Có phải tiểu đường tuýp 2 nặng hơn tiểu đường tuýp 1

  • Icon

    Bị bệnh tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ thưa bác sĩ? Tôi phải làm gì để giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh và giảm được đường huyết?

    Icon

    Chúng tôi xin phép gửi bạn câu trả lời của GS Thái Hồng Quang – chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam.

    Chào bạn

    Để hiểu tiểu đường là nặng hay nhẹ, trước hết chúng ta cần biết tiêu chí để đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh là gì?

    Yếu tố đánh giá tiểu đường nặng hay nhẹ

    Theo GS Thái Hồng Quang: Bệnh tiểu đường là nặng hay nhẹ phụ thuộc vào mức độ kiểm soát đường huyết và biến chứng. Nếu đã có biến chứng, dù tuýp 1 hay tuýp 2 đều nguy hiểm như nhau. Với tiểu đường tuýp 1, thường sau 5 năm sẽ bắt đầu có biến chứng, đặc biệt là các biến chứng về mạch máu như bệnh võng mạc tiểu đường, biến chứng thận. Còn ở tiểu đường tuýp 2, thời gian xuất hiện biến chứng sẽ thay đổi, có thể là 10 - 15 năm sau hoặc ngay tại thời điểm chẩn đoán. Kiểm soát đường huyết và phòng tránh biến chứng tiểu đường càng tốt, tuổi thọ càng được kéo dài.

    GS Thái Hồng Quang tư vấn các yếu tố đánh giá mức độ nặng hay nhẹ của bệnh tiểu đường.

    Tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ hơn tuýp 1?

    Tuýp 1 hay tuýp 2 là cách phân loại theo nguyên nhân gây bệnh chứ không đánh giá mức độ nặng hay nhẹ của bệnh tiểu đường. Với tuýp nào, người bệnh cũng có nguy cơ gặp các biến chứng nếu không kiểm soát đường huyết tốt. Do đó, mục tiêu đầu tiên mà bác sĩ luôn nhắc với người bệnh tiểu đường là phải giảm được lượng đường trong máu về mức cho phép.

    Cách giảm nhẹ bệnh tiểu đường và biến chứng

    Muốn kiểm soát đường huyết tốt và giảm được nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường, bạn phải quản lý đa yếu tố.

    Thứ nhất, người bệnh cần phối hợp thật tốt với bác sĩ: uống thuốc đúng giờ, đúng liều, đúng cách. Bệnh tiểu đường không giống các căn bệnh thông thường khác, chỉ cần dùng một số thuốc là có thể chữa khỏi hoàn toàn. Điều trị tiểu đường là cả một quá trình, trong đó 50% hiệu quả quyết định bởi chính người bệnh. Người bệnh nào tuân thủ điều trị tốt thì nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm sẽ ít hơn.

    Thứ hai, người bệnh phải duy trì chế độ ăn và tập luyện điều độ. Điều độ ở đây có nghĩa là:

    - Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, kiểm soát số lượng thức ăn trong mỗi bữa và hạn chế nhịn ăn.

    - Ăn hạn chế tinh bột (cơm, bún, miến, phở, bánh kẹo…)

    - Ăn nhiều rau xanh.

    - Hạn chế đồ dầu mỡ, bia rượu, các chất kích thích.

    - Thể dục 30 phút mỗi ngày, không bỏ tập quá 2 ngày liên tiếp.

    Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ có chứa Nhàu, Câu kỷ tử, Alpha lipoic acid như tpbvsk Hộ Tạng Đường cũng là một giải pháp tốt để phòng ngừa biến chứng tiểu đường. Đặc biệt với người bệnh đã có biến chứng (tê bì, mờ mắt, khô ngứa da…), Tpbvsk Hộ Tạng Đường sẽ giúp cải thiện hiệu quả các dấu hiệu này.

    Cùng lắng nghe chia sẻ của người bệnh tiểu đường trong video dưới đây để hiểu rõ hơn về tác dụng của sản phẩm:

    Bác Phan Văn Minh chia sẻ kinh nghiệm phòng và cải thiện biến chứng tiểu đường.

    Bệnh tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ phụ thuộc vào bạn. Với căn bệnh này, bạn nên chủ động kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng để có thể kéo dài tuổi thọ cho bản thân.

    Chúc bạn sức khỏe.

    Thân mến!

Câu hỏi chuyên gia