã nhập viện, các thuốc đường uống để hạ đường huyết đều phải ngưng sử dụng, mà phải truyền insulin qua tĩnh mạch. Khi các triệu chứng đã ổn định, bác sĩ sẽ chỉ định chuyển sang tiêm insulin dưới da hoặc phối hợp thêm thuốc uống.
Tập thể dục có thể giúp giảm đường trong máu. Tuy nhiên, nếu đo được đường huyết trên 240mg/dL (13mmol/L) và kiểm tra nước tiểu thấy có ceton, bạn không nên tập thể dục, bởi có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.
Kiểm tra lại chế độ ăn để có sự điều chỉnh. Bạn nên ăn ít hơn các thực phẩm nhiều chất bột, đường và tránh tất cả các đồ uống có đường. Nếu những biện pháp trên không giúp ích trong việc kiểm soát đường huyết, bạn có thể được bác sĩ điều chỉnh lại liều lượng thuốc uống hoặc tăng liều thuốc tiêm insulin.
Tập luyện và ăn uống khoa học sẽ giúp kiểm soát đường huyết ở người tiểu đường
Nếu đang phải sử dụng insulin hoặc thuốc điều trị tiểu đường, bạn cần có kế hoạch ăn uống cụ thể (thời gian ăn, lượng thức ăn…). Các thực phẩm trong mỗi bữa ăn cần phải cân đối với insulin hoặc thuốc điều trị.
Kiểm tra đường huyết thường xuyên là cách phát hiện biến chứng tăng đường huyết sớm nhất. Bởi mỗi một người bệnh tiểu đường trong quá trình điều trị đều có một chỉ số đường huyết mục tiêu - mức đường huyết thấp nhất mà cơ thể có thể đáp ứng. Khi đường huyết cao đo được cao hơn mức đường huyết mục tiêu này, bạn cần thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục.
Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ là điều bắt buộc đối với người bệnh tiểu đường để kiểm soát đường huyết.
Trong quá trình sống chung với bệnh tiểu đường, bạn sẽ không tránh khỏi một vài lần tăng đường huyết. Thực ra, tình trạng này không đáng sợ nếu bạn nhận biết được những dấu hiệu sớm và nhanh chóng đưa đường huyết về mức bình thường. Tốt hơn hết, bạn nên giữ liên lạc với bác sỹ điều trị để được hướng dẫn khi cần thiết.
"Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, khả năng kiểm soát đường huyết, sự tuân thủ điều trị, chế độ ăn uống, tập luyện, kiểm soát các bệnh cơ hội, đặc biệt là sự kiên trì trong quá trình sử dụng."
Xem thêm: Kinh nghiệm dùng thảo dược giúp giảm đường huyết, cải thiện biến chứng tiểu đường. Hộ Tạng Đường giá bao nhiêu? Bán ở đâu chính hãng, giá tốt?
Nguồn: http://www.diabetes.org/living-with-diabetes/treatment-and-care/blood-glucose-control/hyperglycemia.html?referrer=https://www.google.com/ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hyperglycemia/basics/prevention/con-20034795