Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Mua máy bơm insulin tự động nên mua loại nào, ở đâu?

    Tôi muốn mua 1 máy bơm insulin tự động mà ko biết nên mua loại nào? Và mua ở đâu?
    Icon
    Chào bạn
    Bơm insulin tự động là một thiết bị mới, giúp người bệnh tiểu đường tiêm insulin dễ dàng và chính xác hơn.
    Ưu điểm của máy bơm tiêm insulin
    - Giảm số lần tiêm insulin.
    - Tăng hiệu quả kiểm soát đường huyết.
    - Hạn chế nguy cơ tăng - hạ đường huyết quá mức.
    - Ngăn ngừa hiện tượng tăng đường huyết sáng sớm.
    Tuy nhiên khi sử dụng thiết bị này, bạn sẽ phải đeo thiết bị 24/24 và đôi khi sẽ chịu một số trục trặc do máy gây ra.
    Các loại bơm insulin tự động tại Việt Nam
    Máy bơm insulin tại nước ta thường có 2 loại chính là Medtronic và Accu Check. Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi mua để được tư vấn loại bơm nào phù hợp với mức đường huyết của bạn.
    Nơi mua máy bơm tiêm insulin
    Ở nước ta, máy bơm insulin không quá phổ biến do chi phí khá cao. Để mua thiết bị này, bạn cần tới các bệnh viện lớn như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bệnh viện Nhi Trung Ương… Đây là những cơ sở y tế đã được Bộ Y Tế cho phép ứng dụng và hướng dẫn sử dụng bơm insulin tự động.
    Bạn có thể cần nằm viện 4 - 5 ngày. Trong khoảng thời gian này, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách sử dụng máy bơm insulin, bao gồm: cách tháo lắp máy, lên chương trình tiêm và nạp đầy insulin khi hết. Sau khi được hướng dẫn, quá trình sử dụng máy chỉ tiêu tốn của bạn 10 phút cho mỗi lần dùng.
    Nhìn chung, bơm insulin tự động là một thiết bị khá tốt. Nếu bạn có điều kiện và đang mắc tiểu đường tuýp 1, bạn có thể cân nhắc sử dụng.
    Chúng tôi gửi thêm bạn một bài viết về cơ chế hoạt động của máy bơm insulin. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về thiết bị này.
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/bom-tiem-insulin-tu-dong-giup-kiem-soat-duong-huyet-de-dang-hon.html
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Đường huyết buổi sáng 6.3 sau khi uống cafe có cao không?

    chào Bác sĩ
    sáng nay em có uống 1 ngụm cafe sữa sau đó xét nghiệm đường huyết là 6.3 với chỉ số như vậy thì em có bị đường huyết cao không ạ
    Cám ơn bác sĩ
    Icon
    Chào bạn
    Chúng tôi xin phép trả lời câu hỏi của bạn như sau
    Đường huyết buổi sáng 6.3 là hơi cao
    Theo bạn mô tả thì bạn chỉ uống một ngụm nhỏ cafe sữa sau đó đi kiểm tra đường huyết luôn. Như vậy mức độ ảnh hưởng của cafe sữa sẽ không lớn. Và đường huyết của bạn 6.3 vẫn là hơi cao hơn bình thường một chút. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng. Bởi đường huyết này chưa đạt đến ngưỡng tiểu đường. Bạn chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn và thể dục thể thao thường xuyên hơn là được.
    Chế độ ăn giảm đường huyết
    -  Ăn nhiều chất xơ: rau xanh, trái cây (riêng trái cây nên ăn cả quả thay vì uống nước ép)
    - Ăn giảm tinh bột (cơm, bún, miến,...) bánh kẹo
    - Hạn chế đồ chế biến sẵn, ăn ít đồ dầu mỡ.
    Về bài tập thể dục, bạn có thể chọn bất cứ bài tập nào mà bạn yêu thích. Sau đó, duy trì tập luyện hàng ngày. Nếu bạn làm công việc văn phòng ngồi nhiều, sau mỗi
    1 - 2 tiếng nên đứng dậy co duỗi chân tay để máu lưu thông và hạn chế tích mỡ bụng. Người có mỡ bụng nhiều sẽ dễ bị tiểu đường hơn.
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Dùng Hộ Tạng Đường có tác dụng phụ không, có tốt không?

