Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Tiểu đường bị đau dây thần kinh chân, ngón chân như bị kim châm điều trị thế nào?

    Tôi năm nay 60 tuổi, bị tiểu đường từ năm 2003 đến nay vẫn uống thuốc điều trị hàng tháng do bệnh viện chỉ định loại Dianorm-M 2 viên 1 ngày. Vừa qua xét nghiệm máu chỉ số glucose là 10,83mmol/l; HbAlc là10,1 và Huyết áp 150/90mmHg. Hiện nay tôi có hiện tượng đau dây thần kinh chân phải (dọc phía ngoài chân) từ trên xuống dưới, kèm theo thỉnh thoảng cả 4 ngón chân đau như bị kim châm gây mất ngủ khó chịu. Khi vận động đỡ đau hơn nằm nghỉ. Mong bác sỹ cho lời khuyên. Trân trọng cám ơn.
    Icon
    Chào chú,
    Có thể thấy chỉ số đường huyết hiện tại và chỉ số huyết áp của chú ở mức tương đối cao và chưa đạt mục tiêu điều trị. Đường huyết và chỉ số HbA1c cao làm tăng nguy cơ gặp phải biến chứng tiểu đường đặc biệt là biến chứng thần kinh, biến chứng mạch máu. Thực tế những triệu chứng mà chú đang gặp phải chính là biến chứng thần kinh ngoại biên và mạch máu ở người tiểu đường. Nếu không điều trị và phòng ngừa sớm, biến chứng tiểu đường có thể gây nên những hậu quả khó lường. 
     
    Biến chứng tiểu đường ở chân gây tê bì bàn chân
    Trước mắt, chú cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho phù hợp: ăn giảm tinh bột, cơm, bún, miến, phở, thay bằng gạo lứt, nhiều rau xanh, trái cây ít ngọt (ổi, bưởi chua); không uống nước ngọt có gas, bánh kẹo ngọt, mỡ động vật. Tốt nhất, chú nên sắp xếp thời gian đến chuyên khoa nội tiết thăm khám lại để các bác sỹ có thể điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp nhằm đưa đường huyết về ngưỡng cho phép.
    Đồng thời, chú cũng có thể sử dụng thêm tpcn Hộ Tạng Đường ngày 4 viên chia 2 lần cùng với thuốc điều trị để giúp ổn định đường huyết và hỗ trợ điều trị biến chứng thần kinh đang gặp phải hiện nay, đồng thời phòng tránh các biến chứng khác như suy thận, mờ mắt, nhồi máu cơ tim...
    Dưới đây là những gợi ý giúp chăm sóc bàn chân ở người tiểu đường, chú có thể đọc thêm: http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/huong-dan-nguoi-benh-tieu-duong-cham-soc-ban-chan.html
    Chúc chú chóng khỏe!
     
     
  • Icon

    Nang thận trái 10 mm ở người tiểu đường type 2 có phải biến chứng không?

    chào bác sĩ, tôi bị td typ2 đã 6 năm vừa rồi khám bs nói toi bi lang than trai 10 mm vay co phai bien chung khong ?
    Icon
    Chào anh,
    Tiểu đường là một yếu tố nguy cơ gây tổn thương thận nhưng nang thận không phải là biến chứng của tiểu đường. Nang ở thận thuộc loại lành tính, ít có biểu hiện lâm sàng, thường được phát hiện qua siêu âm, có thể thấy rõ nang rỗng âm, thành nang rõ, mỏng mềm. Là loại nang đơn, thường chỉ ở một thùy của thận, là một bệnh lành tính. Nang này xuất phát từ nhu mô thận, có hình bầu dục hay hình cầu. Kích thước của nang thay đổi từ khoảng 10 mm tới hàng chục cm, thường chỉ có một nang nhưng cũng có khi có vài nang ở một hoặc cả hai thận.
    Nang đơn thận thường tiến triển chậm, ít có biến chứng (chỉ khoảng dưới 3% có thể có các biến chứng: chảy máu trong nang, vỡ nang, nhiễm khuẩn niệu, sỏi thận...). Bệnh có tính chất lành tính và diễn biến âm thầm. Chỉ trong một số trường hợp nang to, gây đau nhiều hoặc có biến chứng mới cần can thiệp. Khi mắc nang thận thì anh cũng không cần quá lo lắng, nếu kích thước nang còn nhỏ, không có triệu chứng gì thì chỉ cần theo dõi định kỳ 6 tháng/lần, uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, dinh dưỡng hợp lý và tập thể dục thường xuyên.
    Chúc anh nhiều sức khỏe!
  • Icon

    Đường huyết 33.3 mmol/l có cao không? Cách nào làm giảm đường huyết tại nhà?

    Bà tôi hơn 83 tuổi bị tiểu đường được hơn 4 năm, sau khi dùng thuốc thì duy trì lượng đường trong máu dưới từ 6.2 đến dưới 10. Nhưng đột nhiên sáng nay tăng vọt lên 33.3 mol. Do điều trị tại nhà nên rất mong tư vấn của bác sĩ: có biện pháp nào giảm lượng đường trong máu xuống ổn định mà k phải đi viện.?
    Icon
    Chào chị,
    Trường hợp của bà đường huyết quá cao bởi vậy gia đình cần đưa bà đến bệnh viện để điều trị ngay, nếu để lâu có thể gây ra hậu quả đáng tiếc. Tình trạng hiện tại không thể giữ bà ở nhà để điều trị mà cần đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị và xử trí kịp thời.
    Thân mến!
  • Icon

    Tại sao sau tập thể dục buổi sáng mà đường huyết lại tăng cao?

