Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng đến bé không?

    bác sỹ ơi cho em hỏi với ah! em mang thai đc 31 tuần 6 ngày hôm qua em vừa đi xét nghiệm đường máu thì chỉ số lúc đói là 6.6. sau khi dung nạp 1h là 13.2, sau 2h là 8.9. bác sỹ kết luận là theo dõi tiểu đường thai nghén. Bác sỹ cho em hỏi với các chỉ số trên thì có ảnh hưởng đến mẹ và em bé ko ah? có phải nhập viện để tiêm ko ah?
    Icon
    Chào bạn,
    Mang thai là một quá trình khó khăn. Người mẹ sẽ phải trải qua rất nhiều sự thay đổi trong cơ thể, đôi khi những thay đổi này có thể trở nên nghiêm trọng và làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Tiểu đường thai kỳ (TĐTK) chính là một trong số đó. Khi nghe bác sĩ kết luận bản thân bị TĐTK, tất cả mẹ bầu, giống như bạn, thường sẽ có tâm lý lo lắng, hoang mang không biết liệu bệnh có ảnh hưởng xấu đến bé hay không.
    Tiểu đường thai kỳ không nguy hiểm nếu được điều trị
    Không phủ nhận tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến một số nguy cơ như thai to, tiền sản giật.... Tuy nhiên, có một điều chắc chắn mà chúng tôi muốn bạn và tất cả những thai phụ biết: Người mẹ bị tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể sinh con khỏe mạnh. Miễn là đường huyết được kiểm soát tốt, sức khỏe của cả bạn và bé đều không bị ảnh hưởng.
    Mẹ bầu cần thay đổi chế độ ăn, tập luyện để kiểm soát đường huyết
    Việc điều trị tiểu đường thai kỳ không nhất thiết phải thực hiện tại bệnh viện. Bạn có thể điều trị tại nhà bằng cách điều chỉnh chế độ ăn và hoạt động nhẹ nhàng mỗi ngày. Bạn nên ăn giảm những thực phẩm dễ khiến đường huyết tăng cao như: cơm, bún, miến, phở, bánh kẹo ngọt..., ăn tăng rau xanh để làm chậm tốc độ hấp thu đường vào cơ thể. Đồng thời, bạn dành 20 - 30 phút hàng ngày để đi bộ hoặc tham gia 1 lớp yoga dành riêng cho phụ nữ mang thai. Có một điều mà chúng tôi muốn lưu ý với bạn là tuyệt đối không được nhịn ăn để giảm đường huyết. Bởi lẽ bạn và bé vẫn cần có dinh dưỡng để hoạt động và phát triển. Tốt nhất, bạn nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày (các bữa chính ăn giảm lượng cơm, bún, miến... và đến giữa buổi sáng, buổi chiều bạn ăn nhẹ bằng một chút trái cây, sữa hoặc sữa chua không đường) để vừa ổn định đường huyết, vừa đảm bảo dinh dưỡng cho bé. Giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng cũng là một cách giúp bạn hạn chế tình trạng tăng đường huyết.
    Ngoài ra, chúng tôi gửi thêm bài viết chi tiết về tiểu đường thai kỳ để bạn tham khảo:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/kiem-soat-tieu-duong-thai-ki-khong-can-dung-thuoc.html
    Chúc bạn và bé khỏe mạnh!
  • Icon

    Tiểu đường thai kỳ có uống nước cam được không?

    Tôi được biết cam rất tốt cho phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ, vậy nước cam thì sao? Tiểu đường thai kỳ có uống nước cam được không?
    Icon
    Chào bạn
    Câu hỏi của bạn rất hay. Để biết người tiểu đường hay tiểu đường thai kỳ nên chọn cam, nước cam hay cả 2, trước hết chúng ta sẽ đi tìm hiểu chỉ số đường huyết GI và lượng carbohydat (yếu tố quyết định khả năng làm tăng đường huyết) trong mỗi loại thực phẩm này.
    Một trái cam tươi có chỉ số đường huyết là 45 và tải lượng đường huyết là 5 (GL - lượng carbohydat trong 100 g thực phẩm). Trong khi đó, 1 ly nước cam ép tự làm có chỉ số GI khoảng 50 và tải lượng đường huyết lên tới 12. Con số này sẽ tăng lên nhiều lần nếu thay vì 1 ly cam tươi, bạn dùng 1 ly nước cam đóng hộp: 1 lon nước ngọt có gas vị cam có chỉ số đường huyết là 68 và tải lượng GL là 23.5. Lý giải về sự thay đổi chỉ số đường huyết và tải lượng đường huyết giữa cam tươi và nước ép, các chuyên gia cho rằng: khi dùng cam tươi, bạn sẽ nhận được toàn bộ lượng chất xơ trong đó. Nhưng khi cam tươi được chuyển thành nước ép, lượng chất xơ này bị mất đi, từ đó dẫn tới hàm lượng carbohydrat tăng đồng thời tốc độ hấp thu đường vào máu cũng tăng lên.
    Nói chung, người tiểu đường hay tiểu đường thai kỳ nên ưu tiên sử dụng cam tươi, có thể uống nước ép tự nhưng nên hạn chế, riêng các loại đồ uống đóng hộp, cần cắt giảm tối đa.
    Có rất nhiều đồ uống khác ngoài nước cam ít gây tăng đường huyết, bạn có thể tham khảo trong bài viết dưới đây:
    https://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/benh-tieu-duong-nen-uong-gi.html
    Nếu có thắc mắc khác, bạn có thể gọi ngay cho chúng tôi theo số 0936.057.996 để được tư vấn.

