Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Tim đập nhanh có phải biến chứng tiểu đường?

    Bị tim đập nhanh có phải là biến chứng tiểu đường không thưa bác sỹ? Tôi là nữ, mắc bệnh tiểu đường 4 năm rồi, dạo này đo đường huyết lúc đói 8,1mmol/L, HbA1c 8.0%. Tư vấn cho tôi cách điều trị. Cảm ơn!
    Icon
    Chào chị, 
    Không rõ năm nay chị bao nhiêu tuổi, đã mãn kinh hay chưa? Vì tình trạng tim đập nhanh có thể là do biến chứng tiểu đường, nhưng cũng có thể là triệu chứng của thời kỳ mãn kinh hoặc rối loạn thần kinh tim, cường giáp và một số bệnh khác.
    Nếu tình tạng tim đập nhanh xảy ra khi nghỉ thì đó có thể là dấu hiệu biến chứng thần kinh tự chủ của bệnh tiểu đường. Thường thì biến chứng thần kinh tự chủ của bệnh tiểu đường sẽ có các biểu hiện khác đi kèm theo, chẳng hạn như: Rối loạn tiêu hóa (táo - lỏng bất thường, chậm tiêu, ăn không ngon), rối loạn tiết mồ hôi, tụt huyết áp tư thế đứng, thiếu máu cơ tim... Nếu có các triệu chứng trên, chị nên đi khám chuyên khoa để chẩn đoán chính xác tình trạng của mình.
    Chị tham khảo thêm về biến chứng thần kinh tự chủ của bệnh tiểu đường trong bài viết sau: 
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/thong-tin-benh/phong-ngua-bien-chung-than-kinh-tu-chu-do-benh-dai-thao-duong.html
    Ngoài ra, theo như chia sẻ của chị thì chỉ số đường huyết lúc đói và cả HbA1c đều khá cao. Chị nên đi khám lại để điều chỉnh liều thuốc, loại thuốc nếu cần, đồng thời trong chế độ ăn cần tuân thủ ăn ít chất đường bột, chất béo, ăn nhiều chất xơ, rau xanh và tập thể dục 30 phút mỗi ngày trong ít nhất 5 ngày mỗi tuần.
    Chúc chị sức khỏe!
  • Icon

    Thực đơn tăng cân cho người tiểu đường bị sụt cân nhanh

    Tôi mới bị tiểu đường chưa đầy 1 tháng , xét nghiệm khi đói 7,6mmol/L mà sút 2,5 kg. Vậy tôi muốn tăng cân làm cách nào được bác sĩ, nhờ bác sĩ tư vấn thực đơn cho người tiểu đường cần tăng cân ạ? Nếu tôi uống sữa dành cho người tiểu đường thì có tăng cân được không ạ? Xin cảm ơn.
    Icon
    Chào bạn,
    Sút cân nhanh là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường. Tình trạng này có thể tiếp diễn nếu bệnh không được điều trị hay đường huyết không được kiểm soát tốt. Nếu bị sút cân kéo dài, cơ thể sẽ bị suy nhược, làm giảm khả năng chống chọi bệnh và khiến cho biến chứng tiểu đường xảy ra sớm hơn. Tuy nhiên, có một vấn đề phải cân nhắc khi thay đổi trọng lượng cho người tiểu đường là cân nặng tăng có thể kéo theo đường huyết tăng.

    Khi nào người bệnh tiểu đường nên tăng cân?
    Để biết bạn có bắt buộc phải tăng cân không, bạn nên tính toán chỉ số khối cơ thể BMI. BMI bằng cân nặng (kg) chia bình phương chiều cao (m). Ví dụ: Cân nặng là 60kg, chiều cao 1,65 m thì BMI của bạn sẽ là 60 : 1.65 : 1.65 = 22.03
    Nếu BMI của bạn vẫn nằm trong giới hạn bình thường 18.5 – 22.99 thì chưa nhất thiết phải tăng cân. Dưới giới hạn này, bạn có thể trao đổi với bác sĩ về việc điều chỉnh cân nặng cho mình.