    Thưa bác sĩ dùng Hộ Tạng Đường có tốt không, có gây giữ nước hay tác dụng phụ gì không? Mong bác sĩ trả lời giúp
    Icon
    Chào bạn
    Khi dùng thuốc hay sản phẩm hỗ trợ, bất cứ ai đều thắc mắc: sản phẩm đó liệu có tốt không? có tác dụng phụ gì không? Với thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Hộ Tạng Đường, chúng tôi xin phép được giải đáp cho bạn như sau:
    TPBVSK Hộ Tạng Đường an toàn, không có tác dụng phụ
    Bạn có thể yên tâm, tpbvsk Hộ Tạng Đường không gây ra các tác dụng phụ cho người bệnh. Dù ra đời đã lâu nhưng đến nay, chúng tôi chưa nhận được phản ánh nào về tác dụng không mong muốn của sản phẩm. Tuy nhiên với những người bệnh dễ bị hạ đường huyết hay đang tiêm insulin, nên theo dõi đường huyết để điều chỉnh liều tpbvsk Hộ Tạng Đường hoặc liều thuốc Tây cho phù hợp.
    TPBVSK Hộ Tạng Đường được nhiều chuyên gia người bệnh đánh giá tốt
    Một sản phẩm tốt phải có nghiên cứu chứng minh và sự công nhận của chuyên gia cũng như người bệnh. Hiệu quả của TPBVSK Hộ Tạng Đường đã được chứng minh bằng nghiên cứu tại trung tâm Oxy cao áp TP. HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 70 - 80% người bệnh có cải thiện về đường huyết, HbA1c và biến chứng (tê bì, châm chích, bỏng rát trên da...) sau khi dùng thêm Hộ Tạng Đường.
    Các chuyên gia nội tiết đầu ngành như BS Nguyễn Huy Cường (Nguyên phó trưởng khoa đái tháo đường, bệnh viên Nội tiết Trung ương) hay BS Lương Lễ Hoàng (Hội Đông y thành phố Hồ Chí Minh) đều đánh giá cao tác dụng hỗ trợ của TPBVSK Hộ Tạng Đường.
    Đặc biệt, trong 10 năm phân phối trên thị trường, rất nhiều người bệnh đã ổn định được đường huyết và đẩy lùi được biến chứng nhờ sử dụng TPBVSK Hộ Tạng Đường. Bạn có thể xem thêm chia sẻ của người bệnh trong các video dưới đây:

    Chia sẻ của bác Nhan Thiên Trang về hiệu quả của tpbvsk Hộ Tạng Đường

    Kinh nghiệm dùng tpbvsk Hộ Tạng Đường của bác Phan Văn Minh

    Bác Đỗ Thị Hợp nhận xét về tác dụng của tpbvsk Hộ Tạng Đường
    Hy vọng với những chia sẻ này, bạn sẽ yên tâm sử dụng TPBVSK Hộ Tạng Đường. Nếu có thắc mắc gì, bạn có thể gọi cho chúng tôi theo số 0962 326 300 để được tư vấn.
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Đường huyết 4.16 có thấp không? Có nên dùng Hộ Tạng Đường không?

