Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng đến bé không?

  • Icon

    bác sỹ ơi cho em hỏi với ah! em mang thai đc 31 tuần 6 ngày hôm qua em vừa đi xét nghiệm đường máu thì chỉ số lúc đói là 6.6. sau khi dung nạp 1h là 13.2, sau 2h là 8.9. bác sỹ kết luận là theo dõi tiểu đường thai nghén. Bác sỹ cho em hỏi với các chỉ số trên thì có ảnh hưởng đến mẹ và em bé ko ah? có phải nhập viện để tiêm ko ah?

    Icon

    Chào bạn,

    Mang thai là một quá trình khó khăn. Người mẹ sẽ phải trải qua rất nhiều sự thay đổi trong cơ thể, đôi khi những thay đổi này có thể trở nên nghiêm trọng và làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Tiểu đường thai kỳ (TĐTK) chính là một trong số đó. Khi nghe bác sĩ kết luận bản thân bị TĐTK, tất cả mẹ bầu, giống như bạn, thường sẽ có tâm lý lo lắng, hoang mang không biết liệu bệnh có ảnh hưởng xấu đến bé hay không.

    Tiểu đường thai kỳ không nguy hiểm nếu được điều trị

    Không phủ nhận tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến một số nguy cơ như thai to, tiền sản giật.... Tuy nhiên, có một điều chắc chắn mà chúng tôi muốn bạn và tất cả những thai phụ biết: Người mẹ bị tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể sinh con khỏe mạnh. Miễn là đường huyết được kiểm soát tốt, sức khỏe của cả bạn và bé đều không bị ảnh hưởng.

    Mẹ bầu cần thay đổi chế độ ăn, tập luyện để kiểm soát đường huyết

    Việc điều trị tiểu đường thai kỳ không nhất thiết phải thực hiện tại bệnh viện. Bạn có thể điều trị tại nhà bằng cách điều chỉnh chế độ ăn và hoạt động nhẹ nhàng mỗi ngày. Bạn nên ăn giảm những thực phẩm dễ khiến đường huyết tăng cao như: cơm, bún, miến, phở, bánh kẹo ngọt..., ăn tăng rau xanh để làm chậm tốc độ hấp thu đường vào cơ thể. Đồng thời, bạn dành 20 - 30 phút hàng ngày để đi bộ hoặc tham gia 1 lớp yoga dành riêng cho phụ nữ mang thai. Có một điều mà chúng tôi muốn lưu ý với bạn là tuyệt đối không được nhịn ăn để giảm đường huyết. Bởi lẽ bạn và bé vẫn cần có dinh dưỡng để hoạt động và phát triển. Tốt nhất, bạn nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày (các bữa chính ăn giảm lượng cơm, bún, miến... và đến giữa buổi sáng, buổi chiều bạn ăn nhẹ bằng một chút trái cây, sữa hoặc sữa chua không đường) để vừa ổn định đường huyết, vừa đảm bảo dinh dưỡng cho bé. Giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng cũng là một cách giúp bạn hạn chế tình trạng tăng đường huyết.

    Ngoài ra, chúng tôi gửi thêm bài viết chi tiết về tiểu đường thai kỳ để bạn tham khảo:

    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/kiem-soat-tieu-duong-thai-ki-khong-can-dung-thuoc.html

    Chúc bạn và bé khỏe mạnh!

Câu hỏi chuyên gia