Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Đường huyết 8,5 mmol/l sau khi sốt cao có phải bị tiểu đường?

    Tôi 45 tuổi, bị sốt cao cách hôm thử máu 1 ngày. Kết quả xét nghiệm: chỉ số đường huyết lúc đói 8,5 mmol/l. Như vậy có cao không? Có bị tiểu đường không?
    Icon
    Chào bạn
    Chỉ số đường huyết lúc đói của bạn đang ở mức cao nhưng chưa đủ để chẩn đoán tiểu đường. Ngoài ra, việc sốt cao trước khi thử máu cũng có thể làm kết quả xét nghiệm bị sai lệch. Để biết chính xác bản thân có mắc bệnh hay không, bạn nên tới bệnh viện xét nghiệm lại. Nếu kết quả 2 lần đo đường huyết lúc đói đều từ 7 mmol/l trở lên (khoảng cách giữa 2 lần xét nghiệm từ 1 – 7 ngày) thì bạn đã bị tiểu đường.
    Chúng tôi cũng lưu ý thêm, dù kết quả của bạn có đủ để kết luận tiểu đường hay không, việc đường huyết 8,5 mmol/l cũng là một dấu hiệu cảnh báo bạn cần thực hiện một lối sống lành mạnh hơn bao gồm:
    - Tăng cường tập luyện: mỗi ngày bạn nên dành 30 phút đi bộ, đạp xe, chạy bộ hay bất cứ bài tập thể dục nào bạn yêu thích.
    - Ăn các thực phẩm lành mạnh: Rau xanh, chất xơ, tinh bột có chỉ số đường huyết thấp (gạo lức, yến mạch nguyên hạt…), chất béo không bão hòa (dầu thực vật, mỡ từ cá, hải sản…)
    Bạn có thể tham khảo sử dụng thêm tpbvsk Hộ Tạng Đường. Nhờ tác dụng bảo vệ chức năng tuyến tụy và giảm hấp thu đường vào máu, Hộ Tạng Đường giúp bạn đưa đường huyết về giới hạn bình thường tốt hơn.
    Chúng tôi gửi thêm bạn bài viết về cách lựa chọn thực phẩm lành mạnh qua chỉ số đường huyết GI để bạn tham khảo:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/gi---chi-so-duong-huyet-cua-thuc-pham.html
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Tiểu đường tuýp 2, đường huyết 15,2 có sao không?

    Cho em hỏi tiểu đường 2 15.2(tk) là sao và trường hợp này có sao không thưa bác sĩ
    Icon
    Chào bạn.
    Thông tin bạn cung cấp có nghĩa là bạn đã mắc tiểu đường tuýp 2 và chỉ số đường huyết là 15,2 mmol/l. Mặc dù chưa rõ chỉ số này được đo tại thời điểm lúc đói hay lúc no, tuy nhiên con số này đang rất cao. Bạn cần sớm có giải pháp để giảm đường huyết.
    Hiện nay, để kiểm soát đường huyết cho người bệnh tiểu đường tuýp 2, có 3 phương pháp chính:
    - Thay đổi chế độ ăn: chia nhỏ bữa ăn, giảm chất bột đường (cơm, bún, miến, kẹo, bánh ngọt...), tăng rau xanh, chất xơ...
    - Tăng cường hoạt động thể chất: Tuy nhiên, khi đường huyết cao như vậy bạn không nên tập quá gắng sức tránh kích thích cơ thể phân hủy nhiều mỡ gây nhiễm toan ceton.
    - Dùng thuốc: Bạn cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ, cố gắng dùng đúng liều, đúng thời điểm và theo dõi đường huyết thường xuyên. Nếu 15,2 là đường huyết đo lúc đói, rất có thể, bạn sẽ phải tiêm lnsulin.
    Đường huyết của bạn đang rất cao đồng nghĩa với việc nguy cơ gặp biến chứng sẽ cao hơn. Bạn nên cân nhắc dùng thêm tpbvsk Hộ Tạng Đường. Không chỉ giúp bạn phòng ngừa hiệu quả các biến chứng, Hộ Tạng Đường còn giúp bạn tăng hiệu quả ổn định đường huyết, đặc biệt khi phải tiêm lnsulin. Bạn có thể xem thêm đánh giá của người bệnh về Hộ Tạng Đường qua video sau:
    https://www.youtube.com/watch?v=xNNSrPWHI5s
    Chúng tôi gửi thêm bài viết chi tiết về chế độ ăn để bạn tham khảo:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/loi-khuyen-ve-che-do-an-cho-nguoi-benh-tieu-duong.html
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Biến chứng xương khớp do tiểu đường điều trị ra sao?