    Bí quyết tăng cân cho người bị tiểu đường
    Để có được cân nặng lý tưởng, trước hết bạn cần điều trị bệnh tiểu đường theo đúng chỉ định của bác sĩ, đồng thời tuân thủ một vài nguyên tắc sau trong ăn uống:
    – Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày: Nên chia thành 5 – 6 bữa nhỏ một ngày thay vì ăn 3 bữa chính. Giữa các bữa ăn, bạn có thể uống sữa cho người tiểu đường, sữa chua hoặc lựa chọn hoa quả ít ngọt như thanh long, dưa chuột, táo, bưởi…
    – Ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng để đảm bảo bạn ăn ít nhưng vẫn đủ chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Ví dụ về các thực phẩm giàu dinh dưỡng mà người tiểu đường nên ăn là thịt nạc, đậu phụ, các loại hạt…
    – Không uống nước trước bữa ăn vì uống nước sẽ khiến bạn ăn ít đi.
    – Chọn đúng loại tinh bột: Mặc dù ăn nhiều tinh bột giúp tăng cân nhanh, nhưng các thực phẩm này có thể gây tăng đường huyết và khiến cho việc kiểm soát bệnh trở nên khó khăn hơn. Bạn nên các loại thực phẩm ít gây tăng đường huyết như gạo lứt, đậu đỗ, rau xanh…
    – Ăn chất béo có lợi: Chất béo là nhóm thực phẩm giàu calo nhất, nên bạn có thể tăng cân nhanh chóng nếu ăn nhiều chất béo. Tuy nhiên, bạn nên tránh các chất béo có hại (trong đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn…) mà thay vào đó nên ăn chất béo bão hòa đơn và chất béo bão hòa đa có trong: Dầu ô liu, dầu hạt cải, quả bơ, đậu phộng, hạt điều, bơ hạnh nhân…

    Việc tập thể dục hàng ngày giúp bạn không bị tăng cân quá mức. Các bài tập như đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội… vừa giúp tăng cân an toàn vừa giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
    Bạn có thể tham khảo một số bài viết chi tiết sau về chế độ ăn uống và tập luyện dành cho người bệnh tiểu đường:
    ● Thực đơn cho người tiểu đường: Món ngon áp dụng cả tuần
    ● 5 lời khuyên khi tập thể dục trong bệnh tiểu đường
    Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết như TPBVSK Hộ Tạng Đường. Mặc dù không trực tiếp ảnh hưởng đến cân nặng của bạn, nhưng khi đường huyết ổn định, bạn cũng dễ dàng có được trọng lượng khỏe mạnh hơn.
    Thông tin đến bạn:
    TPBVSK Hộ Tạng Đường với sự kết hợp của 4 thảo dược quý: Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn là giải pháp hỗ trợ chữa tiểu đường hiệu quả được nhiều người tin dùng từ 2008. Theo đó, người bệnh có thể nhận thấy những lợi ích sau:
    ● Hạ và ổn định đường huyết dễ dàng, giảm tình trạng mệt mỏi, khát nhiều, gầy sút cân nhiều, ở người tiểu đường
    ● Cải thiện hàng loạt các biến chứng tiểu đường: Tê bì tay chân, mờ mắt, tiểu đêm, khô ngứa và bong tróc da, rối loạn cương…
    ● Giảm nguy cơ suy thận, đột quỵ, mù lòa, đoạn chi, nhồi máu tim
    Bạn tham khảo thêm kinh nghiệm chữa tiểu đường từ những bệnh nhân khác thông qua video sau:

    Chia sẻ kinh nghiệm chữa tiểu đường từ người bệnh
    Mọi băn khoăn cần giải đáp về bệnh tiểu đường hoặc về sản phẩm Hộ Tạng Đường, bạn vui lòng gọi dược sĩ chuyên môn theo số:

    >>> Xem thêm: Hộ Tạng Đường: Công dụng, nguồn gốc xuất xứ và những thông tin bạn cần biết

    Việc tăng cân cho người bệnh tiểu đường là cả một quá trình. Nếu bạn gặp khó khăn, hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hỗ trợ.
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Người bệnh tiểu đường có cần bổ sung protein hay không?

    Chuyên gia cho tôi hỏi, bệnh tiểu đường có liên quan đến sự thiếu hụt protein hay không? Người tiểu đường có cần bổ sung protein không, nếu có thì tại sao và bổ sung như thế nào?
    Icon
    Trả lời:
    Chào bạn,
    Rối loạn chuyển hóa đường không chỉ là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường (đái tháo đường) mà còn dẫn đến một loạt rối loạn chuyển hóa các chất khác, bao gồm chất đạm (protein) và chất béo (lipid). Bên cạnh đó, chế độ ăn uống kiêng khem làm cho người tiểu đường rất dễ bị thiếu hụt protein và các dưỡng chất khác.
    Mặc dù vậy, việc người tiểu đường có nên bổ sung protein hay không tùy thuộc vào nhu cầu của cơ thể có thiếu hụt dinh dưỡng hay không, tức là chỉ sau khi xác định là thiếu chất mới cần dùng chế phẩm bổ sung. 
    Ngoài ra, một số chế phẩm bổ sung protein cũng có thể gây ảnh hưởng đến chức năng thận vì thế, người bệnh tiểu đường cần bổ sung chế phẩm dinh dưỡng như thế nào, liều lượng bao nhiêu, thì cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị, chứ không nên tự ý sử dụng. 
    Về cơ bản nếu có thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể bằng chế độ ăn uống hợp lý thì có lẽ chưa cần thiết phải dùng thêm chế phẩm bổ sung.
    Xem thêm:
    8 loại trái cây tốt nhất cho người tiểu đường
    Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Thực đơn tốt nhất cho người tiểu đường
    Thân mến!
  • Icon

    71 tuổi mới phát hiện mắc biến chứng tiểu đường thì làm thế nào?

