Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là nguy hiểm?

Chào bạn
Chỉ số đường huyết là nồng độ glucose trong máu được đo tại một thời điểm nhất định. Chỉ số này vừa có vai trò chẩn đoán, vừa giúp theo dõi hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường. Hiện có 2 thời điểm đo hay được sử dụng nhất là đường huyết khi đói buổi sáng sau khi nhịn ăn qua đêm 8 tiếng và đường huyết sau ăn 2h.
Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?
Theo các hướng dẫn điều trị mới nhất hiện nay, chỉ số đường huyết (glucose máu) bình thường tại các thời điểm là:
+ Khi đói < 5.6 mmol/l
+ Sau ăn < 7.8 mmol/l
Chỉ số này có sự thay đổi so với trước kia, đúng như trong câu hỏi bạn có nhắc đến. Bởi hiện nay, ngoài tiểu đường, đã có thêm 1 giai đoạn tiền tiểu đường, giúp phân loại rõ ràng hơn giữa nhóm bị bệnh, có nguy cơ cao và nhóm an toàn.
Đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm, là bị tiểu đường?
GS Thái Hồng Quang – Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cho biết: Nếu mà nồng độ glucose trong máu buổi sáng, sau khi nhịn đói 8h qua đêm, chỉ số ≥ 7 mmol/l thì lúc đó có thể chẩn đoán bệnh tiểu đường. Nhưng xét nghiệm này phải làm 2 lần vào những ngày khác nhau trong vòng 1 tuần thì chẩn đoán mới chính xác.
GS Thái Hồng Quang tư vấn chỉ số glucose bao nhiêu thì bị tiểu đường
Ngoài tiêu chuẩn về đường huyết khi đói, Việt Nam còn sử dụng nghiệm pháp dung nạp glucose. Cụ thể, đường huyết sau ăn 2h trên 11,1 mmol thì lúc đó là chẩn đoán tiểu đường. Xét nghiệm này được coi là chính xác nhất trong việc xác định bạn có mắc tiểu đường hay không.
Về giới hạn đường huyết nguy hiểm, chỉ số này sẽ phụ thuộc vào mỗi người bệnh nhưng thường rơi vào mức dưới 4 và trên 14 mmol/l với đường huyết khi đói.
Để tiện cho bạn theo dõi và tự đánh giá chỉ số đường huyết của mình, chúng tôi đã tổng hợp bảng chỉ số đường huyết đầy đủ các thời điểm khi đói, sau ăn 2h và HbA1c. Bạn có thể lưu lại để tham khảo:
Chỉ số |
Bình thường |
Tiền tiểu đường |
Tiểu đường |
Đường huyết khi đói |
70 – 100 mg/dl (4.0 – 5.5 mmol/l) |
101 – 125 mg/dl (5.6 – 6.9 mmol/l) |
≥ 126 mg/dl (7 mmol/l) |
Đường huyết sau ăn 2h |
≤ 139 mg/dl (7.7 mmol/l) |
140 – 199 mg/dl (7.8 – 11 mmol/l) |
≥ 200 mg/dl (11.1 mmol/l) |
HbA1c (đường huyết trung bình trong 3 tháng) |
≤ 5.6 % |
5.7 – 6.4 % |
≥ 6.5 % |
Ngay khi thấy chỉ số đường huyết của mình nằm ngoài giới hạn bình thường, bạn cần áp dụng các giải pháp điều trị phù hợp tùy theo giai đoạn tiền tiểu đường hay tiểu đường.
Xem thêm: Bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì
Đánh giá của chuyên gia và người bệnh về tác dụng của TPBVSK Hộ Tạng Đường?
Chúc bạn sức khỏe!
Em hoi huyet đường cua em do la 118 vay co sau khong
Chào bạn
Đường huyết của bạn đang khá cao, nhưng mới chỉ ở mức tiền tiểu đường. Giai đoạn này nếu không kiểm soát tốt, bạn sẽ có nguy cơ chuyển thành bệnh tiểu đường thực sự. Và khi bị tiểu đường, sẽ rất khó để chữa khỏi bệnh hoàn toàn.
Mặc dù có rủi ro, nhưng bạn đừng quá lo lắng nhé. Hầu hết những người phát hiện sớm như bạn sau khi điều chỉnh lối sống, đường huyết đều giảm và không chuyển sang tiểu đường.
Những giải pháp bạn nên áp dụng là:
– Ăn nhiều rau xanh hơn và luôn bắt đầu bữa ăn bằng 1 bát nhỏ rau luộc hoặc canh rau.
– Không ăn bánh kẹo ngọt, hoa quả sấy, đồ chế biến sẵn thường xuyên.
– Giảm cân nếu thừa cân (Chú có thể thử tính chỉ số khối cơ thể bằng cách lấy cân nặng (kg) : chiều cao (m) : chiều cao (m). Nếu trên từ 23 trở lên thì chú nên ăn giảm đồ dầu mỡ, ăn bớt 1 chút cơm mỗi buổi và tập thể dục nhiều hơn để giảm cân)
– Dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục hoặc chơi thể thao. Chú có thể tùy ý lựa chọn môn thể thao nào mà chú thích, quan trọng nhất là chú duy trì hàng ngày thì hiệu quả mới tốt.
– Hạn chế bia rượu, thuốc lá.
– Cố gắng ngủ đủ giấc 6 – 9 tiếng mỗi ngày.
Dưới đây là chế độ ăn cho người bệnh tiền tiểu đường, bạn tham khảo và áp dụng nhé: https://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/tien-tieu-duong-an-gi-de-khong-tro-thanh-benh-tieu-duong.html
Thân mến!