Chuyên gia giải đáp: Nguyên nhân bệnh tiểu đường type 1, type 2

  • Icon

    Tôi năm nay 60 tuổi, cách đây 1 tuần đi khám định kỳ thì bác sĩ nói tôi bị tiểu đường type 2. Trước đó sức khỏe tôi vẫn bình thường, huyết áp, mỡ máu hơi cao nhưng tôi có uống thuốc hàng ngày. Tôi không hiểu tại sao mình lại mắc bệnh trong khi gia đình tôi chưa ai bị cả. Mong chuyên gia giải đáp và tư vấn thêm cho tôi.

    Icon

    Chào bác

    Rất nhiều người cũng như bác, vô tình phát hiện mình mắc tiểu đường khi đi thăm khám định kỳ và hoang mang không biết tại sao bản thân lại mắc bệnh. Để giúp bác hiểu rõ nguyên nhân gây ra tiểu đường, chúng tôi xin gửi tới bác câu trả lời của GS Thái Hồng Quang - Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam.

    Nguyên nhân bệnh tiểu đường type 1, type 2

    Theo GS T. H. Quang, có rất nhiều nguyên nhân bệnh tiểu đường như di truyền, tự miễn, kháng insulin… tùy theo việc người bệnh mắc type 1, type 2 hay tiểu đường thai kỳ.

    Tiểu đường type 1 còn gọi là tiểu đường trẻ em (< 15 tuổi) thường xuất phát từ các bệnh tự miễn (cơ thể tự tấn công chính mình), di truyền, nhiễm virus, gây hủy hoại 90% tế bào tiết insulin của tuyến tụy. Bệnh xảy ra đột ngột với các triệu chứng ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân nhanh và buộc phải tiêm insulin ngay lập tức.

    tiểu đường type 2 nguyên nhân bệnh là tình trạng kháng insulin và tuyến tụy giảm tiết insulin. Kháng insulin có nghĩa tuyến tụy vẫn tiết được insulin nhưng khả năng hoạt động của hormon này lại kém đi. Ban đầu cơ thể có thể bù trừ bằng cách tăng sản xuất insulin mới nên đường huyết tăng chưa cao. Nhưng lâu dần, tuyến tụy bắt đầu bị ảnh hưởng, giảm khả năng tạo ra insulin. Bệnh diễn biến âm thầm, gần như người bệnh khó nhận ra các triệu chứng cho tới khi bị chẩn đoán.

    Tiểu đường thai kỳ là một dạng tiểu đường đặc biệt. Sự thay đổi hormone trong thời gian này làm tăng tình trạng kháng insulin, từ đó khiến đường huyết tăng cao.

    GS Thái Hồng Quang tư vấn nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

    Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2

    Kháng insulin hay tuyến tụy giảm tiết insulin là những nguyên nhân sâu xa dẫn đến tiểu đường tuýp 2. Nhưng cụ thể hơn, có 6 yếu tố làm bác dễ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 bao gồm:

    - Thừa cân, béo phì.

    - Lối sống ít vận động, hút thuốc lá, thường xuyên dùng rượu bia.

    - Sự thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai.

    - Gia đình có bố mẹ/anh chị em mắc bệnh.

    - Huyết áp cao, mỡ máu.

    - Tuổi trên 40...

    Như vậy, trường hợp của bác, mặc dù không có yếu tố di truyền (gia đình chưa có người mắc bệnh) nhưng bác có 2 yếu tố nguy cơ về tuổi tác và huyết áp/ mỡ máu. 2 yếu tố này chính là lý do khiến bác dễ bị tiểu đường hơn những người xung quanh.

    Chúng tôi nghĩ, mục tiêu bác nên hướng tới hiện tại là làm sao để kiểm soát được đường huyết và giữ cho bệnh không biến chứng. Bởi những người có huyết áp cao, mỡ máu kèm tiểu đường rất dễ bị biến chứng tim mạch.

    Cách kiểm soát đường huyết cho người mới mắc tiểu đường

    Để đưa đường huyết về ngưỡng cho phép và phòng ngừa biến chứng tiểu đường, bác nên áp dụng một số giải pháp dưới đây:

    - Tuân thủ điều trị theo đơn của bác sĩ.

    - Thực hiện chế độ ăn dành riêng cho người tiểu đường: Với độ tuổi của bác, ăn uống quá kiêng khem để hạ đường huyết nhanh không phải là lựa chọn tốt. Bác nên chia nhỏ bữa ăn thành 5 - 6 bữa nhỏ/ngày. Số lượng thức ăn bữa sáng nên nhiều hơn bữa trưa và ít nhất vào bữa tối. Bác có thể chọn các thực phẩm ít gây tăng nhanh đường huyết như gạo lức, yến mạch để ăn đan xen với cơm, bún, miến, phở… Quan trọng nhất, rau xanh phải chiếm ½ phần ăn mỗi bữa của bác.

    Vì bác đang bị cả huyết áp và mỡ máu, do đó ngoài những lưu ý trên, bác chú ý ăn nhạt, ăn ít đồ chiên rán, mỡ động vật...

    - Tập thể dục hàng ngày.

    - Kiểm tra đường huyết, Hba1c, huyết áp, mỡ máu định kỳ.

    Ngoài ra, bác có thể cân nhắc phối hợp thêm với một số sản phẩm từ thảo dược như tpbvsk Hộ Tạng Đường để giảm đường huyết tốt hơn và phòng ngừa biến chứng, đặc biệt là các biến chứng trên tim mạch. Để tìm hiểu về sản phẩm này, bác có thể lắng nghe chia sẻ của bác Thanh Luyên sau đây:

    Chúc bác sức khỏe!


Câu hỏi chuyên gia