    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Phải làm gì khi quên uống thuốc tiểu đường?

    Tôi bị tiểu đường, huyết áp, mỡ máu cao nên phải dùng rất nhiều thuốc cùng lúc. Nếu tôi lỡ quên uống thuốc tiểu đường thì phải xử lý sao?
    Icon
    Chào bạn
    Việc phải sử dụng quá nhiều thuốc cùng lúc đôi khi sẽ khiến bạn vô tình quên uống thuốc tiểu đường. Để xử lý tình trạng này, bạn có thể áp dụng các giải pháp sau:
    - Nếu bạn nhớ ra mình quên uống thuốc cách thời điểm dùng thuốc thường ngày dưới 3 giờ và tần suất uống thuốc của bạn là 2 lần/ngày, hãy uống bù ngay. Nếu đã hơn ba giờ, bạn chỉ cần theo dõi đường huyết và chờ đợi tới lần uống thuốc kế tiếp theo đúng kế hoạch.
    - Nếu loại thuốc tiểu đường bạn đang dùng thuộc nhóm tác dụng kéo dài mỗi ngày chỉ uống một lần, hãy uống thuốc của bạn trong vòng 12 giờ sau liều đã quên. Nếu không, hãy chờ đến thời điểm uống thuốc hôm sau và dùng đúng với liều được bác sĩ kê đơn.
    Cách xử lý này thích hợp cho các thuốc nhóm sulfonylure (ví dụ như Glipizide), thiazolidinedione (như pioglitazone) và biguanide (chẳng hạn như Metformin - Glucophage). Đối với các loại thuốc tiểu đường khác, như acarbose (Precose) hoặc repaglinide (Prandin), hãy uống vào bữa ăn gần nhất.
    Ngoài ra, có 1 lưu ý đặc biệt quan trọng khi bạn quên uống thuốc tiểu đường là không tăng gấp đôi liều trong lần uống tiếp theo. Điều này có thể gây tụt đường huyết đột ngột và khiến bạn gặp nguy hiểm.
    Để tránh tình trạng quên uống thuốc lặp lại, bạn nên chia sẵn các loại thuốc cho từng ngày vào các túi nhỏ và đặt vào những nơi bạn dễ nhìn thấy. Bạn cũng có thể đặt báo thức hay giấy nhớ để nhắc bản thân khi nào cần dùng thuốc tiểu đường. Điều này sẽ giúp bạn tạo thói quen uống thuốc đúng giờ và hạn chế quên uống thuốc.
    Xem thêm: Chia sẻ của người bệnh: Cách chữa tiểu đường hiệu quả
    Giảm đường huyết tự nhiên: Những giải pháp hiệu quả
    Đánh giá của chuyên gia và người bệnh về tác dụng của TPBVSK Hộ Tạng Đường?
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Tiểu đường uống nước dừa được không?

