Chào bạn
Chỉ số HbA1c có vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán và theo dõi quá trình điều trị tiểu đường. Tuy nhiên, rất nhiều người chưa biết đến hoặc chưa hiểu rõ về chỉ số này.
HbA1c là lượng đường gắn với protein Hemoglobin trong tế bào hồng cầu. Chỉ số này phản ánh đường huyết trung bình trong 2 - 3 tháng trước thời điểm đo. HbA1c càng cao thì nguy cơ bị tiểu đường và có biến chứng càng lớn. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nên kiểm tra HbA1c 6 - 12 tháng/lần với người khỏe mạnh và 3 tháng/lần với người đã bị tiểu đường, tiền tiểu đường. Để hiểu rõ hơn về chỉ số này, bạn có thể lắng nghe chia sẻ của GS Thái Hồng Quang - Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam trong video sau:
GS Thái Hồng Quang tư vấn về chỉ số HbA1c
Chỉ số đường huyết đại diện cho lượng đường máu ngay tại thời điểm đo. Chỉ số này có thể thay đổi tùy thuộc vào việc bạn đo khi đói hay khi no, bạn ăn gì trước khi đo, tình trạng sức khỏe hay các loại thuốc dùng trước đó… Còn với HbA1c, chỉ số này ổn định hơn, không phụ thuộc vào thời điểm bạn đo. Do đó, sẽ có trường hợp HbA1 cao như đường huyết thấp.
Trước hết bạn nên đi kiểm tra lại bằng nghiệm pháp dung nạp glucose, để có thể chẩn đoán chính xác bạn có bị tiểu đường hay không. Trường hợp bác sĩ không kết luận tiểu đường thì với chỉ số HbA1c cao hơn ngưỡng bình thường, bạn đang ở giai đoạn tiền tiểu đường.
Tiền tiểu đường chưa nhất thiết phải dùng thuốc nhưng bạn vẫn cần điều chỉnh lối sống để giảm HbA1c. Ngoài ra sử dụng những thảo dược như Mạch Môn, Hoài Sơn, Nhàu, Câu kỷ tử cũng là một giải pháp tốt để ổn định đường huyết và phòng biến chứng. Bởi lẽ khi đường huyết dao động nhiều, nguy cơ xảy ra biến chứng ngay trong giai đoạn tiền tiểu đường rất cao.
Cụ thể những giải pháp trên ra sao, bạn tham khảo các bài viết cụ thể sau:
- Giải pháp ngăn ngừa tiền tiểu đường tiến triển thành tiểu đường tuýp 2
- Cách ổn định đường huyết, phòng biến chứng bằng thảo dược
Chúc bạn sức khỏe!