    Chào chuyên gia, tôi bị chẩn đoán tiểu đường mấy tháng nay. Lúc đầu lượng đường là 190 mg/dl nhưng uống thuốc của bác sĩ thì đường huyết đã giảm về mức bình thường. Hôm nay tôi đi xét nghiệm định kỳ thì đường huyết còn 75 (4.16 mmol/l). Vậy có thấp không? Tôi có nên dùng Hộ Tạng Đường cùng thuốc Tây không? xin cảm ơn.
    Icon
    Chào bạn
    Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn lần lượt như sau:
    Đường huyết 4.16 vẫn chấp nhận được nhưng cần theo dõi
    Trong điều trị đái tháo đường, mục tiêu đường huyết cần đạt là đường huyết khi đói đưới 7 mmol/l, sau ăn 2 h dưới 10 mmol/l. Căn cứ vào giới hạn này thì chỉ số của bạn được coi là đạt mục tiêu điều trị. Tuy nhiên, chúng tôi có một lưu ý ở đây, mức 4.16 khá sát với giới hạn hạ đường huyết. Do đó, bạn cần theo dõi kỹ. Nếu thấy các dấu hiệu đường máu xuống thấp như đổ mồ hôi, bủn rủn chân tay, đau đầu, hoa mắt, choáng, đói mệt... bạn cần uống ngay 1 cốc nước đường (3 thìa đường bình thường pha trong 200 ml nước) hoặc ăn vài viên kẹo hay uống nửa ly sinh tố.
    Tiểu đường sẽ buộc bạn cần điều chỉnh chế độ ăn, lối sống. Nhưng điều đó không có nghĩa bạn cần kiêng khem quá mức hay tập luyện quá sức. Một chế độ ăn khoa học với nhiều bữa nhỏ trong ngày, nhiều rau xanh, giảm đồ ngọt, cơm, bún, miến, phở sẽ tốt cho bạn hơn.
    Có thể sử dụng sớm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường
    Sự nguy hiểm của tiểu đường đến từ các biến chứng mà bệnh gây ra. Kiểm soát đường huyết chỉ có tác dụng phòng ngừa một phần. Để tránh biến chứng tốt hơn, bạn hoàn toàn có thể sử dụng tpbvsk Hộ Tạng Đường.
    Mặt khác, tpbvsk Hộ Tạng Đường không tương tác với thuốc Tây, an toàn, không tác dụng phụ. Khi dùng, bạn chỉ cần dùng cách thuốc khoảng 30 - 60 phút nhằm đảm bảo khả năng hấp thu là được.
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng đến bé không?

    bác sỹ ơi cho em hỏi với ah! em mang thai đc 31 tuần 6 ngày hôm qua em vừa đi xét nghiệm đường máu thì chỉ số lúc đói là 6.6. sau khi dung nạp 1h là 13.2, sau 2h là 8.9. bác sỹ kết luận là theo dõi tiểu đường thai nghén. Bác sỹ cho em hỏi với các chỉ số trên thì có ảnh hưởng đến mẹ và em bé ko ah? có phải nhập viện để tiêm ko ah?
    Icon
    Chào bạn,
    Mang thai là một quá trình khó khăn. Người mẹ sẽ phải trải qua rất nhiều sự thay đổi trong cơ thể, đôi khi những thay đổi này có thể trở nên nghiêm trọng và làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Tiểu đường thai kỳ (TĐTK) chính là một trong số đó. Khi nghe bác sĩ kết luận bản thân bị TĐTK, tất cả mẹ bầu, giống như bạn, thường sẽ có tâm lý lo lắng, hoang mang không biết liệu bệnh có ảnh hưởng xấu đến bé hay không.
    Tiểu đường thai kỳ không nguy hiểm nếu được điều trị
    Không phủ nhận tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến một số nguy cơ như thai to, tiền sản giật.... Tuy nhiên, có một điều chắc chắn mà chúng tôi muốn bạn và tất cả những thai phụ biết: Người mẹ bị tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể sinh con khỏe mạnh. Miễn là đường huyết được kiểm soát tốt, sức khỏe của cả bạn và bé đều không bị ảnh hưởng.
    Mẹ bầu cần thay đổi chế độ ăn, tập luyện để kiểm soát đường huyết
    Việc điều trị tiểu đường thai kỳ không nhất thiết phải thực hiện tại bệnh viện. Bạn có thể điều trị tại nhà bằng cách điều chỉnh chế độ ăn và hoạt động nhẹ nhàng mỗi ngày. Bạn nên ăn giảm những thực phẩm dễ khiến đường huyết tăng cao như: cơm, bún, miến, phở, bánh kẹo ngọt..., ăn tăng rau xanh để làm chậm tốc độ hấp thu đường vào cơ thể. Đồng thời, bạn dành 20 - 30 phút hàng ngày để đi bộ hoặc tham gia 1 lớp yoga dành riêng cho phụ nữ mang thai. Có một điều mà chúng tôi muốn lưu ý với bạn là tuyệt đối không được nhịn ăn để giảm đường huyết. Bởi lẽ bạn và bé vẫn cần có dinh dưỡng để hoạt động và phát triển. Tốt nhất, bạn nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày (các bữa chính ăn giảm lượng cơm, bún, miến... và đến giữa buổi sáng, buổi chiều bạn ăn nhẹ bằng một chút trái cây, sữa hoặc sữa chua không đường) để vừa ổn định đường huyết, vừa đảm bảo dinh dưỡng cho bé. Giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng cũng là một cách giúp bạn hạn chế tình trạng tăng đường huyết.
    Ngoài ra, chúng tôi gửi thêm bài viết chi tiết về tiểu đường thai kỳ để bạn tham khảo:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/kiem-soat-tieu-duong-thai-ki-khong-can-dung-thuoc.html
    Chúc bạn và bé khỏe mạnh!
  • Icon