    Mẹ tôi bị tiểu đường, đã có biến chứng xương khớp thì điều trị như thế nào? Tôi nghe nói bạn tập
    Icon
    Chào bạn
    Hiện tại, bạn nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ bởi đường huyết của bác gái đang ở mức rất cao. Sau khi tình trạng sức khỏe của bác đã ổ định, khi chăm sóc tại nhà để ngăn biến chứng tiến triển nặng, bạn cần lưu ý các điểm sau:
    - Chế độ ăn: ngoài giảm thiểu các thực phẩm nhiều chất bột như cơm, bún, miến, phở, ăn tăng rau xanh, bạn cần chú ý cho bác ăn giảm dầu mỡ, hạn chế đồ chiên rán, các thức ăn nhiều cholesterol (phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng...), ăn giảm muối...
    - Tập luyện: nên tập với cường độ vừa phải, tránh các bài tập gây nhiều áp lực lên xương khớp.
    - Dùng thuốc đường huyết, mỡ máu, huyết áp theo đúng chỉ định của bác sĩ.
    Bên cạnh đó, bạn có thể cho bác dùng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường. Nhờ tác động toàn diện vừa ổn định đường huyết vừa bảo vệ mạch máu và hệ thần kinh, Hộ Tạng Đường sẽ giúp bác gái tăng hiệu quả ngăn ngừa biến chứng tiến triển và sự xuất hiện của biến chứng mới. Bạn có thể tham khảo chia sẻ của người bệnh đã dùng Hộ Tạng Đường trong bài viết sau:

    Về bài tập chi tiết cho người bệnh đã có biến chứng xương khớp, bạn xem thêm trong bài viết sau:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/5-bai-tap-the-duc-cho-nguoi-tieu-duong-bi-dau-khop.html
    Chúc bạn sớm khỏe!
  • Icon

    Quy đổi chỉ số đường huyết từ mmol/l sang mg/dl chỉ trong 1 bước

    Khi kiểm tra chỉ số đường huyết tôi thấy có hai đơn vị đo là mmol/l và mg/dl. Nếu tôi muốn đổi 5.6 mmol/l thành mg/dl thì làm như thế nào? Trong chẩn đoán bệnh tiểu đường, người ta dùng đơn vị nào? Xin bác sĩ tư vấn giúp.
    Icon
    Chào bạn
    Mmol/l hay mg/dl đều là đơn vị đo của chỉ số đường huyết. Để quy đổi giữa hai đơn vị này, bạn chỉ cần lấy số mmol/l nhân với 18 là ra số mg/dl tương ứng. Ví dụ, đường huyết của bạn là 5,6 mmol/l sẽ tương ứng 100 mg/dl.
    Cả hai đơn vị này đều được sử dụng trong chẩn đoán tiểu đường. Nếu con số 5,6 mà bạn cung cấp là đường huyết lúc đói thì bạn đang trong ngưỡng tiền tiểu đường. Mặc dù chưa phải dùng thuốc nhưng đây cũng là dấu hiệu cảnh báo đã đến lúc bạn cần thực hiện một lối sống lành mạnh bao gồm:
    - Chế độ ăn giảm chất bột đường (cơm, bún, miến, đồ ngọt…), tăng cường rau xanh, chia nhỏ bữa ăn, không ăn quá no trong một bữa.
    - Vận động thường xuyên, lý tưởng là 30 - 45 phút thể dục mỗi ngày.
    Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược như TPBVSK Hộ Tạng Đường để nâng cao hiệu quả điều trị. Nhờ khả năng bảo vệ các cơ quan trong cơ thể và hỗ trợ phục hồi chức năng tuyến tụy (nơi tiết hormon hạ đường huyết), Hộ Tạng Đường sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

    Bạn có thể xem thêm về các tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường trong bài viết sau:
    http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/duong-huyet-va-nguong-gia-tri-an-toan-trong-tung-thoi-diem.html
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Tiểu đường nên ăn hoa quả gì? Ăn vào lúc nào tốt nhất?

