Chỉ số đường huyết an toàn ở người tiểu đường mới mắc và lâu năm

  • Icon

    Thưa chuyên gia, chỉ số đường huyết an toàn ở người bệnh tiểu đường là bao nhiêu? Tôi 65 tuổi, mắc tiểu đường 15 năm thì hạ xuống mức nào là ổn?

    Icon

    Chào bác

    Chỉ số đường huyết là một chỉ tiêu giúp người bệnh tiểu đường đánh giá hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào nào mức glucose máu an toàn cũng cố định.

    Để giúp bác hiểu rõ hơn về vấn đề này, sau đây, chúng tôi xin gửi tới bác câu trả lời của GS Thái Hồng Quang - Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam:

    Chỉ số đường huyết an toàn thay đổi ở mỗi người bệnh

    GS Thái Hồng Quang cho biết: Tiêu chuẩn an toàn chung là chỉ số đường huyết lúc đói dưới 7 mmol/l, sau ăn 2h dưới 10 mmol/l. Nhưng trong điều trị bệnh tiểu đường, có một nguyên tắc rất quan trọng là cá thể hóa người bệnh. Tức là chúng ta không nhìn chung chung vào bệnh, mà phải dựa trên tình trạng sức khỏe của mỗi người. Mục tiêu điều trị cho người mới mắc bao giờ cũng khắt khe hơn người lâu năm, người trẻ sẽ thấp hơn người già.

    Ví dụ: một người 50 tuổi, bác sĩ có thể cho họ nhiều loại thuốc để đưa nồng độ glucose xuống 7 hoặc HbA1c xuống 6.5%. Thế nhưng với các trường hợp 60-70 tuổi bị bệnh đã lâu, có kèm rất nhiều bệnh mãn tính, nếu tôi cho thuốc hạ glucose máu xuống 7 mmol/l hoặc HbA1c xuống 6,5% người bệnh sẽ bị hạ đường huyết cấp tính rất nguy hiểm.

    GS Thái Hồng Quang tư vấn về chỉ số đường huyết an toàn.

    Trường hợp của bác vì không biết mức độ biến chứng và đáp ứng với thuốc của bác ra sao nên khó đưa ra con số chính xác. Nhưng nếu bác hạ đường huyết lúc đói dưới 7 mmol/l mà không thấy mệt, choáng, bủn rủn chân tay gì thì có thể tiếp tục giữ mục tiêu này.

    Cách giữ đường huyết ổn định trong vùng an toàn

    Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bác nên áp dụng thêm những giải pháp sau đây để đường huyết được luôn được giữ trong giới hạn cho phép.

    - Chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành 5-6 bữa nhỏ thay vì chỉ ăn 3 bữa chính. Điều này sẽ giúp bạn vừa ít có cảm giác đói mà đường huyết vẫn không tăng cao.

    - Ăn rau xanh vào đầu mỗi bữa ăn. Rau xanh giúp làm chậm quá trình hấp thu đường, đồng thời gián tiếp giúp giảm lượng thức ăn tinh bột nạp vào trong mỗi bữa.

    - Giảm tinh bột nhưng không nhịn ăn. Nhịn ăn đặc biệt nhịn ăn sáng sẽ tạo phản ứng ngược làm tăng tình trạng kháng insulin, từ đó khiến đường huyết dao động thất thường.

    - Không nghỉ tập thể dục quá 2 ngày/ tuần. Tập thể dục quan trọng nhất là phải duy trì hàng ngày. Bạn không cần tập với cường độ quá cao nhưng thực hiện mỗi ngày sẽ giúp bạn đạt được lợi ích tối đa của giải pháp này.

    Nhiều người bệnh cũng đã tìm đến các sản phẩm hỗ trợ dành riêng cho người tiểu đường để tăng hiệu quả điều trị. Đây cũng là một lựa chọn tốt, đặc biệt với các trường hợp mắc tiểu đường đã lâu, nguy cơ biến chứng trên các cơ quan cao hơn các trường hợp mới mắc.

    Bác có thể tham khảo sử dụng tpbvsk Hộ Tạng Đường. Sản phẩm đã được nghiên cứu tại TT Oxy Cao Áp Tp HCM và nhiều chuyên gia người bệnh công nhận về khả năng giúp ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng.

    Thông tin cụ thể về sản phẩm này, bác tham khảo thêm trong bài viết sau:

    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/tpcn-ho-tang-duong-va-nhung-loi-ich-cho-benh-tieu-duong.html

    Nếu có vấn đề gì phân vân trong quá trình điều trị, bác có thể gọi cho chúng tôi theo đường dây nóng 0936057996  hoặc 0962 326 300.

    Chúc bác sức khỏe!

Câu hỏi chuyên gia