Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Bị tiểu đường kèm tăng huyết áp, điều trị thuốc mà đường huyết không giảm phải làm sao?

    Đường huyết mình đo sáng là 11,7mmol/l, huyết áp hiện tại là 130/90mmHg. Xin hỏi chuyên gia, sao mình điều trị không thấy giảm đường huyết? Thuốc mình đang dùng là insulin chậm, tiêm mãi đường huyết không xuống. Mình đã bị tai biến trước Tết một lần, bây giờ tập luyện trở lại bình thường xin chuyên gia tư vấn cho về thuốc, cách dùng và điều trị thế nào cho tốt. Xin trân trọng cảm ơn!
    Icon
    Chào bạn,
    Đường huyết lúc đói của bạn khá là cao, cho thấy đường huyết đang được kiểm soát kém, dù đã điều trị bằng thuốc tiêm insulin. Đường huyết tăng cao không giảm có thể là do một hoặc nhiều nguyên nhân sau đây:
    1. Do huyết áp cao ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết
    2. Tiêm insulin không đúng kỹ thuật hoặc liều lượng chưa phù hợp
    Bạn xem thêm kỹ thuật tiêm insulin chuẩn trong bài viết sau:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/ky-thuat-tiem-insulin-voi-bom-tiem-thuong.html
    3. Chưa thực sự nghiêm túc trong việc tuân thủ chế độ ăn uống, tập luyện thể dục hàng ngày
    4. Do các yếu tố khác tác động như mất ngủ, lo lắng, căng thẳng, suy nghĩ nhiều...
    Theo như chia sẻ của bạn, bạn đã bị tai biến trước tết, đây là hệ quả của sự kết hợp giữa bệnh tiểu đường và tăng huyết áp. Nếu bạn không kiểm soát tốt cả huyết áp và đường huyết thì sẽ có nguy cơ gặp cơn tai biến tiếp theo trong tương lai, và sẽ nặng hơn lần đầu.
    Bạn xem lại và khắc phục các nguyên nhân kể trên, đồng thời sắp xếp thời gian tái khám để điều chỉnh liều lượng thuốc tiêm insulin nếu cần thiết. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn hãy liên hệ theo đường dây nóng: 0962.326.300 để được giải đáp.
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Đường huyết ổn định có thể dùng Hộ Tạng Đường thay cho thuốc tây không?

    Tôi bị tiểu đường 2 năm, giờ đang uống thuốc tây theo đơn của bác sỹ. Hơn một năm nay, đường huyết trước ăn lúc nào cũng là 6mmol/l, HbA1c là 5,4%. Xin hỏi đường huyết tôi như vậy ổn rồi, có thể dùng Hộ Tạng Đường thay cho thuốc tây không?
    Icon
    Chào bạn,
    Đúng như bạn nói, đường huyết và HbA1c của bạn đang được kiểm soát khá tốt. Sử dụng thuốc tây đóng vai trò quan trọng để bạn giữ được mức đường huyết và HbA1c ổn định như vậy hơn 1 năm nay. Thuốc tây vẫn là nền tảng trong việc điều trị bệnh tiểu đường của bạn. Vì vậy, bạn nên đi khám lại và hỏi ý kiến bác sỹ về việc giảm liều lượng hoặc chuyển loại thuốc, chứ không thể ngừng sử dụng thuốc tây được. Tất cả các loại thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, giúp cho việc điều trị có hiệu quả hơn chứ không thể thay thế được "3 chân kiềng" trong điều trị tiểu đường là thuốc tây + chế độ ăn + tập luyện. Mặc dù đường huyết ổn định nhưng vẫn có nguy cơ cao bị biến chứng tiểu đường, vì vậy bạn hoàn toàn có thể sử dụng sớm sản phẩm Hộ Tạng Đường với liều ngày 2-4 viên chia 2 lần, dùng cách thuốc tây từ 1-2 tiếng để đảm bảo sự hấp thu của mỗi loại. Duy trì sử dụng sản phẩm Hộ Tạng Đường sẽ giúp ổn định đường huyết bền vững và tăng cường chất chống oxy hóa bảo vệ mạch máu và tế bào, phòng tránh biến chứng tiểu đường trên tim, mắt, thận, thần kinh. Bạn có thể xem chia sẻ của nhiều người sử dụng sản phẩm hiệu quả trong video sau:

    Xem chia sẻ kinh nghiệm trị bệnh tiểu đường của ông Trang (Gia Lai)
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Buốt lòng bàn chân về đêm, mờ mắt có phải do biến chứng tiểu đường?

