Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Cần chú ý chỉ số gì đối với các xét nghiệm của bệnh tiểu đường

    Hiện nay tôi 30t vừa phát hiện bị tiểu đường tuy2 ĐH: 17,08mmol/l lúc 7h sáng ngày 7/11. HbAc1: 10,02 mmol/l. Protein nước tiểu 100mg/dL 2+, Glucose nước tiểu 1000mg/dL 3+, Ketone: 80mg/dL, Axit Ascorbic: 10mg/dL. Siêu âm ổ bụng mọi thứ bình thường chỉ gan nhiễm mỡ độ 1. Sau khi nhận kết quả này từ Medlatec thì chỉ được bác sĩ kê đơn thuốc: Diamicron 60 1 liều trước ăn sáng và Glucophage 500: 2v sau ăn tối, dặn dò sơ bộ về ăn uống. (liệu có được ăn no với mì, bún, miến một bữa hay phải giảm ăn..). Với kết quả này có thực sự nghiêm trọng sau khi đã dùng thuốc và liệu có biến chứng gì không?
    Icon
    Trường hợp của anh có mấy thông số cần lưu ý:
    Glucose máu lúc đói = 17,08 mmol/L
    HbA1C : 10,02%
    Nồng độ insulin : 8,08 Trong nước tiểu : Có protein vi niệu
    Glucose niệu 1000mg.dl
    Có keton nước tiểu : 80 mg/dl Những thông số này rất cao, nếu không được điều trị tích cực sẽ bị nhiều biến chứng của đái tháo đường gây ra. Anh nên đến bệnh viện để được điều trị thích hợp.
    GS. TS Thái Hồng Quang.
  • Icon

    Bị đái tháo đường, hai chân yếu, đi lại khó khăn điều trị thế nào

    Mẹ tôi, năm nay 79 tuổi đã bị bệnh đái tháo đường 3 năm và bà cũng bị tai biến 1 lần cách đây 3 năm. Hiện nay đã hồi phục tốt,nhưng cách đây 1 tuần, 2 chân của bà bị yếu, đi lại chậm chạp, khó khăn, có lúc tưởng gần như bị khuỵ xuống và chân phải yếu và đau nhiều hơn chân trái, đau từ đầu gối trở lên trên vùng thắt lưng. Mỗi ngày bà đều uống thuốc ngừa tai biến và đái tháo đường của bác sĩ BV 115 thành phố HCM. Như vậy, tình trạng bệnh của mẹ tôi bây giờ phải chữa trị ra sao, kính mong được sự giúp đỡ của Bác sĩ.
    Icon
    Chào chị
    Các dấu hiệu mẹ chị gặp phải (chân tay yếu, đi lại chậm chạp...) rất có thể là hậu quả của 1 cơn tai biến thoảng qua và có sự kết hợp của biến chứng thần kinh do đái tháo đường. Do đó, chị cần sớm đưa bác tái khám tại bệnh viện để kiểm tra các vấn đề sau: 
    - Đường huyết và HbA1c của bác như thế nào? trong những tháng qua có thực sự ổn định? Bởi lẽ theo độ tuổi của bác, việc kiểm soát đường huyết sẽ càng khó khăn hơn. Thuốc điều trị có thể phát huy hiệu quả tại thời điểm trước nhưng hiện tại có thể giảm tác dụng.
    - Kiểm tra nguy cơ tái tai biến. Nếu bác có mỡ máu, huyết áp cao thì phải dùng thuốc để điều trị. Điều này vừa giúp giảm nguy cơ tai biến vừa hạn chế biến chứng tim mạch do đái tháo đường gây ra.
    - Kiểm tra biến chứng thần kinh do tiểu đường. Nếu có biến chứng thần kinh thì bác sẽ được kê một số thuốc giảm triệu chứng, thuốc giảm đau phù hợp. Bên cạnh đó, chị có thể tham khảo cho bác dùng thêm những thực phẩm bảo vệ sức khỏe (tpbvsk) ngừa biến chứng như tpbvsk Hộ Tạng Đường. Tpbvsk Hộ Tạng Đường kết hợp cùng thuốc điều trị sẽ giúp bác phòng ngừa biến chứng đái tháo đường trên tim mạch, trên não tốt hơn, đặc biệt là hỗ trợ cải thiện biến chứng thần kinh do đường huyết cao gây ra. Dưới đây là chia sẻ của một số người bệnh về tpbvsk Hộ Tạng Đường, bạn có thể tham khảo:
    https://www.youtube.com/watch?v=szWUrMJ5q6A&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU&index=5
    Chúc bạn và bác sức khỏe!
  • Icon