    Tiểu đường thai kỳ có uống nước cam được không?

    Tôi được biết cam rất tốt cho phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ, vậy nước cam thì sao? Tiểu đường thai kỳ có uống nước cam được không?
    Icon
    Chào bạn
    Câu hỏi của bạn rất hay. Để biết người tiểu đường hay tiểu đường thai kỳ nên chọn cam, nước cam hay cả 2, trước hết chúng ta sẽ đi tìm hiểu chỉ số đường huyết GI và lượng carbohydat (yếu tố quyết định khả năng làm tăng đường huyết) trong mỗi loại thực phẩm này.
    Một trái cam tươi có chỉ số đường huyết là 45 và tải lượng đường huyết là 5 (GL - lượng carbohydat trong 100 g thực phẩm). Trong khi đó, 1 ly nước cam ép tự làm có chỉ số GI khoảng 50 và tải lượng đường huyết lên tới 12. Con số này sẽ tăng lên nhiều lần nếu thay vì 1 ly cam tươi, bạn dùng 1 ly nước cam đóng hộp: 1 lon nước ngọt có gas vị cam có chỉ số đường huyết là 68 và tải lượng GL là 23.5. Lý giải về sự thay đổi chỉ số đường huyết và tải lượng đường huyết giữa cam tươi và nước ép, các chuyên gia cho rằng: khi dùng cam tươi, bạn sẽ nhận được toàn bộ lượng chất xơ trong đó. Nhưng khi cam tươi được chuyển thành nước ép, lượng chất xơ này bị mất đi, từ đó dẫn tới hàm lượng carbohydrat tăng đồng thời tốc độ hấp thu đường vào máu cũng tăng lên.
    Nói chung, người tiểu đường hay tiểu đường thai kỳ nên ưu tiên sử dụng cam tươi, có thể uống nước ép tự nhưng nên hạn chế, riêng các loại đồ uống đóng hộp, cần cắt giảm tối đa.
    Có rất nhiều đồ uống khác ngoài nước cam ít gây tăng đường huyết, bạn có thể tham khảo trong bài viết dưới đây:
    https://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/benh-tieu-duong-nen-uong-gi.html
    Nếu có thắc mắc khác, bạn có thể gọi ngay cho chúng tôi theo số 0936.057.996 để được tư vấn.

    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Phải làm gì khi quên uống thuốc tiểu đường?

