Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Đường huyết 4.9 - 6.0 mmol/l có còn mắc tiểu đường không?

    Cho tôi hỏi .tôi đi kham bênh chi sô đuong huyet luc đau là 6.7 hba1c5.4.bac si keu toi an kieng mot thang xet nghiem lai 7.2.bac si chan đoan toi roi loạn dung lap đương. Va cho toi uong 1000mg chia lam 2 lan sang toi.sau mot thang chi so đuong huyet la 4.9 va6.0.xin bac si cho loi khuyen
    Icon
    Chào bạn,
    Có thể thấy chỉ số đường huyết của bạn đang được kiểm soát khá tốt nhưng không có nghĩa là bạn đã khỏi bệnh tiểu đường. Để duy trì được đường huyết như vậy là sự phối hợp của nhiều yếu tố: chế độ ăn, tập luyện và dùng thuốc. Vì vậy, trước mắt bạn cứ yên tâm điều trị theo chỉ định của bác sỹ, không nên tự ý bỏ thuốc vì sẽ khiến đường huyết tăng cao trở lại và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
    Ngoài ra, bạn cần lưu ý thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh, từ đó các bác sỹ sẽ điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp giúp kiểm soát đường huyết tốt, ngăn ngừa biến chứng để chung sống khỏe mạnh với bệnh tiểu đường, bạn có thể đọc thêm:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/cach-on-dinh-duong-huyet-cai-thien-bien-chung---de-chung-song-voi-benh-tieu-duong.html
    Thân mến!
  • Icon

    Cách làm giảm đau nhức xương khớp do biến chứng tiểu đường

    Mẹ em năm nay 55 tuổi bị bệnh tiểu đường cũng lâu, dùng thuốc đều đặn, ăn uống kiêng khem nhưng lượng đường vẫn cao khoảng 8.7 mmol/l. Ban đêm thì chân lại đau phải ngâm nước nóng và xoa bóp trước khi ngủ, nhưng vẫn thấy bứt rứt khó ngủ. Vậy làm sao để khắc phục được cơn đau nhức này?
    Icon
    Chào bạn,
    Muốn điều trị có hiệu quả bệnh lý đau nhức xương khớp do đái tháo đường thì vấn đề kiểm soát tốt đường huyết có ý nghĩa quyết định bởi vì nồng độ đường huyết cao chính là nguyên nhân trực tiếp gây nên nhiều biến chứng tiểu đường. Nếu không kiểm soát tốt đường huyết, các triệu chứng tổn thương thần kinh ngoại vi, tổn thương mạch máu sẽ xuất hiện trở lại.
    Theo những thông tin mà bạn chia sẻ có thể thấy đường huyết của mẹ bạn chưa được kiểm soát tốt. Nguyên nhân có tình trạng này có thể là do liều dùng thuốc không đủ, tình trạng đề kháng insulin tiến triển hoặc do chức năng tuyến tụy của bác bắt đầu bị suy kiệt, chế độ ăn bất hợp lý,… Vì vậy, bạn nên sắp xếp thời gian đưa bác đến chuyên khoa nội tiết để khám lại, điều chỉnh liều thuốc hoặc chế độ ăn uống cho phù hợp nhằm hạ đường huyết và kiểm soát tốt đường huyết ở giới hạn cho phép. Ngoài ra, kết hợp dùng thêm sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường như Tpcn Hộ Tạng Đường cũng là một lựa chọn khá thích hợp cho mẹ bạn ở thời điểm hiện tại. Với thành Alpha Lipoic Acid (chất chống OXH mạnh có tác dụng hạn chế khả năng ức chế phân huỷ Glycogen và giảm sinh Ceton, làm giảm cơn đau ở hai chân nhất là về đêm), kết hợp với các thảo dược như Mạch môn, Hoài sơn, Nhàu, Câu kỷ tử vừa giúp ổn định đường huyết tự nhiên,vừa cải thiện các biến chứng hiện tại, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường tiến triển nặng lên. Hiệu quả tốt nhất nếu sử dụng duy trì từ 3 – 6 tháng.
    Rất nhiều người bệnh tiểu đường tuýp 2 lâu năm như mẹ bạn đã sử dụng sản phẩm và cho kết quả khả quan, bạn có thể xem thêm câu chuyện của họ:

    Chúc bác chóng khỏe!
  • Icon

    Tiểu đường túyp 2, đường huyết ổn định có cần dùng thuốc nữa không?