    Xin cho tôi hỏi tôi bị buốt 2 lòng bàn chân về đêm và mắt mờ, có phải do biến chứng tiểu đường không thưa bác sỹ? Tôi bị tiểu đường năm nay là năm thứ 3 rồi, xin bác sỹ tư vấn cho tôi.
    Icon
    Chào bạn,
    Triệu chứng buốt lòng bàn chân về đêm và mờ mắt mà bạn đang gặp phải rất có thể là do biến chứng tiểu đường gây ra. Cụ thể, tê buốt lòng bàn chân là biểu hiện của biến chứng thần kinh ngoại biên, còn mờ mắt là biểu hiện của biến chứng mạch máu nhỏ. Đường huyết tăng cao hoặc không ổn định trong thời gian dài sẽ làm quá trình oxy hóa ở trong cơ thể diễn ra mạnh mẽ và thải ra các gốc tự do, làm tổn thương tới hệ thống mạch máu và các dây thần kinh trong toàn cơ thể và dẫn đến biến chứng tiểu đường.
    - Ngoài tình trạng buốt lòng bàn chân, biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường còn có các triệu chứng khác như tê bì, châm chích, bỏng rát, mất cảm giác bàn chân. Nếu bạn có các triệu chứng này, cần chăm sóc và kiểm tra bàn chân hàng ngày, phát hiện các vết thương ở bàn chân để tránh nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử và phải cắt cụt chi.
    - Mờ mắt chỉ là một trong những biểu hiện của biến chứng mắt, do hệ thống mạch máu nhỏ nuôi dưỡng võng mạc bị tổn thương. Biến chứng của bệnh tiểu đường trên mắt là nguyên nhân chính gây mù lòa ở người bệnh tiểu đường nếu không được điều trị đúng cách.
    Để cải thiện các biến chứng này, trước hết bạn cần giữ cho đường huyết ổn định bằng cách sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ, kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện mỗi ngày.
    - Về chế độ ăn, bạn tham khảo thêm trong bài viết này: http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/loi-khuyen-ve-che-do-an-cho-nguoi-benh-tieu-duong.html
    - Về cách tập thể dục khi mắc bệnh tiểu đường, bạn tham khảo thêm trong bài viết này: http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/5-loi-khuyen-khi-tap-the-duc-trong-benh-tieu-duong.html
    Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng sớm Hộ Tạng Đường - sản phẩm chuyên biệt giúp ổn định đường huyết và cải thiện các biến chứng tiểu đường mà bạn đang gặp phải, sản phẩm có hiệu quả tốt với biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường.
    Thân mến,
  • Icon

    Ngồi thiền một tiếng mỗi ngày có giúp giảm đường huyết?

    Tôi mới phát hiện tiểu đường 5 tháng, được bác sỹ kê thuốc Metformin cho uống. Tôi ngồi thiền 1 tiếng mỗi ngày, xin hỏi ngồi thiền có giúp giảm đường huyết hay không? Cảm ơn nhiều!
    Icon
    Chào bạn,
    Thiền là một trong những phương pháp thư giãn hiệu quả, giúp giảm căng thẳng và đã được chứng minh là có lợi cho việc kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, chỉ ngồi thiền không thôi chưa đủ để kiểm soát bệnh đái tháo đường (tiểu đường) một cách toàn diện, mà cần kết hợp nhiều phương pháp, bao gồm:
    - Tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sỹ: Nếu đã có chỉ định dùng thuốc, bạn cần uống đúng và đủ liều, tái khám theo lịch hẹn của bác sỹ để điều chỉnh thuốc cho phù hợp.
    - Thay đối chế độ ăn phù hợp cho bệnh tiểu đường. Các thực phẩm nên ăn và nên tránh cũng như nguyên tắc ăn uống giúp giảm đường huyết, bạn tham khảo tại đây:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/loi-khuyen-ve-che-do-an-cho-nguoi-benh-tieu-duong.html
    - Tích cực vận động để kiểm soát bệnh tiểu đường, bạn tham khảo hướng dẫn tập luyện cho người tiểu đường tại đây:
    Xem thêm: Người bệnh tiểu đường nên tập luyện như nào?
    - Sử dụng sản phẩm tiểu đường từ thảo dược: Đây được coi là giải pháp an toàn, đơn giản nhưng lại đem đến nhiều lợi ích đáng giá cho người tiểu đường: 