    Em thấy thực đơn cho người tiểu đường có kèm hoa quả. Nhưng em không biết tiểu đường nên ăn hoa quả gì và ăn vào lúc nào, sau ăn hay cách đó 2 giờ ạ?
    Icon
    Chào bạn
    Hoa quả là một nguồn vitamin và chất xơ dồi dào. Tuy nhiên một số loại hoa quả có chứa lượng đường khá cao và điều này không tốt cho người tiểu đường. Để tránh tăng đường huyết, bạn nên lựa chọn các loại hoa quả có chỉ số GI thấp như bưởi, cam, chanh, ổi, táo... hạn chế nho, xoài, chuối, sầu riêng, mít, vải, nhãn… Thời điểm ăn hoa quả nên cách bữa ăn khoảng 2 giờ, lý tưởng nhất là ăn giữa buổi sáng hoặc chiều tối.
    Ngoài ra, khi ăn hoa quả, bạn nên lưu ý một số điểm sau:
    - Không dùng hoa quả thay thế các bữa chính.
    - Ăn hoa quả tươi thay vì hoa quả khô hay nước ép.
    - Lượng ăn mỗi lần nên theo quy tắc nắm trọn trong lòng bàn tay.
    Tiểu đường nên ăn trái cây gì chỉ là một phần trong những lưu ý mà bạn cần biết để kiểm soát đường huyết. Muốn chung sống hòa bình với tiểu đường, bạn cần tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định, tập luyện đều đặn và duy trì chế độ ăn lành mạnh cân bằng. Ngoài ra, sử dụng thêm một số sản phẩm thảo dược cũng là cách giúp bạn ổn định đường huyết tốt hơn. Bạn có thể xem chia sẻ của một số người bệnh đã kiểm soát được đường huyết nhờ sự kết hợp này.

    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Đường huyết về bình thường có nghĩa đã chữa khỏi bệnh tiểu đường?

    Em bị tiểu đường đã lâu. Hiện tại sau khi dùng thuốc và thay đổi chế độ ăn, đường huyết của em đã trở về mức bình thường. Vậy có phải em đã chữa khỏi bệnh tiểu đường hay không? Em có thể ngưng uống thuốc hạ đường huyết không ạ?
    Icon
    Chào bạn
    Chúng tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi từ những người bệnh tiểu đường khác tương tự thắc mắc của bạn. Vì vậy, chúng tôi đã chuyển câu hỏi này tới GS. BS. Thái Hồng Quang - Chủ tịch Hội nội tiết và đái tháo đường Việt Nam để nhận được lời tư vấn chi tiết và chính xác nhất. Dưới đây, chúng tôi xin phép gửi bạn câu trả lời của giáo sư:
    Đường huyết về bình thường có nghĩa bệnh tiểu đường được chữa khỏi?
    Theo GS Thái Hồng Quang, tới nay bệnh tiểu đường vẫn được xếp trong nhóm bệnh chưa thể điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị hiện tại chỉ có tác dụng kiểm soát đường huyết, trì hoãn các biến chứng của tiểu đường, chứ không khiến người bệnh khỏi bệnh hoàn toàn. Bởi lẽ, về bản chất tiểu đường không đơn giản là đường huyết tăng ca, mà đây là 1 bệnh lý rối loạn chuyển hóa ở cấp độ phân tử, khiến tuyến tụy và insulin (hormon hạ đường huyết) bị suy giảm không thể phục hồi. Điều đó cũng đồng nghĩa, mặc dù đường huyết của bạn về mức bình thường, bạn đã hết bệnh tiểu đường.
    Việc đường huyết của bạn giảm xuống chỉ cho thấy bạn đang điều trị tốt. Nếu hiện tại bạn lơ là trong lối sống hay điều trị thì đường huyết có thể tăng cao bất cứ lúc nào và gây ra những biến chứng trên các cơ quan quan trọng (tim, mắt, thận...).

    GS. Thái Hồng Quang tư vấn: Bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không?
    Ngưng uống thuốc điều trị tiểu đường khi đường huyết hạ được không?
    Về vấn đề có được dừng uống thuốc hạ đường huyết không, nếu chỉ số này của bạn dưới 6 mmol/l và HbA1c
    Ngoài ra, với người tiểu đường lâu năm, ngoài việc ổn định đường huyết, bạn cần phòng ngừa cả các biến chứng do tiểu đường gây ra. Bởi đây mới là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tính mạng của người bệnh. GS Thái Hồng Quang lý giải: kiểm soát đường huyết chỉ trì hoãn một phần được biến chứng. Để đối phó với biến chứng, người bệnh tiểu đường cần kết hợp nhiều giải pháp chuyên biệt hơn.
    Một trong những giải pháp phòng ngừa biến chứng đã được nghiên cứu chứng minh là Tpbvsk Hộ Tạng Đường. Với công thức từ các thảo dược chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường, sản phẩm sẽ giúp bạn phòng biến chứng tốt hơn. Đặc biệt nếu bạn đã có những dấu hiệu cảnh báo biến chứng sớm: Tê bì, bỏng rát, khô ngứa da, mờ mắt... 
    Không ít người bệnh đã sử dụng Hộ Tạng Đường và thu được kết quả ngoài mong đợi. Bạn có thể tham khảo chia sẻ của họ TẠI ĐÂY hoặc gọi trực tiếp tới tổng đài 0962 326 300 để được tư vấn nếu có câu hỏi nào khác ngoài vấn đề: "Đường huyết về bình thường có nghĩa là bệnh khỏi hoàn toàn không?"
    Chúc bạn nhiều sức khỏe
  • Icon

    Đi tiểu mất tự chủ có phải biến chứng bệnh tiểu đường?