    Tôi năm nay 62 tuổi, phát hiện tiểu đường từ cuối năm 2016, đường huyết lúc đói là 8.4 mmol/l. Bác sỹ cho tôi dùng thuốc hạ đường huyết thì đường huyết ổn định khoảng 5.4 mmol/l. Như vậy tôi còn mắc tiểu đường không? Có cần phải dùng thuốc nữa không?
    Icon
    Chào bác!
    Bệnh tiểu đường là một bệnh mạn tính, diễn biến phức tạp, yêu cầu theo dõi và điều trị cả đời. Bệnh không thể khỏi nhưng có thể kiểm soát tốt đường huyết nếu người bệnh tuân thủ điều trị và tránh được các biến chứng tiểu đường nguy hiểm. Có thể thấy chỉ số đường huyết của bác đang được kiểm soát khá tốt nhưng không phải là bác đã hết bệnh tiểu đường.  Để giữ cho đường huyết ổn định như vậy thì thuốc tây đóng một vai trò không nhỏ và bác không được tự ý ngừng thuốc nếu không có chỉ định của bác sỹ điều trị.
    Song song với việc kiểm soát tốt đường huyết bác cũng cần lưu ý đến phòng ngừa biến chứng tiểu đường, làm chậm quá trình tiến triển của biến chứng bằng cách dùng thuốc đúng chỉ định, ăn uống có kiểm soát và tập thể dục thường xuyên. Kết hợp với sử dụng sớm Tpcn Hộ Tạng Đường - sản phẩm chuyên biệt cải thiện biến chứng tiểu đường, ổn định đường huyết với liều 4 viên/2 lần/ngày. Đây thực sự là một lựa chọn an toàn mà nhiều người bệnh tiểu đường như bác đang hướng đến Dưới đây là chia sẻ của người bệnh khi sử dụng sản phẩm Hộ Tạng Đường, bác có thể lắng nghe thêm tại đây:

    Chúc bác sức khỏe!
  • Icon

    Mắc tiểu đường hay bị ngứa có phải biến chứng tiểu đường?

    Ông em năm nay 82 tuổi bị bệnh tiểu đường túyp 2 đến nay cũng hơn 5 năm. Từ năm ngoái ông bắt đầu bị ngứa, có khi ngứa khắp người, da bong vảy, đi khám da liễu và dùng thuốc bôi nhưng không đỡ. Không biết nguyên nhân gây nên bệnh có phải do biến chứng tiểu đường không?
    Icon
    Chào bạn,
    Ngứa da, da khô, bong vảy là một biểu hiện của biến chứng trên da do tiểu đường. Nguyên nhân  của tình trạng này là do đường huyết tăng cao làm tổn thương hệ thần kinh tự chủ, làm giảm tiết mồ hôi, dẫn tới da khô, nứt ở các kẽ da tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển gây ngứa. Để điều trị biến chúng trên da do tiểu đường hiệu quả từ ngoài việc điều trị triệu chứng như dùng các loại thuốc bôi, thuốc uống thông thường thì ưu tiên hàng đầu là phải kiểm soát tốt đường huyết.
    Trước mắt, có một số phương pháp có thể giúp hạn chế tình trạng ngứa da mà ông đang gặp phải:
    - Không gãi mạnh khi ngứa ở các vùng da bị ngứa để tránh gây tổn thương .
    - Kiểm soát đường máu ở giới hạn ổn định cho phép bằng cách chế độ ăn uống, tập luyện và dùng thuốc theo chỉ định. Uống  đủ nước để bổ sung độ ẩm cho da.
    - Nếu xác định ngứa da do nhiễm nấm thì cần dùng thuốc da liễu theo đúng chỉ định của bác sỹ.
    - Sử dụng kem giữ ẩm để da mềm mại nhưng tránh bôi tại các vùng da có có nhiều nếp gấp như kẽ ngón tay, ngón chân…
    - Nên tắm bằng nước ấm, không tắm quá lâu và sử dụng các loại xà bông có độ trung tính nhẹ. Lau khô mình kỹ càng sau khi tắm
    - Không nên sử dụng các chất có tính sát khuẩn mạnh để rửa vết thương.
    Bên cạnh đó, ông bạn có thể dùng sớm sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường như Tpcn Hộ Tạng Đường  với liều 4 viên/2 lần/ngày để cải thiện biến chứng trên da, đồng thời giúp ổn định đường huyết tự nhiên, bền vững. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên sử dụng sản phẩm thường xuyên liên tục tối thiểu 3 – 6 tháng. Dưới đây là chia sẻ của một người bệnh tiểu đường cũng từng bị biến chứng trên da sử dụng sản phẩm cho kết quả tốt, bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây:

    Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
  • Icon

    Mệt mỏi, chán ăn, đám thâm ở tay có phải biến chứng tiểu đường?

    Mẹ tôi bệnh tiểu đường đã lâu, bà 87 tuổi. Cách đây 3 tháng bà mệt mỏi chán ăn, bàn chân trái bị thâm đen, bây giờ tay trái mới xuất hiện 1 đám thâm ở cổ tay giống như các mạch máu bị vỡ. Tuần trước mẹ tôi mệt nên vào bệnh viện khám, bác sĩ nói hạ đường huyết và cho thuốc về nhà uống. nhưng đã hết 1 tuần mà mẹ tôi vẫn mệt mỏi. Xin hỏi bác sĩ trường hợp của mẹ tôi có cần phải nhập viện để được theo dõi và điều trị không? Những biến chứng như vậy có nguy hiểm như thế nào? Tôi rất chân thành cám ơn bác sĩ
    Icon
    Chào chị,
    Với các biểu hiện mà mẹ chị đang gặp phải có thể do biến chứng trên da do tiểu đường hơn nữa với những người tiểu đường lâu năm như mẹ chị thì mắc biến chứng tiểu đường cũng là điều dễ hiểu. Chị đã đưa bác đi bệnh viện nhưng nếu hiện tại sức khỏe của bác vẫn chưa ổn thì chị cần đưa bác quay trở lại bệnh viện để theo dõi kỹ hơn.
    Để hiểu rõ hơn về biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường chị có thể đọc thêm trong bài viết:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/thong-tin-benh/nhung-bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-tieu-duong-va-cach-phong-ngua.html
    Chúc bác chóng khỏe!
  • Icon

    Khô da, nứt nẻ chân tay do biến chứng tiểu đường điều trị thế nào?