    Đường huyết ổn định tốt hơn, đỡ được ăn uống, vận động khắt khe
    Giảm thiểu suất độ biến chứng tiểu đường trên tim, thận, mắt, thần kinh…

    Bạn có thể tìm hiểu và sử dụng TPBVSK Hộ Tạng Đường để việc chung sống với bệnh tiểu đường trở nên dễ dàng hơn. Đây là một sản phẩm uy tín với hơn 13 năm có mặt trên thị trường. Hiệu quả đã được chứng thực qua nghiên cứu lâm sàng tại Trung tâm điều trị Oxy Cao áp TP. HCM:

    “Nghiên cứu lâm sàng cho thấy, khi kết hợp thành phẩm Hộ Tạng Đường, chỉ số đường huyết, HbA1C men gan, mỡ máu cải thiện rõ rệt. Các biến chứng ít xuất hiện. Đây là điều đáng mừng cho cả bệnh nhân và thầy thuốc”

    Xem thêm: TPCN Hộ Tạng Đường - Ổn định đường huyết, cải thiện biến chứng tiểu đường 
    Hy vọng ngoài ngồi thiền chữa tiểu đường, bạn đã có thêm cho mình những giải pháp hiệu quả khác để cải thiện sức khỏe tổng thể một cách tốt nhất.
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Tim đập nhanh có phải biến chứng tiểu đường?

    Bị tim đập nhanh có phải là biến chứng tiểu đường không thưa bác sỹ? Tôi là nữ, mắc bệnh tiểu đường 4 năm rồi, dạo này đo đường huyết lúc đói 8,1mmol/L, HbA1c 8.0%. Tư vấn cho tôi cách điều trị. Cảm ơn!
    Icon
    Chào chị, 
    Không rõ năm nay chị bao nhiêu tuổi, đã mãn kinh hay chưa? Vì tình trạng tim đập nhanh có thể là do biến chứng tiểu đường, nhưng cũng có thể là triệu chứng của thời kỳ mãn kinh hoặc rối loạn thần kinh tim, cường giáp và một số bệnh khác.
    Nếu tình tạng tim đập nhanh xảy ra khi nghỉ thì đó có thể là dấu hiệu biến chứng thần kinh tự chủ của bệnh tiểu đường. Thường thì biến chứng thần kinh tự chủ của bệnh tiểu đường sẽ có các biểu hiện khác đi kèm theo, chẳng hạn như: Rối loạn tiêu hóa (táo - lỏng bất thường, chậm tiêu, ăn không ngon), rối loạn tiết mồ hôi, tụt huyết áp tư thế đứng, thiếu máu cơ tim... Nếu có các triệu chứng trên, chị nên đi khám chuyên khoa để chẩn đoán chính xác tình trạng của mình.
    Chị tham khảo thêm về biến chứng thần kinh tự chủ của bệnh tiểu đường trong bài viết sau: 
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/thong-tin-benh/phong-ngua-bien-chung-than-kinh-tu-chu-do-benh-dai-thao-duong.html
    Ngoài ra, theo như chia sẻ của chị thì chỉ số đường huyết lúc đói và cả HbA1c đều khá cao. Chị nên đi khám lại để điều chỉnh liều thuốc, loại thuốc nếu cần, đồng thời trong chế độ ăn cần tuân thủ ăn ít chất đường bột, chất béo, ăn nhiều chất xơ, rau xanh và tập thể dục 30 phút mỗi ngày trong ít nhất 5 ngày mỗi tuần.
    Chúc chị sức khỏe!
  • Icon

