Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Cần tiêm thuốc tiểu đường (lnsulin) trong thời gian bao lâu?

    Tôi năm nay 42 tuổi, nam giới. Năm 30 tuổi, tôi bị tiểu đường, bác sĩ tại Bình Thuận đã chẩn đoán tôi bị tiểu đường tuýp 2 và cho thuốc uống bình thường. Sau đó, tôi nghe người xung quanh bày cách uống thuốc dân gian và tôi đã bỏ thuốc điều trị 2 năm. Năm 34 tuổi, tôi nhập viện vì lượng đường quá cao, bác sĩ lại chỉ định tôi tiêm thuốc tiểu đường. Đến nay lượng đường tôi ở mức bình thường. Xin hỏi tôi có thể uống thuốc trở lại không hay phải chích suốt đời? Rất mong được bác sĩ tư vấn. Xin cảm ơn.
    Icon
    Chào bạn
    Rất mừng là đường huyết của bạn sau khi tiêm insulin đã trở về mức bình thường. Khi các chỉ số đường huyết ổn định, bạn hoàn toàn có thể chuyển từ thuốc tiêm sang thuốc uống. Nói theo một cách khác, với người bệnh tiểu đường tuýp 2, việc tiêm insulin không hẳn phải duy trì suốt đời (điều này khác với tiểu đường tuýp 1, cần liên tục tiêm insulin).
    Tuy nhiên, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước, để cùng cân nhắc xem liệu thuốc uống có mang lại nhiều lợi ích cho bạn hơn thuốc tiêm hay không. Thêm vào đó, việc chuyển đổi giữa các loại thuốc khác nhau cũng cần tính toán cẩn thận. Bác sĩ sẽ dò liều thuốc mới và cho bạn chuyển đổi từ từ để hạn chế tối đa nguy cơ đường huyết tăng cao hay hạ thấp quá mức gây nguy hiểm.
    Tình trạng bỏ thuốc Tây chỉ dùng thuốc dân gian, đường huyết tăng cao như bạn không hiếm. Có rất nhiều người đã mắc sai lầm này và vô tình khiến bản thân dễ gặp biến chứng tiểu đường (tê bì châm chích, mất cảm giác, khô ngứa da, suy giảm thị lực…) hơn. Chúng tôi thấy bạn cũng đã trải qua giai đoạn này 2 năm, đây là 1 quãng thời gian khá dài. Do đó, bạn nên sớm cân nhắc dùng thêm các sản phẩm phòng ngừa biến chứng như tpbvsk Hộ Tạng Đường bên cạnh thuốc điều trị, chế độ ăn hay tập luyện. Để tìm hiểu rõ hơn về tác dụng của sản phẩm, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây hoặc xem chia sẻ của người bệnh tiểu đường trong video sau:

    Xem thêm: Hộ Tạng Đường và các lợi ích cho người bệnh tiểu đường
    Nếu có thắc mắc khác, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số 0962 326 300, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn.
    Nút hotline
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Ở Vũng Tàu, mua Hộ Tạng Đường ở đâu?

    ở vũng tàu bán hộ tạng đường ở đâu
    Icon
    Chào bạn
    Bạn có thể đặt hàng online qua link: http://bit.ly/mua_Ho_Tang_Duong_chinh_hang hoặc gọi cho chúng tôi theo đường dây nóng 0963 326 300. Chúng tôi sẽ gửi sản phẩm về tận nhà cho bạn.
    Giá sản phẩm là 170.000/1 hộp khi mua từ 1 - 5 hộp, 167.000/ 1 hộp khi mua từ 6 - 9 hộp, 160.000/ 1 hộp khi mua từ 10 hộp trở lên. Hiện nay chúng tôi đang có chương trình ưu đãi, miễn phí vận chuyển cho đơn hàng từ 1.000.000, do đó, bạn hãy sơm đặt mua để được giảm thiểu chi phí.
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Tiểu đường thai kỳ, đường huyết bao nhiêu thì phải tiêm lnsulin?