    Tôi rất thích uống nước dừa nhưng vì loại nước này có vị ngọt nên tôi sợ sẽ làm đường huyết tăng. Xin hỏi, người tiểu đường uống nước dừa được không? Khi uống có cần lưu ý gì để không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu?
    Icon
    Chào bạn
    Nước dừa là một thức uống giải khát tuyệt vời, giàu kali, natri và nhiều acid amin tốt. Do loại đồ uống này hơi có vị ngọt nên không ít người bị tiểu đường phân vân, mình có uống nước dừa được không? nếu uống thì có ảnh hưởng gì tới đường huyết?
    Tin tốt là nước dừa an toàn cho người bệnh tiểu đường. Thức uống này có chỉ số GI (Chỉ số đường huyết thực phẩm) thấp, do đó không làm tăng đột biến đường trong máu sau khi uống. Bên cạnh đó, nước dừa còn mang lại nhiều lợi ích khác như:
    - Cung cấp chất xơ, giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu.
    - Hỗ trợ kiểm soát cân nặng.
    Tuy nhiên, bạn không nên uống quá nhiều, bất kể bạn thích nó bao nhiêu. Bởi lẽ, nước dừa có chứa đường fructose, mặc dù hàm lượng thấp (khoảng 15%) nhưng fructose vẫn có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nếu được sử dụng với số lượng nhiều.
    Lượng nước dừa giới hạn cho 1 ngày là 250 ml chia hai lần, uống nhiều hơn có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Bạn chỉ nên dùng nước dừa xanh, dừa tươi không pha chế thêm bất cứ thành phần nào khác kể cả cùi dừa. Do cùi dừa có hàm lượng đường và chất béo cao, không phù hợp với người tiểu đường.
    Ngoài ra, nếu bạn nằm trong các trường hợp dưới đây, việc uống nước dừa cần được kiểm soát nghiêm ngặt hơn:
    - Có vấn đề về thận: nước dừa chứa nhiều muối, không tốt cho người có bệnh thận.
    - Huyết áp thấp, tiểu đường thai kỳ: nên giảm bớt lượng uống mỗi lần hoặc thay thế bằng 1 trong 7 thức uống trong bài viết sau:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/7-do-uong-tot-nhat-cho-nguoi-benh-tieu-duong.html
    Hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp bạn có câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề tiểu đường có uống nước dừa được không. Nếu có thắc mắc khác, bạn có thể gọi ngay cho chúng tôi theo số  0936.057.996 để được tư vấn.

    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Cần tiêm thuốc tiểu đường (lnsulin) trong thời gian bao lâu?

    Tôi năm nay 42 tuổi, nam giới. Năm 30 tuổi, tôi bị tiểu đường, bác sĩ tại Bình Thuận đã chẩn đoán tôi bị tiểu đường tuýp 2 và cho thuốc uống bình thường. Sau đó, tôi nghe người xung quanh bày cách uống thuốc dân gian và tôi đã bỏ thuốc điều trị 2 năm. Năm 34 tuổi, tôi nhập viện vì lượng đường quá cao, bác sĩ lại chỉ định tôi tiêm thuốc tiểu đường. Đến nay lượng đường tôi ở mức bình thường. Xin hỏi tôi có thể uống thuốc trở lại không hay phải chích suốt đời? Rất mong được bác sĩ tư vấn. Xin cảm ơn.
    Icon
    Chào bạn
    Rất mừng là đường huyết của bạn sau khi tiêm insulin đã trở về mức bình thường. Khi các chỉ số đường huyết ổn định, bạn hoàn toàn có thể chuyển từ thuốc tiêm sang thuốc uống. Nói theo một cách khác, với người bệnh tiểu đường tuýp 2, việc tiêm insulin không hẳn phải duy trì suốt đời (điều này khác với tiểu đường tuýp 1, cần liên tục tiêm insulin).
    Tuy nhiên, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước, để cùng cân nhắc xem liệu thuốc uống có mang lại nhiều lợi ích cho bạn hơn thuốc tiêm hay không. Thêm vào đó, việc chuyển đổi giữa các loại thuốc khác nhau cũng cần tính toán cẩn thận. Bác sĩ sẽ dò liều thuốc mới và cho bạn chuyển đổi từ từ để hạn chế tối đa nguy cơ đường huyết tăng cao hay hạ thấp quá mức gây nguy hiểm.
    Tình trạng bỏ thuốc Tây chỉ dùng thuốc dân gian, đường huyết tăng cao như bạn không hiếm. Có rất nhiều người đã mắc sai lầm này và vô tình khiến bản thân dễ gặp biến chứng tiểu đường (tê bì châm chích, mất cảm giác, khô ngứa da, suy giảm thị lực…) hơn. Chúng tôi thấy bạn cũng đã trải qua giai đoạn này 2 năm, đây là 1 quãng thời gian khá dài. Do đó, bạn nên sớm cân nhắc dùng thêm các sản phẩm phòng ngừa biến chứng như tpbvsk Hộ Tạng Đường bên cạnh thuốc điều trị, chế độ ăn hay tập luyện. Để tìm hiểu rõ hơn về tác dụng của sản phẩm, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây hoặc xem chia sẻ của người bệnh tiểu đường trong video sau:

    Xem thêm: Hộ Tạng Đường và các lợi ích cho người bệnh tiểu đường
    Nếu có thắc mắc khác, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số 0962 326 300, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn.
    Nút hotline
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Ở Vũng Tàu, mua Hộ Tạng Đường ở đâu?