    Bị tiểu đường 15 năm, đã bị biến chứng nặng nề. Hỏi phác đồ điều trị tốt nhất

    Tôi bị tiểu đường 15 năm, đã bị hỏng 2 bên mắt 5 năm, suy tim độ 4 và suy thận độ 3. Chân tay tôi hiện nay mất cảm giác đi hoặc đứng phải có điểm tựa thì với vững được, ù tai thường xuyên. Tôi ở viện nhiều hơn ở nhà và thường xuyên phải sử dụng thuốc tiêm. Cho tôi hỏi phác đồ điều trị tốt nhất cho trường hợp của tôi là như thế nào vì tôi ăn được rất ít nếu ăn nhiều vô là mệt, uống sữa vào là bị đi lỏng.
    Icon
    Hiện tại tình trạng bệnh của anh rất nặng. Anh đang gặp phải biến chứng do đái tháo đường trên hầu hết các cơ quan nội tạng dẫn đến những tổn thương rất nặng nề: suy thận, suy tim, mù lòa do bệnh lý võng mạc.. . Trong trường hợp này để được điều trị tốt nhất, anh cần được khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa, dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sỹ - GS.TS Thái Hồng Quang
  • Icon

    Tiểu đường 7 năm. Dùng thuốc có tác dụng phụ bị táo bón

    Mẹ tôi 85 tuổi bị tiểu đường 7 năm nay. Hiện đang tiêm Insulin ngày 2 lần (27ui/ngày). Khoảng hơn 1 tháng nay thường xuyên bị táo bón có khi 5-6 ngày không đi đại tiện. uống duphalac ngày 2 gói nhưng không thấy tác dụng mấy, khi đó phải uống thuốc nhuận trường mới xổ ra được, nhưng sau đó lại bị lại. Xin giáo sư cho biết dùng thuốc gì, cách điều trị như thế nào. Xin cám ơn giáo sư!
    Icon
    Bà 85 tuổi và 7 năm  nay đã dùng insulin, nếu dùng insulin, kiểm soát tốt thường ít gây ra biến chứng vì đường máu đã được đưa về bình thường. Bà 85 tuổi, nhu động ruột kém đi, khiến cho việc tiêu hóa cũng như  tống thức ăn ra ngoài bị rối loạn, do vậy dễ gây táo bón ở người già. Đái tháo đường gây rối loạn thần kinh TW, ngoại vi, thực vật, và ảnh hưởng đến việc co bóp của ruột, nên nếu đái tháo đường kiểm soát không tốt có thể gây táo bón. Tuy nhiên bà đã dùng insulin, tức là đường máu bình thường, thì có thể bà bị táo bón là do tuổi già dẫn đến rối loạn nhu động ruột, chứ không phải là biến chứng của đái tháo đường. Để hạn chế tình trạng này, bà nên thường xuyên xoa bụng theo chiều kim đồng hồ, ngược kim đồng hồ nhằm kích thích ruột hoạt động cho tốt. GS. Thái Hồng Quang
  • Icon

    Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường

    Tôi muốn hỏi về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường như thế nào thì phù hợp?
    Icon
    Chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân tiểu đường:
    - Protein: Lượng protein lý tưởng là 0,8g/kg thể trọng/ngày đối với nguời lớn. Khẩu phần có lượng protein quá nhiều là không cần thiết và còn có hại đối với bệnh nhân có bệnh lý thận sớm.
    - Lipid: Tỷ lệ lipid không nên quá 25%-30% tổng số năng lượng. Lượng cholesterol chỉ dưới 250mg/ngày. Việc kiểm soát chất béo cũng giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
    - Glucid: tỷ lệ glucid chấp nhận được là 50%-60% tổng số năng lượng. Nên sử dụng các glucid phức hợp như gạo, khoai củ, hết sức hạn chế đường đơn.
    - Vitamin và các yếu tố vi lượng: Cần đảm bảo đủ các yếu tố vi lượng (sắt, iod,…), vitamin. Các loại này thường có trong rau quả tươi.
    - Chất xơ: Nên ăn nhiều thức ăn có sợi xơ (cellulose) có nhiều trong rau quả, gạo không giã kỹ, bánh mỳ đen,… có tác dụng chống táo bón, làm chậm lại quá trình hấp thu glucose, cholesterol, triglyceride sau bữa ăn.
    - Muối ăn (muối Na): Không cần kiêng muối Na, nhưng không nên dùng quá 6g/ngày. Người tăng huyết áp không nên dùng quá 4g/ngày.
  • Icon

    Tiểu đường phải sử dụng thuốc tiêm: Có phải bệnh đã nặng lên?