    Em đang mang thai tuần thứ 22, bị tiểu đường thai kỳ. Em tuân thủ chế độ ăn uống và đi bộ 30 phút mỗi ngày. Nhưng đường huyết của em vẫn không giảm. Cho em hỏi chỉ số đường huyết bao nhiêu thì phải tiêm lnsulin ạ?
    Icon
    Chào bạn
    Trong điều trị tiểu đường thai kỳ, lnsulin là lựa chọn duy nhất do hiệu quả giảm đường huyết cao, an toàn và không ảnh hưởng đến thai nhi. Việc dùng lnsulin sẽ được áp dụng ngay khi chế độ ăn uống và tập luyện không đủ để đưa đường huyết về giới hạn cho phép. Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ đề nghị giới hạn đường huyết cho phép ở phụ nữ mang thai là:
    - Đường huyết khi đói: ≤ 95 mg/dl.
    - Đường huyết sau ăn 1 giờ: ≤ 140 mg/dl
    - Đường huyết sau ăn 2 giờ: ≤ 120 mg/dl
    Do đó, nếu đường huyết của bạn trên giới hạn này, bạn nên tái khám để bác sĩ cân nhắc liều dùng và loại lnsulin phù hợp với bạn. Ngoài ra, khi đi thăm khám, bạn nên trao đổi với bác sĩ về chế độ ăn uống và tập luyện trong khi dùng thuốc, tránh kiêng khem quá mức (ví dụ nhịn ăn hoặc không ăn nhẹ sau khi tiêm lnsulin…) gây hạ đường huyết.
    Chúng tôi gửi thêm bạn bài viết chi tiết về những lưu ý khi tiêm lnsulin để tham khảo:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/insulin-va-9-luu-y-khi-su-sung.html
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Điều trị tiểu đường ở người già và người trẻ có khác nhau không?

    Xin chuyên gia cho biết chữa bệnh tiểu đường ở người già và người trẻ có khác nhau không? Nếu có thì khác như thế nào?
    Icon
    Chào bạn
    Điều trị bệnh tiểu đường ở người già là một thách thức lớn. Không giống như người trẻ, người cao tuổi phải đối mặt cùng lúc với nhiều vấn đề, bao gồm: bệnh lão khoa, suy giảm nhận thức, suy giảm chức năng, nguy cơ tim mạch, xương khớp… Những vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến khả năng tuân thủ điều trị, hiệu quả kiểm soát đường huyết và biến chứng. Do đó, kế hoạch điều trị ở người bệnh tiểu đường cao tuổi cần được cá nhân hóa trên từng đối tượng với mức độ cao hơn nhóm người bệnh trẻ tuổi.
    Một điểm khác biệt khác giữa điều trị tiểu đường ở người già và người trẻ chính là mục tiêu điều trị. Mục tiêu điều trị của người già được thả lỏng hơn. Nếu người bệnh tiểu đường trẻ tuổi được yêu cầu kiểm soát HbA1c dưới 6,5 %, mục tiêu này ở người già có thể lên tới 7 hoặc 8 % tùy tuổi thọ và mức độ các bệnh lý mắc kèm. Ngoài mục tiêu về đường huyết, trong kế hoạch điều trị cho người bệnh tiểu đường cao tuổi còn đặt ra mục tiêu về huyết áp và mỡ máu, nhằm hạn chế bớt rủi ro tim mạch.
    Chúng tôi gửi bạn bài viết chi tiết về hướng dẫn điều trị tiểu đường mới năm 2018 để tham khảo thêm:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/phac-do-dieu-tri-dai-thao-duong-2018-nguoi-benh-can-biet-cac-thong-tin-gi.html
    Ngoài ra, nếu có thắc mắc khác về bệnh lý tiểu đường, hãy gọi điện thoại trực tiếp cho chúng tôi theo đường dây nóng 0962.326.300 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
    Thân mến!
  • Icon