    Thực đơn tăng cân cho người tiểu đường bị sụt cân nhanh

    Tôi mới bị tiểu đường chưa đầy 1 tháng , xét nghiệm khi đói 7,6mmol/L mà sút 2,5 kg. Vậy tôi muốn tăng cân làm cách nào được bác sĩ, nhờ bác sĩ tư vấn thực đơn cho người tiểu đường cần tăng cân ạ? Nếu tôi uống sữa dành cho người tiểu đường thì có tăng cân được không ạ? Xin cảm ơn.
    Icon
    Chào bạn,
    Sút cân nhanh là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường. Tình trạng này có thể tiếp diễn nếu bệnh không được điều trị hay đường huyết không được kiểm soát tốt. Nếu bị sút cân kéo dài, cơ thể sẽ bị suy nhược, làm giảm khả năng chống chọi bệnh và khiến cho biến chứng tiểu đường xảy ra sớm hơn. Tuy nhiên, có một vấn đề phải cân nhắc khi thay đổi trọng lượng cho người tiểu đường là cân nặng tăng có thể kéo theo đường huyết tăng.

    Khi nào người bệnh tiểu đường nên tăng cân?
    Để biết bạn có bắt buộc phải tăng cân không, bạn nên tính toán chỉ số khối cơ thể BMI. BMI bằng cân nặng (kg) chia bình phương chiều cao (m). Ví dụ: Cân nặng là 60kg, chiều cao 1,65 m thì BMI của bạn sẽ là 60 : 1.65 : 1.65 = 22.03
    Nếu BMI của bạn vẫn nằm trong giới hạn bình thường 18.5 – 22.99 thì chưa nhất thiết phải tăng cân. Dưới giới hạn này, bạn có thể trao đổi với bác sĩ về việc điều chỉnh cân nặng cho mình.

    Bí quyết tăng cân cho người bị tiểu đường
    Để có được cân nặng lý tưởng, trước hết bạn cần điều trị bệnh tiểu đường theo đúng chỉ định của bác sĩ, đồng thời tuân thủ một vài nguyên tắc sau trong ăn uống:
    – Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày: Nên chia thành 5 – 6 bữa nhỏ một ngày thay vì ăn 3 bữa chính. Giữa các bữa ăn, bạn có thể uống sữa cho người tiểu đường, sữa chua hoặc lựa chọn hoa quả ít ngọt như thanh long, dưa chuột, táo, bưởi…
    – Ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng để đảm bảo bạn ăn ít nhưng vẫn đủ chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Ví dụ về các thực phẩm giàu dinh dưỡng mà người tiểu đường nên ăn là thịt nạc, đậu phụ, các loại hạt…
    – Không uống nước trước bữa ăn vì uống nước sẽ khiến bạn ăn ít đi.
    – Chọn đúng loại tinh bột: Mặc dù ăn nhiều tinh bột giúp tăng cân nhanh, nhưng các thực phẩm này có thể gây tăng đường huyết và khiến cho việc kiểm soát bệnh trở nên khó khăn hơn. Bạn nên các loại thực phẩm ít gây tăng đường huyết như gạo lứt, đậu đỗ, rau xanh…
    – Ăn chất béo có lợi: Chất béo là nhóm thực phẩm giàu calo nhất, nên bạn có thể tăng cân nhanh chóng nếu ăn nhiều chất béo. Tuy nhiên, bạn nên tránh các chất béo có hại (trong đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn…) mà thay vào đó nên ăn chất béo bão hòa đơn và chất béo bão hòa đa có trong: Dầu ô liu, dầu hạt cải, quả bơ, đậu phộng, hạt điều, bơ hạnh nhân…