    Tôi bị tiểu đường, huyết áp, mỡ máu cao nên phải dùng rất nhiều thuốc cùng lúc. Nếu tôi lỡ quên uống thuốc tiểu đường thì phải xử lý sao?
    Icon
    Chào bạn
    Việc phải sử dụng quá nhiều thuốc cùng lúc đôi khi sẽ khiến bạn vô tình quên uống thuốc tiểu đường. Để xử lý tình trạng này, bạn có thể áp dụng các giải pháp sau:
    - Nếu bạn nhớ ra mình quên uống thuốc cách thời điểm dùng thuốc thường ngày dưới 3 giờ và tần suất uống thuốc của bạn là 2 lần/ngày, hãy uống bù ngay. Nếu đã hơn ba giờ, bạn chỉ cần theo dõi đường huyết và chờ đợi tới lần uống thuốc kế tiếp theo đúng kế hoạch.
    - Nếu loại thuốc tiểu đường bạn đang dùng thuộc nhóm tác dụng kéo dài mỗi ngày chỉ uống một lần, hãy uống thuốc của bạn trong vòng 12 giờ sau liều đã quên. Nếu không, hãy chờ đến thời điểm uống thuốc hôm sau và dùng đúng với liều được bác sĩ kê đơn.
    Cách xử lý này thích hợp cho các thuốc nhóm sulfonylure (ví dụ như Glipizide), thiazolidinedione (như pioglitazone) và biguanide (chẳng hạn như Metformin - Glucophage). Đối với các loại thuốc tiểu đường khác, như acarbose (Precose) hoặc repaglinide (Prandin), hãy uống vào bữa ăn gần nhất.
    Ngoài ra, có 1 lưu ý đặc biệt quan trọng khi bạn quên uống thuốc tiểu đường là không tăng gấp đôi liều trong lần uống tiếp theo. Điều này có thể gây tụt đường huyết đột ngột và khiến bạn gặp nguy hiểm.
    Để tránh tình trạng quên uống thuốc lặp lại, bạn nên chia sẵn các loại thuốc cho từng ngày vào các túi nhỏ và đặt vào những nơi bạn dễ nhìn thấy. Bạn cũng có thể đặt báo thức hay giấy nhớ để nhắc bản thân khi nào cần dùng thuốc tiểu đường. Điều này sẽ giúp bạn tạo thói quen uống thuốc đúng giờ và hạn chế quên uống thuốc.
    Xem thêm: Chia sẻ của người bệnh: Cách chữa tiểu đường hiệu quả
    Giảm đường huyết tự nhiên: Những giải pháp hiệu quả
    Đánh giá của chuyên gia và người bệnh về tác dụng của TPBVSK Hộ Tạng Đường?
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Tiểu đường uống nước dừa được không?

    Tôi rất thích uống nước dừa nhưng vì loại nước này có vị ngọt nên tôi sợ sẽ làm đường huyết tăng. Xin hỏi, người tiểu đường uống nước dừa được không? Khi uống có cần lưu ý gì để không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu?
    Icon
    Chào bạn
    Nước dừa là một thức uống giải khát tuyệt vời, giàu kali, natri và nhiều acid amin tốt. Do loại đồ uống này hơi có vị ngọt nên không ít người bị tiểu đường phân vân, mình có uống nước dừa được không? nếu uống thì có ảnh hưởng gì tới đường huyết?
    Tin tốt là nước dừa an toàn cho người bệnh tiểu đường. Thức uống này có chỉ số GI (Chỉ số đường huyết thực phẩm) thấp, do đó không làm tăng đột biến đường trong máu sau khi uống. Bên cạnh đó, nước dừa còn mang lại nhiều lợi ích khác như:
    - Cung cấp chất xơ, giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu.
    - Hỗ trợ kiểm soát cân nặng.
    Tuy nhiên, bạn không nên uống quá nhiều, bất kể bạn thích nó bao nhiêu. Bởi lẽ, nước dừa có chứa đường fructose, mặc dù hàm lượng thấp (khoảng 15%) nhưng fructose vẫn có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nếu được sử dụng với số lượng nhiều.
    Lượng nước dừa giới hạn cho 1 ngày là 250 ml chia hai lần, uống nhiều hơn có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Bạn chỉ nên dùng nước dừa xanh, dừa tươi không pha chế thêm bất cứ thành phần nào khác kể cả cùi dừa. Do cùi dừa có hàm lượng đường và chất béo cao, không phù hợp với người tiểu đường.
    Ngoài ra, nếu bạn nằm trong các trường hợp dưới đây, việc uống nước dừa cần được kiểm soát nghiêm ngặt hơn:
    - Có vấn đề về thận: nước dừa chứa nhiều muối, không tốt cho người có bệnh thận.
    - Huyết áp thấp, tiểu đường thai kỳ: nên giảm bớt lượng uống mỗi lần hoặc thay thế bằng 1 trong 7 thức uống trong bài viết sau:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/7-do-uong-tot-nhat-cho-nguoi-benh-tieu-duong.html
    Hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp bạn có câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề tiểu đường có uống nước dừa được không. Nếu có thắc mắc khác, bạn có thể gọi ngay cho chúng tôi theo số  0936.057.996 để được tư vấn.

    Chúc bạn sức khỏe!