    Gần đây tôi hay bị đi tiểu mất tự chủ. Không biết đó có phải là biến chứng bệnh tiểu đường không? Tôi nên điều trị bệnh này như thế nào? Rất mong được bác sĩ giải đáp.
    Icon
    Chào bạn
    Đi tiểu mất tự chủ rất có thể là dấu hiệu của biến chứng thần kinh tự chủ do bệnh tiểu đường gây ra. Thông thường, hệ thần kinh tự chủ sẽ chi phối mọi hoạt động ngoài ý muốn của các cơ quan trong cơ thể như tim, tiêu hóa, hệ tiết niệu… Khi bạn bị tiểu đường, quá trình oxy hóa sẽ gây tổn thương hệ thần kinh và làm gián đoạn dẫn truyền tín hiệu. Kết quả là bạn có thể gặp các triệu chứng như: tiểu mất tự chủ, khó nuốt, táo lỏng thất thường...
    Để điều trị tình trạng này, trước hết bạn cần đến bệnh viện thăm khám để biết nguyên nhân chính xác. Nếu là do biến chứng thần kinh tự chủ, bạn cần kiểm soát đường huyết tốt thông qua ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và dùng thuốc hạ đường huyết đúng chỉ định.
    Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng sớm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường với liều 4 viên chia 2 lần/ngày, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ, cách thuốc Tây tối thiểu 30 phút. Đây là sản phẩm chuyên biệt cho biến chứng bệnh tiểu đường nhờ hai tác động song song:
    - Tác động trực tiếp: Tạo ra mạng lưới chống oxy hóa mạnh mẽ, có thể hoạt động trong mọi môi trường, giúp bảo vệ mạch máu, hệ thần kinh.
    - Tác động gián tiếp: Phục hồi chức năng tuyến tụy, hỗ trợ ổn định đường huyết.
    Hiệu quả của Hộ Tạng Đường đã được nhiều người bệnh công nhận. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ tại đây:
    https://www.youtube.com/watch?v=mvPIWslk104&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU&index=2
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Cách điều trị biến chứng suy thận do bệnh tiểu đường hiệu quả?

    Bố tôi mắc tiểu đường đã lâu, hiện bác sĩ kết luận bố tôi bị biến chứng suy thận. Xin hỏi có cách nào điều trị hiệu quả không? Tôi rất lo lắng.
    Icon
    Chào bạn,
    Với người bệnh tiểu đường đã có biến chứng suy thận, việc đầu tiên bạn cần làm là tuân thủ điều trị theo phác đồ điều trị suy thận của bác sĩ. Bên cạnh đó, đường huyết cao cũng kích hoạt quá trình oxy hóa khiến mạch máu thận bị tổn thương, do đó bạn bạn cần chú ý một số điểm sau:
    - Kiểm soát đường huyết tốt: Việc ổn định đường huyết trong giới hạn cho phép sẽ giảm tổn thương các mạch máu thận, do đó hỗ trợ ngăn ngừa suy thận tiến triển.
    - Chế độ ăn lành mạnh: Người suy thận nên ăn nhạt (giảm muối, giảm kali). Nếu có tăng huyết áp và phù thì nên ăn nhạt hoàn toàn và hạn chế uống quá nhiều nước. Bổ sung vitamin, khoáng chất thông qua ăn tăng rau xanh, trái cây ít đường (bưởi, ổi, lê…), hạn chế mỡ/da động vật.
    - Kiểm soát mỡ máu, huyết áp: Huyết áp, mỡ máu cao sẽ tăng gánh nặng lên thận do đó nếu hai chỉ số này cao, bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ để dùng thuốc nếu cần.
    Để tăng hiệu quả bảo vệ thận, bạn nên cân nhắc dùng thêm sản phẩm chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường. Sản phẩm với lợi thế tạo ra mạng lưới chống oxy hóa mạnh mẽ sẽ giúp ngăn cản quá trình tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng tế bào thận. Thứ hai, thành phần mạch môn trong Hộ Tạng Đường đã được chứng minh có tác dụng giảm urê, albumin niệu đồng thời hạn chế phát triển các tổ chức xơ gây suy thận.
    Chúng tôi gửi thêm bạn bài viết cụ thể về chế độ ăn cho người tiểu đường bị suy thận để tham khảo:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/nguoi-bi-suy-than-do-tieu-duong-nen-va-khong-nen-an-gi.html.
    Chúc bạn sức khỏe!