    Việc tập thể dục hàng ngày giúp bạn không bị tăng cân quá mức. Các bài tập như đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội… vừa giúp tăng cân an toàn vừa giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
    Bạn có thể tham khảo một số bài viết chi tiết sau về chế độ ăn uống và tập luyện dành cho người bệnh tiểu đường:
    ● Thực đơn cho người tiểu đường: Món ngon áp dụng cả tuần
    ● 5 lời khuyên khi tập thể dục trong bệnh tiểu đường
    Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết như TPBVSK Hộ Tạng Đường. Mặc dù không trực tiếp ảnh hưởng đến cân nặng của bạn, nhưng khi đường huyết ổn định, bạn cũng dễ dàng có được trọng lượng khỏe mạnh hơn.
    Thông tin đến bạn:
    TPBVSK Hộ Tạng Đường với sự kết hợp của 4 thảo dược quý: Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn là giải pháp hỗ trợ chữa tiểu đường hiệu quả được nhiều người tin dùng từ 2008. Theo đó, người bệnh có thể nhận thấy những lợi ích sau:
    ● Hạ và ổn định đường huyết dễ dàng, giảm tình trạng mệt mỏi, khát nhiều, gầy sút cân nhiều, ở người tiểu đường
    ● Cải thiện hàng loạt các biến chứng tiểu đường: Tê bì tay chân, mờ mắt, tiểu đêm, khô ngứa và bong tróc da, rối loạn cương…
    ● Giảm nguy cơ suy thận, đột quỵ, mù lòa, đoạn chi, nhồi máu tim
    Bạn tham khảo thêm kinh nghiệm chữa tiểu đường từ những bệnh nhân khác thông qua video sau:

    Chia sẻ kinh nghiệm chữa tiểu đường từ người bệnh
    Mọi băn khoăn cần giải đáp về bệnh tiểu đường hoặc về sản phẩm Hộ Tạng Đường, bạn vui lòng gọi dược sĩ chuyên môn theo số:

    >>> Xem thêm: Hộ Tạng Đường: Công dụng, nguồn gốc xuất xứ và những thông tin bạn cần biết

    Việc tăng cân cho người bệnh tiểu đường là cả một quá trình. Nếu bạn gặp khó khăn, hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hỗ trợ.
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Người bệnh tiểu đường có cần bổ sung protein hay không?

    Chuyên gia cho tôi hỏi, bệnh tiểu đường có liên quan đến sự thiếu hụt protein hay không? Người tiểu đường có cần bổ sung protein không, nếu có thì tại sao và bổ sung như thế nào?
    Icon
    Trả lời:
    Chào bạn,
    Rối loạn chuyển hóa đường không chỉ là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường (đái tháo đường) mà còn dẫn đến một loạt rối loạn chuyển hóa các chất khác, bao gồm chất đạm (protein) và chất béo (lipid). Bên cạnh đó, chế độ ăn uống kiêng khem làm cho người tiểu đường rất dễ bị thiếu hụt protein và các dưỡng chất khác.
    Mặc dù vậy, việc người tiểu đường có nên bổ sung protein hay không tùy thuộc vào nhu cầu của cơ thể có thiếu hụt dinh dưỡng hay không, tức là chỉ sau khi xác định là thiếu chất mới cần dùng chế phẩm bổ sung. 
    Ngoài ra, một số chế phẩm bổ sung protein cũng có thể gây ảnh hưởng đến chức năng thận vì thế, người bệnh tiểu đường cần bổ sung chế phẩm dinh dưỡng như thế nào, liều lượng bao nhiêu, thì cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị, chứ không nên tự ý sử dụng. 
    Về cơ bản nếu có thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể bằng chế độ ăn uống hợp lý thì có lẽ chưa cần thiết phải dùng thêm chế phẩm bổ sung.
    Xem thêm:
    8 loại trái cây tốt nhất cho người tiểu đường
    Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Thực đơn tốt nhất cho người tiểu đường
    Thân mến!
  • Icon

    71 tuổi mới phát hiện mắc biến chứng tiểu đường thì làm thế nào?

    Mẹ tôi 71 tuổi bị biến chứng tiểu đường mới phát hiện xin tư vấn dùm tôi?
    Icon
    Chào anh,
    Trường hợp của bác tuổi cũng đã khá cao và mắc tiểu đường nhưng không rõ đường huyết của bác bao nhiêu? Các biến chứng mà bác đang gặp phải là gì? Anh có thể chia sẻ thêm thông tin để chúng tôi tư vấn cho bác kỹ hơn.
    Điều quan trọng trước mắt vẫn là thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tập thể dục đều đặn. Để hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường và những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường anh đọc thêm trong bài:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/thong-tin-benh/bien-chung-cua-benh-tieu-duong-nhung-he-luy-tren-toan-co-the.html
    Thân mến!