    Xin tên 4 thảo dược phòng ngừa biến chứng tiểu đường

    Tôi bị tiểu đường tuýp 2 lâu năm, hiện chưa có biến chứng. Nhưng bác sĩ nói rằng bệnh này rất nguy hiểm, biến chứng có thể gây chết người nên khá lo lắng và muốn phòng ngừa. Tôi muốn xin tên 4 thảo dược phòng ngừa biến chứng tiểu đường để sử dụng?
    Icon
    Chào bạn
    Biến chứng tiểu đường là nỗi lo chung của tất cả những người mắc bệnh. Bởi lẽ, chúng có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc: suy thận, mất thị lực, đoạn chi, thậm chí tử vong. May mắn, với sự phát triển của y học hiện đại, có nhiều giải pháp giúp người bệnh phòng ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả, sử dụng thảo dược chính là một trong số đó.
    Nghiên cứu khoa học chứng minh, 4 thảo dược Mạch Môn, Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài Sơn là những lựa chọn hàng đầu trong việc ngăn ngừa sự xuất hiện của các biến chứng. Bởi lẽ:
    - Mạch môn: giúp giảm ure/albumin niệu, giảm xơ hóa thận, từ đó chống biến chứng suy thận do tiểu đường.
    - Câu kỷ tử: hỗ trợ giảm tổn thương mạch máu, đặc biệt là hệ vi mạch nên ngăn chặn hiệu quả biến chứng tiểu đường trên mắt.
    - Nhàu: ngăn cản quá trình oxy hóa gây tổn thương mạch máu, từ đó phòng ngừa biến chứng trên cơ quan đích.
    - Hoài sơn: phục hồi chức năng tuyến tụy, chống oxy hóa, bảo vệ gan thận khỏi biến chứng.
    Tại Việt Nam, bạn có thể tìm thấy sự kết hợp của các thảo dược kể trên trong tpbvsk Hộ Tạng Đường. Đây là giải pháp đầu tiên, chuyên biệt trong phòng và cải thiện biến chứng. Hiệu quả của sản phẩm đã được nghiên cứu tại Trung tâm oxy cao áp Tp. Hồ Chí Minh và công nhận bởi nhiều chuyên gia và người bệnh tiểu đường trên toàn quốc.
    Gửi bạn các đánh giá về tác dụng của Hộ Tạng Đường để tham khảo:
    - Đánh giá của Bs. Nguyễn Huy Cường – Nguyên phó trưởng khoa Đái tháo đường, bệnh viện Nội tiết Trung Ương:

    - Trải nghiệm của bác Phan Văn Minh (Phú Yên - 0909502184):

    Nếu bạn cần tư vấn thêm về sản phẩm Hộ Tạng Đường hay bệnh lý tiểu đường, hãy gọi điện thoại trực tiếp cho chúng tôi theo đường dây nóng 0962.326.300 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Đường huyết cao, dùng Hộ Tạng Đường có giảm đường huyết không?

    Tôi uống thuốc Diamicron hàng ngày nhưng đường huyết khi đói vẫn cao trên 8.0 mmol/l. Uống thêm Hộ Tạng Đường có giảm đường huyết không?
    Icon
    Chào bạn
    Đúng là đường huyết khi đói của bạn vẫn còn ở mức cao (giới hạn cho phép ≤ 7 mmol/l). Điều này sẽ làm tăng nguy cơ gặp biến chứng trên tim, thần kinh, mắt, thận... Để ngăn ngừa các biến chứng này và giảm đường huyết, bạn dùng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (tpbvsk) Hộ Tạng Đường là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, chúng tôi cũng muốn chia sẻ thêm một số vấn đề, nhằm giúp bạn có được hiệu quả điều trị cao nhất.
    Đầu tiên, TPBVSK Hộ Tạng Đường giảm đường huyết nhờ cơ chế phục hồi chức năng tuyến tụy. Do đó, sản phẩm cần thời gian để phát huy hoàn toàn hiệu quả. Bạn nên duy trì uống 4 viên Hộ Tạng Đường mỗi ngày (chia 2 lần, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ) trong tối thiểu 3 tháng.
    Thứ hai, việc dùng TPBVSK Hộ Tạng Đường không thay thế hoàn toàn được thuốc điều trị và chế độ ăn uống, tập luyện. Trường hợp bạn dùng thuốc mà đường huyết không hạ, bạn cần xem lại các vấn đề dưới đây:
    - Bạn ăn uống như thế nào? Lý tưởng là chia nhỏ bữa ăn mỗi ngày, ăn 5 – 6 bữa nhỏ/ngày. Ngoài việc giảm lượng cơm mỗi bữa, những thực phẩm nhiều tinh bột trắng như bún, phở, cháo, xôi, bánh mỳ trắng… cũng rất dễ làm tăng đường huyết. Bạn nên ăn hạn chế và mỗi bữa chỉ ăn 1 loại. Việc tăng cường rau xanh, hạn chế đồ chiên rán, dầu mỡ cũng sẽ giúp đường huyết của bạn sớm về giới hạn.
    - Bạn uống thuốc đúng liều, đúng thời điểm chưa? Nếu đã tuân thủ đúng chỉ định, bạn nên tái khám để bác sĩ thay liều hoặc đổi loại thuốc.
    - Bạn có tập thể dục hàng ngày không? Cường độ tập không quan trọng bằng tần suất tập. Mỗi ngày, bạn nên tập thể dục từ 30 – 45 phút, không bỏ tập quá 2 ngày liên tiếp thì mới có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
    Để tiếp thêm động lực cho bạn, chúng tôi gửi thêm chia sẻ của cô Ba, đường huyết của cô trước khi dùng TPBVSK Hộ Tạng Đường cũng rất cao, có lúc lên tới 21 mmol/l, sau khi kiên trì dùng sản phẩm 3 tháng, đường huyết của cô đã giảm về mức cho phép:

    Chúc bạn kiểm soát đường huyết thành công!
    *Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
  • Icon

    Giá 6 loại thuốc chữa bệnh tiểu đường mới nhất

    Giá 6 loạ thuốc mỗi loạ bảo nhiêu bảo nhiêu viên cách sử dung
    Icon
    Chào bạn
    Từ năm 2013 đến nay, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã chấp thuận 6 loại thuốc chữa bệnh tiểu đường mới nhất bao gồm: Alogliptin (Nesina, Kazano, Oseni), Invokana (canagliflozain), Farxiga (danagliflozin), Tanzeum (albiglutide), Jardiance, Afrezza. Theo khảo sát, giá của 6 loại thuốc này khá cao, tối thiểu là 6 USD (130.000 VNĐ)/1 viên. Hiện Việt Nam chưa lưu hành các loại thuốc kể trên, thay vào đó, người bệnh tiểu đường ở nước ta thường sử dụng các loại thuốc phổ biến như metfomin, diamicron, amaryl, acarbose... Những loại thuốc này có giá cả phải chăng và hiệu quả giảm đường huyết tốt, do đó bạn có thể yên tâm sử dụng.
    Ngoài việc dùng thuốc, chế độ ăn và tập luyện hay dùng các sản phẩm hỗ trợ cũng rất quan trọng. Bạn có thể chia sẻ thêm chỉ số đường huyết, Hba1c của bạn hiện tại, chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể cho bạn các giải pháp hỗ trợ phù hợp, nhằm có được hiệu quả điều trị cao nhất. Gửi thêm bạn bài viết chi tiết về các thuốc điều trị tiểu đường mới nhất và thường dùng nhất, bạn tham khảo thêm:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/cac-nhom-thuoc-trong-dieu-tri-dai-thao-duong-typ2.html
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/6-loai-thuoc-moi-dot-pha-trong-dieu-tri-benh-tieu-duong.html
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Đau nhức ở chân có phải biến chứng của bệnh tiểu đường?

    Bà tôi bị tiểu đường 5 năm. Hiện nay có biểu hiện đau nhức ở chân khi đi lại thì có phải là biến chứng của bệnh tiểu đường không?
    Icon
    Chào bạn
    Đau nhức chân tay có thể là dấu hiệu cảnh báo đường huyết không được kiểm soát tốt hoặc biến chứng cơ xương khớp, tuy nhiên không loại trừ nguyên nhân bà bị lão hóa do tuổi tác. Chính vì vậy, bạn nên sớm đưa bà đi khám để biết nguyên nhân chính xác và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
    Biến chứng bệnh tiểu đường có thể được cải thiện và đẩy lùi thông qua việc ổn định đường huyết trong giới hạn cho phép. Do đó, ngoài dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn nên lưu tâm trong chế độ ăn uống và sinh hoạt của bà: cho bà ăn nhiều rau xanh, giảm đồ ngọt, đồ dầu mỡ, đi dạo hay tập dưỡng sinh hàng ngày. Việc dùng thêm sản phẩm bảo vệ mạch máu hệ thần kinh như Hộ Tạng Đường trong trường hợp của bà cũng là một lựa chọn tốt. Sản phẩm sẽ giúp bà cải thiện biến chứng đang có, phòng biến chứng mới và ổn định đường huyết tốt hơn.
    Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của bác Đỗ Thị Hợp (Hải Phòng). Đây cũng là một trường hợp mắc tiểu đường nhiều năm và bị biến chứng cơ xương khớp, dùng Hộ Tạng Đường nay sức khỏe rất tốt.

    Gửi thêm bạn một số bài tập thể dục dành riêng cho người bệnh bị đau nhức xương khớp để tham khảo:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/5-bai-tap-the-duc-cho-nguoi-tieu-duong-bi-dau-khop.html
    Chúc bạn và gia đình sức khỏe!