    Mẹ tôi 71 tuổi bị biến chứng tiểu đường mới phát hiện xin tư vấn dùm tôi?
    Icon
    Chào anh,
    Trường hợp của bác tuổi cũng đã khá cao và mắc tiểu đường nhưng không rõ đường huyết của bác bao nhiêu? Các biến chứng mà bác đang gặp phải là gì? Anh có thể chia sẻ thêm thông tin để chúng tôi tư vấn cho bác kỹ hơn.
    Điều quan trọng trước mắt vẫn là thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tập thể dục đều đặn. Để hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường và những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường anh đọc thêm trong bài:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/thong-tin-benh/bien-chung-cua-benh-tieu-duong-nhung-he-luy-tren-toan-co-the.html
    Thân mến!
  • Icon

    Suy thận do tiểu đường có uống được sữa Glucerna không?

    Mẹ tôi 83 tuổi bị tiểu đường type 2 đã 18 năm, đã biến chứng suy tim , suy thận mạn . Mẹ tôi ăn rất ít nên tôi cho uống sữa Glucena của người tiểu đường có ảnh hưởng tới thận không ạ .
    Icon
    Chào chị,
    Với những người suy thận do tiểu đường thường được nên ăn ít đạm để tránh làm tăng gánh nặng lên hoạt động của thận. Tuy nhiên, chính do ăn ít đạm nên người bệnh có thể bị thiếu dinh dưỡng. Đặc trưng của chế độ ăn kiêng trong suy thận mãn là giảm đạm và kali. Đạm cần giảm về số lượng nhưng lại cần cung cấp đủ đạm có giá trị sinh học cao để bù vào lượng đạm mất đi hàng ngày qua nước tiểu.
    Vì thế, trong trường hợp bác không thể ăn uống hoặc ăn uống kém thì bác hoàn toàn có thể dùng thay thế bằng sữa dành cho người tiểu đường. Nhưng tốt nhất nên lựa chọn loại sữa có thương hiệu và chất lượng.
    Chúc bác nhiều sức khỏe!
  • Icon

    Hộ Tạng Đường có gây hạ đường huyết không?

    Tôi đang định mua Hộ Tạng Đường sử dụng để phòng biến chứng tiểu đường. Tuy nhiên, đường huyết của tôi ổn định, tập thể dục đều đặn thì dùng Hộ Tạng Đường có sợ bị hạ đường huyết quá mức hay không? Một tháng sử dụng hết bao nhiêu tiền? Tôi 30 tuổi nên muốn duy trì lâu dài.
    Icon
    Chào bạn,
    Tôi xin trả lời lần lượt những thắc mắc của bạn như sau:
    1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường ngoài công dụng chính là phòng và hỗ trợ điều trị biến chứng, còn giúp ổn định đường huyết trong ngưỡng an toàn, hoàn toàn không gây hạ đường huyết quá mức nếu bạn sử dụng đúng theo hướng dẫn. Bạn xem về cách sử dụng Hộ Tạng Đường hiệu quả tại đây: http://bit.ly/dieu-tri-phong-ngua-bien-chung-tieu-duong
    2. Bạn tập thể dục được là rất tốt, nhưng lưu ý trước, trong và sau khi tập nên đo đường huyết, tránh tập luyện quá sức gây tụt đường huyết. Đồng thời, bạn nên uống đủ nước và có thể ăn nhẹ trước khi tập để tránh hạ đường huyết.
    Bạn tham khảo về triệu chứng và cách xử trí khi bị hạ đường huyết tại đây: http://bit.ly/nhan-biet-xu-tri-ha-duong-huyet
    3. Một hộp TPBVSK Hộ Tạng Đường 30 viên có giá từ 160.000 - 170.000 tùy theo số lượng bạn mua. Bạn sử dụng liều 4 viên/ngày thì một tháng sử dụng hết 4 hộp, khoảng 680.000 đồng. Nếu chưa có biến chứng, đường huyết đang ổn định, bạn nên sử dụng TPBVSK Hộ Tạng Đường để cân bằng lại rối loạn chuyển hóa đường - chất béo - chất đạm trong cơ thể, phòng ngừa biến chứng với liều 2 viên/ngày.
    Thân mến!
    *Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
  • Icon

    Nguyên nhân bệnh tiểu đường là gì? Tại sao không thừa cân vẫn bị bệnh?

