Chào bạn, Chuối là một loại trái cây phổ biến. Tuy nhiên chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) của chuối khá cao nên không ít người bệnh tiểu đường thắc mắc mình có ăn chuối được không? Ăn như thế nào? Ăn chuối luộc, chuối sứ, chuối chín hay chuối xanh thì tốt?
Nếu biết ăn đúng cách, đúng lượng, người tiểu đường hoàn toàn có thể ăn chuối mà không lo tăng đường huyết. Chưa kể đến trái cây này lại là một nguồn cung cấp phong phú các loại các loại vitamin và khoáng chất rất có lợi cho sức khỏe. Chúng bao gồm chất xơ, vitamin B6, vitamin C và kali… giúp kiểm soát cân nặng, ổn định huyết áp, giảm nguy cơ phát triển của các bệnh tim mạch và tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể.
Chỉ số đường huyết của chuối rất khác nhau, phụ thuộc vào độ chín của quả. Một quả chuối chín có chỉ số đường huyết trung bình là khoảng 60, trong khi đó chỉ số này của 1 trái chuối xanh chỉ khoảng 40. Do đó, sẽ khôn ngoan hơn khi bạn cho bác ăn những trái chuối ương thay vì các trái đã chín già.
Ngoài việc chọn loại chuối, khi cho bác ăn loại trái cây này bạn cũng cần lưu ý một số điểm khác như:
– Nên ăn cách xa bữa ăn. Nếu ăn cùng bữa ăn thì cần đảm bảo bữa ăn ít chất đường và tinh bột (cơm, bún, miến, phở…).
– Mỗi ngày chỉ nên ăn 1 quả chuối tiêu, chuối sứ nhỏ (dài không quá 15 cm) chia làm 2 – 3 lần ăn, sao cho kích thước mỗi lần nắm trọn trong lòng bàn tay
– Không ăn chuối cùng với các loại bánh kẹo hay nước ngọt.
– Người bệnh tiểu đường nếu có biến chứng trên thận, hoặc đang sử dụng các thuốc lợi tiểu giữ kali không nên ăn chuối vì chuối chứa nhiều Kali và Natri, có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Chia sẻ cách trị tiểu đường hiệu quả: đường huyết ổn định, không lo biến chứng
Như vậy, người bệnh tiểu đường có thể ăn chuối. Miễn là bạn cho bác ăn đúng loại, đúng lượng như hướng dẫn thì đường huyết của bác sẽ không bị tăng cao.
Nếu muốn được tư vấn thêm, hãy gọi cho chúng tôi theo số 0936.057.996
Chúc gia đình bạn sức khỏe! Thân mến!