    ở vũng tàu bán hộ tạng đường ở đâu
    Icon
    Chào bạn
    Bạn có thể đặt hàng online qua link: http://bit.ly/mua_Ho_Tang_Duong_chinh_hang hoặc gọi cho chúng tôi theo đường dây nóng 0963 326 300. Chúng tôi sẽ gửi sản phẩm về tận nhà cho bạn.
    Giá sản phẩm là 170.000/1 hộp khi mua từ 1 - 5 hộp, 167.000/ 1 hộp khi mua từ 6 - 9 hộp, 160.000/ 1 hộp khi mua từ 10 hộp trở lên. Hiện nay chúng tôi đang có chương trình ưu đãi, miễn phí vận chuyển cho đơn hàng từ 1.000.000, do đó, bạn hãy sơm đặt mua để được giảm thiểu chi phí.
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Tiểu đường thai kỳ, đường huyết bao nhiêu thì phải tiêm lnsulin?

    Em đang mang thai tuần thứ 22, bị tiểu đường thai kỳ. Em tuân thủ chế độ ăn uống và đi bộ 30 phút mỗi ngày. Nhưng đường huyết của em vẫn không giảm. Cho em hỏi chỉ số đường huyết bao nhiêu thì phải tiêm lnsulin ạ?
    Icon
    Chào bạn
    Trong điều trị tiểu đường thai kỳ, lnsulin là lựa chọn duy nhất do hiệu quả giảm đường huyết cao, an toàn và không ảnh hưởng đến thai nhi. Việc dùng lnsulin sẽ được áp dụng ngay khi chế độ ăn uống và tập luyện không đủ để đưa đường huyết về giới hạn cho phép. Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ đề nghị giới hạn đường huyết cho phép ở phụ nữ mang thai là:
    - Đường huyết khi đói: ≤ 95 mg/dl.
    - Đường huyết sau ăn 1 giờ: ≤ 140 mg/dl
    - Đường huyết sau ăn 2 giờ: ≤ 120 mg/dl
    Do đó, nếu đường huyết của bạn trên giới hạn này, bạn nên tái khám để bác sĩ cân nhắc liều dùng và loại lnsulin phù hợp với bạn. Ngoài ra, khi đi thăm khám, bạn nên trao đổi với bác sĩ về chế độ ăn uống và tập luyện trong khi dùng thuốc, tránh kiêng khem quá mức (ví dụ nhịn ăn hoặc không ăn nhẹ sau khi tiêm lnsulin…) gây hạ đường huyết.
    Chúng tôi gửi thêm bạn bài viết chi tiết về những lưu ý khi tiêm lnsulin để tham khảo:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/insulin-va-9-luu-y-khi-su-sung.html
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Điều trị tiểu đường ở người già và người trẻ có khác nhau không?

    Xin chuyên gia cho biết chữa bệnh tiểu đường ở người già và người trẻ có khác nhau không? Nếu có thì khác như thế nào?
    Icon
    Chào bạn
    Điều trị bệnh tiểu đường ở người già là một thách thức lớn. Không giống như người trẻ, người cao tuổi phải đối mặt cùng lúc với nhiều vấn đề, bao gồm: bệnh lão khoa, suy giảm nhận thức, suy giảm chức năng, nguy cơ tim mạch, xương khớp… Những vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến khả năng tuân thủ điều trị, hiệu quả kiểm soát đường huyết và biến chứng. Do đó, kế hoạch điều trị ở người bệnh tiểu đường cao tuổi cần được cá nhân hóa trên từng đối tượng với mức độ cao hơn nhóm người bệnh trẻ tuổi.
    Một điểm khác biệt khác giữa điều trị tiểu đường ở người già và người trẻ chính là mục tiêu điều trị. Mục tiêu điều trị của người già được thả lỏng hơn. Nếu người bệnh tiểu đường trẻ tuổi được yêu cầu kiểm soát HbA1c dưới 6,5 %, mục tiêu này ở người già có thể lên tới 7 hoặc 8 % tùy tuổi thọ và mức độ các bệnh lý mắc kèm. Ngoài mục tiêu về đường huyết, trong kế hoạch điều trị cho người bệnh tiểu đường cao tuổi còn đặt ra mục tiêu về huyết áp và mỡ máu, nhằm hạn chế bớt rủi ro tim mạch.
    Chúng tôi gửi bạn bài viết chi tiết về hướng dẫn điều trị tiểu đường mới năm 2018 để tham khảo thêm:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/phac-do-dieu-tri-dai-thao-duong-2018-nguoi-benh-can-biet-cac-thong-tin-gi.html
    Ngoài ra, nếu có thắc mắc khác về bệnh lý tiểu đường, hãy gọi điện thoại trực tiếp cho chúng tôi theo đường dây nóng 0962.326.300 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
    Thân mến!