    Tôi là phụ nữ, năm nay 41 tuổi vừa mới phát tiểu đường. Tôi hơi bất ngờ khi bác sỹ kết luận bị tiểu đường phải uống thuốc và tái khám vì tôi đọc các nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thì tôi thấy nguy cơ của tôi bị là thấp, như: Trọng lượng cơ thể bình thường, gia đình không có ai bị tiểu đường, thể dục đều ăn uống khoa học từ lâu nay vậy mà vẫn mắc bệnh? Mong chuyên gia giải thích giúp tôi, xin cảm ơn!
    Icon
    Chào chị
    Tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa, có 2 dạng chính: Tiểu đường phụ thuộc insulin (tiểu đường type 1) và tiểu đường không phụ thuộc insulin (tiểu đường type 2). Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh tiểu đường. Mặc dù chị thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ thấp nhưng không có nghĩa là sẽ hoàn toàn không bị mắc căn bệnh này. Bởi ngoài yếu tố gia đình, chế độ ăn uống hay trong lượng cơ thể chỉ là những yếu tố nguy cơ làm phát sinh bệnh của chị; trong khi một số yếu tố khác có thể mạnh hơn, làm phát sinh bệnh, ví dụ tình trạng đề kháng insulin do thuốc, nội tiết tố, mắc các bệnh tự miễn hoặc tổn thương tuyến tụy… Vì vậy, chị cần điều trị nếu bác sỹ chỉ định cho, để tránh đường huyết tăng cao gây nhiều biến chứng.
    Ngoài ra, còn một dạng tiểu đường khác là tiểu đường thai kỳ (thường gặp ở phụ nữ mang thai). Tiểu đường thai kỳ có thể có nguy cơ tiến triển thành tiểu đường type 2 về sau này. Không rõ trước đây chị có từng mắc tiểu đường thai kỳ không? Bởi đây cũng có thể chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2 sau sinh.
    Trước mắt, chị không nên quá lo lắng, chị nên tích cực tuân thủ việc dùng thuốc, ăn uống, tập luyện theo đúng chỉ định của bác sỹ và tái khám định kỳ theo lịch hẹn..
    Chúc chị nhiều sức khỏe!
     
  • Icon

    Uống nước ngọt 1 ngày trước khi xét nghiệm đường huyết có ảnh hưởng đến kết quả?

    Cách đây 5 năm em có đi khám họ nói em bibị tiểu đường, nhưng sau 1 tháng em đi nơi khác xét nghiệm thì không có gì (kiểm tra lại 2 lần). Trong thời gian đó em đã sinh thêm một cháu trai đến giờ đã cũng đã 5 năm rồi. Mới hôm qua em đi xét nghiệm lại thì bị kết luận tiểu đường. Xin hỏi bác sĩ là trước khi đi khám một ngày có uống nước ngọt thì có ảnh hưởng gì đến kết quả xét nghiệm không ạ?
    Icon
    Chào chị
    Nếu trước khi xét nghiệm đường huyết, chị không ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì, kể cả nước ngọt, thì kết quả sẽ chính xác. Ngược lại, nếu khi khám thời điểm đo đường huyết lúc đói chị không nhịn ăn uống ít nhất 8 tiếng thì kết quả đo lúc này sẽ không được chính xác, tốt nhất chị nên làm thêm xét nghiệm HbA1c - xác định đường huyết trung bình trong thời gian từ 2-3 tháng vừa qua hoặc làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống để chẩn đoán xác định xem có bị tiểu đường hay không?

    Uống nước ngọt trong vòng 8 tiếng trước xét nghiệm đường huyết sẽ ảnh hưởng đến kết quả
    Dưới đây là tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường mới nhất, chị tham khảo thêm:
    Chẩn đoán xác định tiểu đường vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:
    - Xét nghiệm HbA1c ≥ 6,5%
    - Đường huyết lúc đói ≥ 126 mg/dL (7 mmol/L) sau một đêm nhịn đói ít nhất sau 8 giờ (≥ 2 lần thử)
    - Đường huyết bất kỳ ≥ 200mg/dL (11,1mmol/L) + triệu chứng điển hình (tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân)
    - Đường huyết 2 giờ sau uống 75g Glucose ≥ 200mg/dL (≥ 2 lần thử)
    Thân mến!