    Toi đang bị tiểu đường, đường huyết lúc đói buổi sáng là 6.5 mol nhưng sau khi đi bộ khoảng 40 phút là 7.1 mol và 15 phút sau tăng lên 7.3 mol. Thưa bác sĩ tôi có nên đi bộ buổi sáng không.
    Icon
    Chào anh,
    Thông thường sau một đêm nghỉ ngơi thì đường huyết thường tăng cao vào buổi sáng để chuẩn bị đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động. Khi đường huyết tăng thì cơ thể cũng sẽ tiết ra một lượng insulin nhất định để đưa đường vào tế bào tạo ra năng lượng và đường huyết sẽ dần trở về ngưỡng bình thường.
    Tập thể dục buổi sáng là một hoạt động cần nhiều năng lượng, bởi vậy cơ thể cần đường để tạo ra năng lượng. Nhưng ở người tiểu đường do không có đủ insulin hoặc do đề kháng insulin nên đường huyết không thể hạ xuống ngay lúc đó được như bình thường. Bởi vậy, đây là hiện tượng bình thường và anh không cần quá lo lắng. Anh vẫn cần tập thể dục thường xuyên bởi lẽ tập thể dục không chỉ giúp rèn luyện sức khỏe mà còn giúp tăng nhạy cảm của hormon insulin với tế bào, tăng vận chuyển insulin vào tế bào để tạo năng lượng.
    Thân mến!
  • Icon

    Chỉ số đường huyết 545 mg/dl có phải bị tiểu đường không?

    toi di do duong vao buoi chieu sau khi an va hom truoc toi co uong bia so chi duong cua toi la 545 toi co phai bi tieu duong khong
    Icon
    Chào anh,
    Không rõ giá trị đường huyết của anh như vậy có chính xác không bởi lẽ giá trị này rất cao và thông thường nếu đường huyết cao như vậy thì anh cần phải sớm nhập viện để điều trị. Để hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ anh tham khảo Tiêu chuẩn của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:
    - HbA1c ≥ 6,5% (thực hiện ở phòng Thí nghiệm chuẩn hóa)
    - Đường huyết lúc đói ≥ 126 mg/dL (7 mmol/L) sau một đêm nhịn đói ít nhất sau 8 giờ (≥ 2 lần thử)
    - Đường huyết bất kỳ ≥ 200mg/dL (11,1mmol/L)+ triệu chứng điển hình (tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân)
    - Đường huyết 2 giờ sau uống 75g Glucose ≥ 200mg/dL (≥ 2 lần thử)
    Tốt nhất, anh nên đến bệnh viện để làm lại xét nghiệm đo đường huyết để điều trị kịp thời.
    Thân mến!
  • Icon

    Tiểu đường type 1 và type 2 giống và khác nhau như thế nào?

    Cho hỏi tiểu đường type 1 và tiểu đường type2 giống và khác nhau chổ nào?
    Icon
    Chào bạn,
    Tiểu đường type 1 và type 2 đều đặc trưng bởi tình trạng đường huyết cao hơn ngưỡng bình thường. Điểm khác nhau giữa tiểu đườn type 1 và type 2 là:
    • ĐTĐ typ 1 (do tế bào β của đảo tụy bị phá hủy dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối):
    - Thường xuất hiện ở người trẻ tuổi (
    - Khởi bệnh đột ngột, cấp tính, với những triệu chứng rầm rộ như tiểu nhiều, khát nhiều, gầy nhiều.
    - Điều trị bằng cách tiêm insulin
    • ĐTĐ typ 2 (liên quan đến kháng insulin và rối loạn tiết inslin)
    - Thường gặp ở người lớn tuổi (> 40 tuổi), có liên quan đến yếu tố gia đình (tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường, lối sống, thể trạng béo phì.
    - Bệnh tiến triển chậm, từ từ qua nhiều năm.
    - Điều trị bằng thuốc uống, có thể kết hợp với tiêm insulin ở giai đoạn muộn.
    Bạn đọc thêm bài viết sau để hiểu rõ hơn vể căn bệnh này:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/thong-tin-benh/tong-quan-ve-benh-tieu-duong.html
    Thân mến.
  • Icon

    đường huyết 8.3 mmol/l sau ăn sáng có phải bị tiểu đường không?

    Chào bác sĩ, tôi đi khám và thấy hàm lượng glucose là 8,3 sau khi ăn sáng, vậy Bác sĩ có thể cho tôi hỏi, tôi có bị bệnh tiểu đường không ạ. tôi xin chân thành cảm ơn
    Icon
    Chào bạn,
    Thông tin mà bạn cung cấp chưa đủ để chẩn đoán ĐTĐ, cụ thể về tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường bạn có thể đọc thêm trong bài:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/thong-tin-benh/duong-huyet-va-nguong-gia-tri-an-toan-trong-tung-thoi-diem.html
    Thân mến!
  • Icon

    Đường cho người tiểu đường có tốt không?

    Cho em hỏi, mẹ em sử dụng đừong thuốc mà nấu ăn cho em bé 2 tuổi ăn chung luôn có tác hại cho em bé k ạ?
    Icon
    Chào bạn,
    Đường cho người tiểu đường ngoài vị ngọt thì gần như không chứa giá trị dinh dưỡng gì, hơn nữa dùng nhiều cũng không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vì thế, tốt nhất bạn không nên cho bé dùng những loại đường này.
    Thân mến!