5 triệu chứng cảnh báo sớm tiền tiểu đường bạn cần biết

  • Icon

    Chào chuyên gia, bố mẹ em đều mắc tiểu đường type 2 nên em khá lo lắng và có tìm hiểu về bệnh này. Em được biết là nếu đã bị tiểu đường rồi thì không chữa khỏi được nhưng phát hiện ở giai đoạn tiền tiểu đường thì sẽ có thể trị hết. Vì vậy mong chuyên gia tư vấn giúp em các triệu chứng nhận biết sớm tiền tiểu đường ạ.

    Icon

    Chào bạn

    Đúng như những gì bạn đã tìm hiểu, nếu bố mẹ bị tiểu đường thì con cái sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Và khi người bệnh được chẩn đoán sớm từ giai đoạn tiền tiểu đường thì có thể chữa khỏi được.

    Dưới đây, chúng tôi sẽ gửi tới bạn câu trả lời của GS Thái Hồng Quang - Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam về các triệu chứng tiền tiểu đường để giúp bạn nhận biết sớm giai đoạn này.

    5 triệu chứng tiền tiểu đường (tiểu đường giai đoạn đầu)

    Khi đường huyết tăng cao, cơ thể bạn sẽ báo hiệu bằng một số triệu chứng như:

    - Cảm thấy khát nhiều hơn.

    - Đi tiểu nhiều lần.

    - Xuất hiện các mảng sậm màu ở vùng da có nếp gấp (sau gáy, nách, khuỷu tay, đầu gối.…).

    - Mệt mỏi vô cớ.

    - Mờ mắt.

    Những dấu hiệu này thường xuất hiện đơn lẻ khiến người bệnh dễ bỏ qua và cho rằng nguyên nhân là do các bệnh lý khác. Vì vậy, GS T. H. Quang khuyến cáo, những người nằm trong đối tượng có nguy cơ bị tiền tiểu đường, tiểu đường cao, nên chủ động đi kiểm tra đường huyết, thay vì chờ các triệu chứng xảy ra rầm rộ mới tìm cách chữa trị.

    Đối tượng dễ mắc tiền tiểu đường, tiểu đường

    Đối tượng đầu tiên dễ bị đường huyết cao chính là người có bố mẹ, anh chị bị bệnh giống như trường hợp của bạn. Các nghiên cứu đã thống kê, tỷ lệ di truyền tiểu đường từ bố mẹ sang con rơi vào khoảng 15%.

    Ngoài đối tượng này, những người thừa cân béo phì, bị rối loạn mỡ máu, trên 40 tuổi, từng mắc tiểu đường thai kỳ, bệnh gai đen (có những vùng da bị sạm ở cổ, nách, tai….) hay huyết áp trên 140/90 mmHg cũng rất dễ mắc tiền tiểu đường và tiểu đường.

    GS. Thái Hồng Quang tư vấn về tiền tiểu đường

    Hiện tại vì bạn nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao nên việc chủ động đi đo đường huyết định kỳ sẽ tốt hơn so với việc có dấu hiệu mới đi khám. Lịch kiểm tra là khoảng 6 tháng một lần. Nếu bác sĩ phát hiện bạn mắc tiền tiểu đường (đường huyết khi đói từ 5.6 - 6.9 mmol/l), bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn chế độ ăn uống và tập luyện để đưa đường huyết về giá trị bình thường.

    Nhìn chung, tiền tiểu đường là một giai đoạn tiếp giáp với tiểu đường type 2. Phát hiện sớm, điều trị sớm thì sẽ ít nguy hiểm và có thể chữa khỏi được. Thay vì dựa trên các triệu chứng tiền tiểu đường, bạn nên chủ động đi xét nghiệm lượng đường trong máu và

    Thân mến!


Câu hỏi chuyên gia