Dùng khổ qua rừng trị tiểu đường: Cẩn thận tiền mất tật mang

Khổ qua rừng có tên gọi quen thuộc là “mướp đắng rừng”. Không chỉ là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, loại rau này còn được biết đến là một trong các thảo dược tốt cho người tiểu đường. Song không phải cứ mua khổ qua rừng về uống là có hiệu quả. Bạn cần biết cách sử dụng khổ qua rừng trị tiểu đường phù hợp với bản thân mình mới tránh được nguy cơ tiền mất tật mang.

Công dụng của khổ qua rừng với người bệnh tiểu đường

Theo một nghiên cứu được thực hiện ở Australia, Trung Quốc và Đức, trong trái khổ qua rừng có chứa 4 bốn hợp chất quan trọng giúp kích hoạt enzyme vận chuyển glucose từ máu vào tế bào. Các enzyme này được gọi là AMPK. AMPK cũng được sản sinh nhiều trong quá trình luyện tập thể dục thể thao. Đây là lý do tại sao các chuyên gia khuyên người bệnh tiểu đường nên vận động thường xuyên

Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn phát hiện thêm trái khổ qua chứa hóa chất charantin giúp làm giảm đường huyết ở thỏ. Các thành phần vicine và polypeptide - P trong khổ qua cũng có vai trò tương tự như lnsulin (hormon chuyển hóa đường).

Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng được công bố trên Tạp chí Journal of Ethnopharmacology, sử dụng khổ qua mỗi ngày có thể làm giảm đường huyết ở người bệnh tiểu đường tuýp 2.

Dùng đúng cách, khổ qua rừng có thể giúp ổn định đường huyết ở người tiểu đường.

Dùng đúng cách, khổ qua rừng có thể giúp ổn định đường huyết ở người tiểu đường.

Dùng khổ qua rừng trị tiểu đường không đơn giản

Nhiều bệnh nhân tiểu đường không hề biết rằng việc sử dụng Khổ qua rừng không đơn giản chỉ là mua về rồi hãm sắc lên uống.

Bác Nguyễn Văn B (Vĩnh Phúc) là một trong số những người bị tiểu đường biết đến tác dụng của Khổ qua rừng. Từ lúc biết mình bị bệnh, bác đã lên mạng mua 3 túi trà khổ qua về uống. “Tôi cứ nghĩ thảo dược thì an toàn, uống bao nhiêu cũng được. Thế nên tôi hãm thật đặc, uống cả ngày mấy cốc lớn thay nước kèm 2 viên Diamicron bác sĩ kê. Ai ngờ đến giữa chiều thì người choáng váng, tay chân nhũn ra. Đo đường huyết còn có hơn 3 chấm”.

Giống như bác B, cô H ở Thái Bình cũng mua viên Khổ qua rừng về uống với mong muốn bệnh tiểu đường của mình được thuyên giảm. Uống ròng rã 3 tháng, đường huyết cũng thấy giảm nhưng tay chân thì vẫn biến chứng tê bì, châm chích như cũ.

Các chuyên gia cho biết, trên thị trường có rất nhiều loại trà khổ qua không rõ nguồn gốc. Bên cạnh đó việc phun thuốc trừ sâu, sử dụng thuốc bảo quản thực vật trong quá trình sản xuất khiến việc sử dụng khổ qua trở nên “lợi bất cập hại”.

Việc sử dụng không đúng liều cũng gây hại không kém. Người bệnh sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến tác dụng phụ hạ đường huyết. Nhất là trong khi đang tiêm insulin hoặc đang sử dụng thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 nhóm sulfonylurea hoặc thiazolidinedione.

Một nhược điểm khác của khổ qua rừng, đó là chỉ giúp hỗ trợ giảm đường huyết, không thể cải thiện vấn đề biến chứng tiểu đường. Mặc dù giảm đường huyết cũng rất quan trọng, nhưng thực tế, một số lượng lớn người bệnh tuy đường huyết đã được kiểm soát rất tốt nhưng vẫn bị biến chứng tiểu đường trên thần kinh, tim, mắt, thận…

Qua nhiều thống kê, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, ổn định đường huyết là đúng nhưng chưa đủ để giúp phòng biến chứng tiểu đường. Sau này, các bằng chứng dần làm sáng tỏ, bản chất tiểu đường là sự tiến triển âm thầm trong nhiều năm, nên ngay tại thời điểm đường huyết tăng cao đã sinh ra nhiều chất oxy hóa. Chúng là nguyên nhân gây viêm mạn tính mạch máu, làm tổn thương tế bào thần kinh, gây ra rối loạn cho tất cả các cơ quan.

Không có tác dụng cải thiện biến chứng tiểu đường là nhược điểm của khổ qua rừng.

Không có tác dụng cải thiện biến chứng tiểu đường là nhược điểm của khổ qua rừng.

Hướng dẫn cách sử dụng khổ qua rừng trị tiểu đường “đúng”

Để ổn định đường huyết, người bệnh có thể sử dụng trà khổ qua vào bữa sáng và bữa tối. Tuy nhiên, không nên hãm quá đặc hoặc uống mà nhịn ăn. Việc mua khổ qua rừng cũng cần có địa chỉ uy tín. Cách tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nhà thuốc để chọn được loại khổ qua rừng chất lượng.

Với những người tiểu đường có biến chứng (tê bì chân tay, ngứa da, mờ mắt…) muốn vừa cải thiện biến chứng, vừa ổn định đường huyết, nên tham khảo qua các thảo dược, hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Ví dụ như:

  • Hoài sơn, Alpha lipoic acid: chống oxy hóa mạnh giúp hỗ trợ điều trị biến chứng thần kinh do tiểu đường.
  • Mạch môn: Giúp bảo vệ thận, ngăn ngừa quá trình suy thận do tiểu đường, giúp giảm cholesterol máu, chống xơ vữa mạch máu.
  • Nhàu và Câu kỷ tử: giúp bảo vệ các mạch máu, cải thiện biến chứng tiểu đường trên mắt.

Bên cạnh đó, để khắc phục nhược điểm của hãm sắc trà thông thường là hàm lượng hoạt chất không đảm bảo dẫn đến thời gian phát huy tác dụng chậm, có thể gây hạ đường huyết; người bệnh nên lựa chọn các sản phẩm từ thảo dược được bào chế dưới dạng viên nén, được nghiên cứu với hàm lượng cụ thể.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường được Bộ Y tế cấp phép từ 2008 sẽ là lựa chọn thay thế tuyệt vời thay cho sử dụng trà khổ qua rừng trị tiểu đường. Người bệnh không những đạt được đồng thời cả hai mục tiêu là kiểm soát đường huyết và biến chứng tiểu đường mà cách dùng còn rất đơn giản (dạng viên nén tiện dụng), không gây hạ đường huyết quá mức.

Như vậy, khổ qua rừng trị tiểu đường có cả ưu điểm và nhược điểm. Do đó trước khi lựa chọn, bạn hãy cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ. Đừng quá lo lắng khi bạn không phù hợp để dùng khổ qua rừng, còn có rất nhiều thảo dược khác cũng giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường.

Xem thêm:

Tài liệu tham khảo: diabetes.co.uk, diabetesselfmanagement.