    Bố tôi mắc tiểu đường tuýp 2 khoảng 11 năm rồi. Hiện vẫn dùng thuốc bảo hiểm, sức khỏe tốt như lại bị nứt nẻ chân tay, da khô, bong vảy do biến chứng tiểu đường nhưng không biết làm sao để chữa khỏi. Liệu có cách nào hay loại thuốc nào cho lành vết nứt không?
    Icon
    Chào bạn,
    Khô da, dày sừng, nứt nẻ là một trong những biến chứng tiểu đường trên da hay gặp ở bệnh tiểu đường, đặc biệt ở những người mắc tiểu đường tuýp 2 lâu năm như bố bạn.
    Do lượng đường trong máu cao, gây rối loạn chuyển hóa một số chất trong cơ thể, sản sinh ra những gốc tự do gây hại, làm tổn thương hệ thống thần kinh và mạch máu dưới da. Nếu hệ thống thần kinh thực vật bị tổn thương, hoạt động của các tuyến tiết sẽ bị rối loạn. Khi mồ hôi giảm tiết, sẽ càng làm trầm trọng thêm tình trạng khô da ở người bệnh tiểu đường. Da khô sau đó dễ bị nứt, ngứa, bong tróc và có nguy cơ nhiễm trùng rất cao nếu không được điều trị kịp thời.
    Dưới đây là một số lưu ý giúp bác hạn chế và cải thiện được biến chứng này:
    - Tuân thủ đúng chế độ ăn uống, tập luyện và dùng thuốc.
    - Uống nhiều nước. Cơ thể bị mất nước do vậy việc bổ sung nước để duy trì độ ẩm cho da là rất cần thiết.
    - Nếu phát hiện bất kỳ mảng da khô nào trên cơ thể hãy trao đổi ngay với bác sĩ, trước khi để xảy ra tình trạng nứt nẻ. Đặc biệt chú ý không được gãi mạnh khi ngứa ở các vùng da khô, tránh gây thêm những tổn thương không đáng có.
    - Sử dụng kem giữ ẩm để da của mình luôn luôn mềm mại.
    - Nên tắm bằng nước ấm, không tắm quá lâu và sử dụng các loại xà bông có độ trung tính nhẹ. Lau khô mình kỹ càng sau khi tắm nhất là các vùng nách, kẽ bàn chân, bàn tay
    - Có thể dùng một số thuốc bôi nhưng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng chứ không được tự ý  mua thuốc sử dụng.
    Mục tiêu trong điều trị tiểu đường là quản lý tốt biến chứng và đường huyết. Một số sản phẩm Đông y hiện nay đang hỗ trợ biến chứng tiểu đường rất hiệu quả là Tpcn Hộ Tạng Đường. Không như nhiều sản phẩm khác chỉ giảm đường huyết, sản phẩm Hộ Tạng Đường còn giúp kiểm soát biến chứng rất hiệu quả, bạn có thể khuyên bác nên sớm sử dụng. Nhiều người bệnh tiểu đường mắc biến chứng khô da, nứt nẻ sau khi dùng sản phẩm đã cải thiện bệnh, nhưng để đạt hiệu quả tốt nhất thì bác dùng liên tục ít nhất 3-6 tháng với liều ngày 4 viên chia 2 lần, uống cách thuốc khác từ 1-2 tiếng. Để hiểu rõ hơn về hiệu quả của sản phẩm, bạn có thể lắng nghe tâm sự của người bệnh tiểu đường cũng bị biến chứng tương tự như bố bạn nhưng đã sớm cải thiện sau một thời gian sử dụng sản phẩm Hộ Tạng Đường:

    Chia sẻ kinh nghiệm trị biến chứng tiểu đường
    Chúc bố bạn chóng khỏe!
  • Icon

    Tiền tiểu đường điều trị thế nào?

    Tôi mới phát hiện ra mình bị rối loạn dung nạp glucose (tiền tiểu đường) gần 1 năm nay. Lần gần nhất tôi thử nghiệm pháp đường thì đường huyết 2h là 8.9 mmol/l và Hba1c là 6.0%, test nhanh bằng máy đo đường huyết ở nhà buổi sáng từ 6.3 - 7.2 mmol/l nhưng tôi chưa điều trị bằng thuốc tây. Xin hỏi trường hợp của tôi điều trị thế nào?
    Icon
    Chào bạn,
    Hiện tại với chỉ số xét nghiệm bạn cung cấp thì bạn vẫn đang trong giai đoạn tiền đái tháo đường (rối loạn dung nạp glucose) - giai đoạn cửa ngõ của bệnh đái tháo đường type 2. Vì vậy, ngay từ lúc này tuy chưa cần dùng thuốc nhưng bạn cần thực hiện các biện pháp sau để ngăn không cho giai đoạn này tiến triển thành bệnh tiểu đường type 2.
    Đầu tiên, bạn cần thay đổi lối sống bằng cách thực hiện chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh.
    - Nên hạn chế ăn tinh bột, đường có trong cơm trắng, khoai tây, khoai lang, đường trắng, bánh kẹo ngọt… thay vào đó bạn nên sử dụng các thực phẩm có lượng bột đường thấp như gạo lứt; hạn chế ăn mỡ động vật, nên thay bằng dầu thực vật; ăn các loại hoa quả chứa ít đường như táo, lê, cam…tăng cường rau xanh, chất xơ trong bữa ăn.
    - Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ngoài 3 bữa chính thì kèm thêm 2 - bữa phụ, không nên ăn quá no để tránh tăng đường huyết quá mức sau ăn.
    - Kết hợp với chế độ ăn thì tập luyện thể dục để giúp giảm đề kháng insulin, làm giảm đường huyết. Một số môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đi xe đạp, yoga…bạn có thể lựa chọn. Lưu ý là tập đều đặn hằng ngày từ 30 - 45 phút, ít nhất 150 phút mỗi tuần.
    Ngoài những lời khuyên kể trên, việc sử dụng thêm các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên như Mạch môn, Hoài sơn, Nhàu, Câu kỷ tử cũng mang rất nhiều lợi ích trong việc tăng cường sản xuất insulin của tuyến tụy, tăng cường hoạt động của insulin với tế bào, từ đó giúp ổn định đường huyết tự nhiên bền vững, Bạn có thể tìm thấy các loại thảo dược này trong tpcn Hộ Tạng Đường, mỗi ngày bạn có thể sử dụng với liều 4 viên/2 lần/ngày sẽ giúp ngăn sự tiến triển thành bệnh tiểu đường type 2. Sau một liệu trình điều trị từ 3- 6 tháng đường huyết của bạn sẽ ổn định thì bạn có thể giảm liều xuống còn 2 viên/ngày.
    Dưới đây là những thông tin khá bổ ích về chế độ ăn cho người tiền tiểu đường, bạn có thể tìm hiểu thêm:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/tien-tieu-duong-an-gi-de-khong-tro-thanh-benh-tieu-duong.html
    Chúc bạn sức khỏe!