    Tôi bị tiểu đường 14 năm đường huyết không ổn định, lúc 14 mmol/l, lúc 7 mmol/l (kiểm tra lúc đói). Trước đây tôi sử dụng thuốc uống, nhưng lần tái khám gần đây nhất bác sĩ chuyển sang cho tôi dùng thuốc tiêm. Cho tôi hỏi khi sử dụng thuốc tiêm có phải bệnh đã nặng rồi không?
    Icon
    Đường huyết của bác rất cao, và tăng giảm rất thất thường, cho thấy bác không đáp ứng với thuốc điều trị là thuốc uống (nguyên nhân có thể do bác đã bị đề kháng insulin). Nên bác sĩ đã phải chuyển sang điều trị với thuốc tiêm để giúp kiểm soát đường huyết của bác tốt hơn.
    Ngoài ra, bác đã bị tiểu đường 14 năm, việc sử dụng thuốc uống một thời gian dài như vậy sẽ gây ra rất nhiều tác dụng phụ trên gan và thận, nên có thể bác sĩ đã chuyển sang dùng thuốc tiêm để giúp bác giảm bớt được các tác dụng không mong muốn này.
  • Icon

    Tiểu đường typ 2 bị mỏi khi đứng lên ngồi xuống, chảy máu răng

    Tôi bị tiểu đường typ 2. Hiện tại, khi đứng dậy ngồi xuống tôi rất mỏi, đánh răng hay bị chảy máu. Bác sĩ cho tôi hỏi biểu hiện của tôi nguyên nhân do đâu và tôi nên uống thuốc gì để cải thiện tình trạng này?
    Icon
    Chào bác Đỗ Văn Phúc,

    Biểu hiện của bác có thể là do bác đã bị biến chứng của bệnh tiểu đường trên xương khớp, làm lắng đọng collagen ở khớp, gây khó khăn mỗi khi vận động hoặc thay đổi tư thế. Đồng thời bác còn có biểu hiện của biến chứng nhiễm trùng trên răng lợi, đây là biến chứng rất hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường, gây viêm lợi, viêm quanh chân răng, rụng răng, mất răng,... Bác nên thường xuyên vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn, có thể sử dụng các loại nước xúc miệng, hoặc nước muối ấm pha loãng. Đồng thời định kì đến bác sĩ nha khoa để kiểm tra, chăm sóc răng miệng, lấy cao răng, chấm thuốc để chống tụt lợi, và có thể dùng thêm kháng sinh khi cần thiết.
    Chúc bác mạnh khỏe,
    Thân.
  • Icon

    Viêm đường tiết niệu có phải biến chứng của tiểu đường

    Tôi bị tiểu đường 3 năm, hiện tại đường huyết tương đối ổn định. Thời gian gần đây thường xuyên tiểu buốt, đi khám bác sỹ cho biết bị viêm đường tiết niệu, đã điều trị kháng sinh vài tuần nhưng chưa khỏi. Hỏi đó có phải là biến chứng do tiểu đường không?
    Icon
    Chào bạn,

    Viêm đường tiết niệu thường do các loại vi khuẩn gây nên. Vi khuẩn có thể thâm nhập trực tiếp vào đường tiết niệu, hoặc qua sinh hoạt tình dục... Ngoài ra có một số yếu tố nguy cơ khác như: một số bệnh lý gây tắc nghẽn đường ra của nước tiểu (sỏi, u xơ tiền liệt tuyến), uống ít nước, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường… Viêm đường tiết niệu không phải là biến chứng của tiểu đường, đó là tình trạng nhiễm trùng. Nhưng với người mắc bệnh tiểu đường thì đường trong máu cao là cơ hội cho vi khuẩn phát triển nhanh và mạnh hơn (do làm ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể cũng như làm giảm khả năng vận chuyển oxy và dưỡng chất đến nuôi dưỡng tổn thương). Vì vậy khi bị mắc nhiễm trùng, người bệnh tiểu đường sẽ gặp khó khăn hơn trong điều trị. Hiện tại anh sử dụng kháng sinh dài ngày mà bệnh chưa dứt, anh cần tái khám để được các bác sỹ thay đổi thuốc điều trị phù hợp hơn (sử dụng kháng sinh dựa theo kết quả làm kháng sinh đồ). Song song với việc sử dụng thuốc anh cũng cần kiểm soát đường huyết tốt, uống nhiều nước trong ngày để làm tăng hiệu quả điều trị.
    Chúc bạn mạnh khỏe,
    Thân.