Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Cách giảm rủi ro cho con

  • Icon

    Em đang mang thai 28 tuần, đi khám thì bị chẩn đoán tiểu đường thai kỳ. Bệnh này có ảnh hưởng nguy hiểm đến thai nhi không bác sĩ?

    Icon

    Chào bạn

    Trong quá trình mang thai, sự thay đổi hormone cùng với chế độ ăn thừa dinh dưỡng sẽ khiến mẹ bầu dễ bị tiểu đường thai kỳ (TĐTK). Bệnh lý này có thể gây nguy hiểm tới cả mẹ và thai nhi . Tuy nhiên, nếu biết cách điều trị và giảm rủi ro, mẹ bầu sẽ ngăn ngừa được 90% các ảnh hưởng này.

    Sau đây, GS Thái Hồng Quang (Chủ tịch hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam) sẽ giúp bạn hiểu hơn về tiểu đường thai kỳ; những ảnh hưởng thể xảy ra đối với thai phụ và thai nhi cũng chế độ dinh dưỡng dành riêng cho giai đoạn này.

    Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm như thế nào với mẹ và con?

    GS Thái Hồng Quang cho hay, ngoài gây ra các biểu hiện khát nhiều, đi tiểu nhiều, mệt mỏi, nếu không quản lý tốt tiểu đường thai kỳ, mẹ và bé sẽ gặp một số rủi ro nguy hiểm hơn.

    Ảnh hưởng của TĐTK tới mẹ

    • - Đa ối: Nước ối nhiều sẽ làm tăng nguy cơ sinh non

    • - Tiền sản giật.

    • - Nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 sau thai kỳ.

    Ảnh hưởng của TĐTK tới con

    • - Thai to, dễ gây sang chấn lúc sinh như: trật khớp vai, tổn thương não

    • - Lưu thai.

    • - Nguy cơ bị suy hô hấp cấp, vàng da, dị tật bẩm sinh.

    Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người mẹ bị tiểu đường thai kỳ vẫn sinh con được bình thường, bảo đảm mẹ tròn con vuông.

    Ảnh hưởng nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ đến mẹ và thai nhi.

    Cách điều trị tiểu đường thai kỳ hiệu quả

    GS Thái Hồng Quang khuyến cáo: “Khi bị TĐTK, mẹ bầu phải tuân thủ chế độ ăn dành cho người tiểu đường kết hợp tập luyện hợp lý. Đây là 2 giải pháp chính. Còn thuốc điều trị chỉ áp dụng khi mà ăn uống, thể dục không đưa được đường huyết về giới hạn cho phép.”

    Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ

    Mẹ bầu bị TĐTK nên giảm đường, giảm tinh bột nhưng tuyệt đối không nhịn ăn để đảm bảo đủ năng lượng cho bản thân và bé. Tốt nhất, bạn nên chia nhỏ bữa ăn, ăn thành 5 bữa thay vì 3 bữa chính như trước, ưu tiên rau xanh, trái cây tươi, thịt nạc, cá, trứng, sữa không đường...

    Lưu ý trong tập luyện và sinh hoạt

    Ngoài chế độ ăn, lựa chọn 1 hoạt động thể dục nhẹ nhàng như đi bộ hay yoga dành riêng thai phụ cũng là 1 giải pháp tốt. Điều này giúp bạn giảm đường huyết và sinh con dễ dàng hơn. Trong sinh hoạt, cần chú ý ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái, theo dõi đường huyết thường xuyên và đi khám đúng lịch của bác sĩ. Dưới đây là bảng chỉ số đường huyết mà người mẹ bị tiểu đường thai kỳ nên đạt được:

    - Đường huyết lúc đói: 3.4 - 5.8 mmol/l

    - Đường huyết 1 giờ sau ăn < 7.8 mmol/l

    - Đường huyết 2 giờ sau ăn < 7.2 mmol/l

    Hy vọng với phần tư vấn của GS Thái Hồng Quang trên đây, bạn sẽ bớt lo lắng “Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?” và chăm sóc bản thân cũng như thai nhi thật tốt.

    Chúc bạn và bé sức khỏe!


Câu hỏi chuyên gia