  • Icon

    Tiểu đường tuýp 2, tăng huyết áp có dùng được Hộ Tạng Đường không?

    Mẹ tôi mắc tiểu đường tuýp 2 cũng vài năm rồi, giờ phát hiện thêm bệnh tăng huyết áp vô căn nguyên phát, thiếu máu cơ tim cục bộ thì có phải bệnh nặng thêm không? Có dùng Hộ Tạng Đường được không?
    Icon
    Chào bạn,
    Với bệnh tiểu đường tuýp 2 như của mẹ bạn cộng với các bệnh mắc kèm như tăng huyết áp vô căn nguyên phát, thiếu máu cơ tim cục bộ thì cần phải chú ý hơn về sức khỏe tim mạch. Trước mắt, bác nên dùng thuốc (thuốc tiểu đường, thuốc trị tăng huyết áp, thuốc điều trị thiếu máu cơ tim) theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường để nâng cao hiệu quả điều trị, ngăn ngừa biến chứng sớm của tiểu đường.
    Ngoài ra, với những người tiểu đường mắc tăng huyết áp và các bệnh lý khác về tim mạch cần lưu ý đến chế độ ăn giảm đường, giảm muối và chất béo dưới đây:
    - Nên dùng các loại tinh bột hấp thu chậm có nhiều chất xơ, không chà xát kỹ như gạo lứt, bánh mì đen,...
    - Nên ăn cá ít nhất 3 lần/tuần. Người ăn chay trường có thể bổ sung nguồn đạm từ các loại đậu (đậu phụ, đậu đen, đậu đỏ,... Nếu ăn thịt thì nên ăn những loại thịt trắng như thịt cá, gia cầm, hạn chế những loại thịt đỏ giàu cholesterol,…
    - Nên ăn các chất béo tốt như dầu ô liu, dầu mè, dầu lạc, mỡ cá. Cần tránh các loại dầu mỡ chuyển hóa ( chất béo trans) phát sinh khi ăn thức ăn rán, chiên ngập dầu mỡ, thức ăn chiên rán nhiều lần.
    - Giảm muối trong bữa ăn, với người cao huyết áp nên ăn ít hơn 2,5 g muối mỗi ngày. Trong một số trường hợp cần phải ăn nhạt hoàn toàn.
    - Chất xơ ít nhất 15 gam mỗi ngày. Ăn nhiều chất xơ không chỉ tốt cho tiêu hóa và còn giúp làm chậm hấp thu đường sau ăn. Ăn rau xanh, trái cây giúp cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
    - Tập luyện thể dục thường xuyên, tùy thể trạng có thể tập từ 30 - 60 phút mỗi ngày, với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe...
    - Nên đo đường huyết thường xuyên, giảm cân ( nếu thừa cân, béo phì). Tái khám định kì để được bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh, từ đó sẽ có điều chỉnh phù hợp với tình trạng sức khỏe của mẹ bạn.
    Bạn có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết về chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường trong bài viết sau:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/nguoi-benh-tieu-duong-type-2-nen-an-gi.html
    Chúc mẹ bạn sức khỏe!