Chuyên gia giải đáp: Bệnh tiểu đường nên uống thuốc cả đời không?

  • Icon

    Người nhà tôi hơn 70 tuổi rồi, tiền sử cao huyết áp và đột quỵ, hiện nay vẫn uống thuốc huyết áp hàng ngày. Hôm nay tình có đo đường huyết buổi sáng lúc mới thức dậy là 8.5. Xin hỏi như vậy là đã mắc tiểu đường chưa? Có phải uống thuốc không? Khi mình uống thuốc đến lúc lượng đường hạ xuống mức tốt thì ngưng hay phải uống suốt đời như bệnh cao huyết áp? Rất mong được giải đáp vì hiện tại ông cụ phải uống khá nhiều thuốc rồi.

    Icon

    Chào bạn.

    Thắc mắc của bạn cũng là thắc mắc chung của mọi người bệnh. Bởi lẽ bất kỳ ai cũng lo sợ về tác hại của thuốc Tây khi dùng dài ngày và muốn chữa khỏi triệt để bệnh. Sau đây, chúng tôi sẽ giải đáp lần lượt các thắc mắc này và tư vấn cụ thể theo những thông tin của bố bạn.

    Đường huyết 8.5 đã bị tiểu đường và phải uống thuốc chưa?

    Theo tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường mới nhất, bệnh chỉ được kết luận khi có kết quả đo đường huyết khi đói (sau khi nhịn ăn qua đêm 8 tiếng) đo 2 lần đều trên 7mmol/l. Vì vậy chỉ với chỉ số của bác trai thì chúng tôi sẽ chưa thể khẳng định bác có mắc tiểu đường hay không được. Bạn nên sớm đưa bác tới viện kiểm tra, để có thêm cơ sở chẩn đoán xem bác đang trong giai đoạn nào.

    Dựa trên kết quả cuối cùng mắc bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường hay chưa mắc bệnh mà sẽ xác định được bác có cần uống thuốc không. Nếu bác bị bệnh tiểu đường, thuốc là phương pháp điều trị bắt buộc để đưa đường huyết về mức an toàn. Nếu bác không dùng thuốc, bác sẽ có nguy cơ cao gặp nhiều biến chứng trầm trọng.

    Trường hợp bác mới ở trong giai đoạn tiền tiểu đường, việc dùng thuốc là chưa hẳn cần thiết. Thay vào đó bác chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn, tập luyện theo các lưu ý sau:

    - Ăn giảm tinh bột (cơm, bún, miến, phở, bánh ngọt, kẹo…)

    - Ăn nhiều rau xanh, tối ưu nhất ½ thực đơn hàng ngày nên là các món rau.

    - Ăn giảm đồ dầu mỡ, chất béo đã qua chiên rán.

    - Ăn vừa phải muối, hay đồ chế biến sẵn.

    - Thể dục 20 - 30 phút mỗi ngày.

    Bệnh tiểu đường có nên dùng thuốc cả đời không?

    Đa số trường hợp mắc bệnh tiểu đường sẽ phải gắn bó với thuốc điều trị cả đời. Tuy nhiên, việc dùng ít hay nhiều thuốc sẽ phụ thuộc phần lớn vào sự phối hợp giữa người bệnh và thầy thuốc. Nếu bệnh nhân nào thường xuyên đi khám định kỳ, tuân thủ điều trị, ăn uống tập luyện khoa học thì liều thuốc phải dùng sẽ ít hơn, và bản thân người bệnh cũng thấy khỏe mạnh hơn, ít bị biến chứng. Trên thế giới đã có không ít trường hợp, sau khi điều trị tốt, người bệnh có thể tạm ngưng thuốc trong 1 khoảng thời gian, chỉ kiểm soát chế độ ăn và tập luyện. Vì vậy, gia đình cũng không cần quá lo lắng, trước mắt hãy điều chỉnh sinh hoạt cho bác như các hướng dẫn kể trên và đưa bác tới bác sĩ thăm khám. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe thực tế của bố bạn để kê đơn thuốc phù hợp.

    Ở đây chúng tôi đang thấy bạn chia sẻ bác có tiền sử đột quỵ và bị cao huyết áp. Nếu cộng các nguy cơ này cùng với việc đường huyết của bác đang cao thì khả năng bị biến chứng tim mạch của bác sẽ cao hơn so với những người bệnh khác. Do đó, khi đưa bác đi khám, gia đình nên trao đổi với bác sĩ về các thông tin này và có thể cân nhắc cho bác sớm dùng các sản phẩm phòng ngừa biến chứng tiểu đường để bảo vệ chức năng tim mạch cũng như giảm nguy cơ tái đột quỵ, nhồi máu cơ tim cho bác.

    Chúng tôi gửi thêm bạn số điện thoại tổng đài, nếu có thắc mắc gì liên quan đến vấn đề đường huyết cao, bạn có thể gọi cho chúng tôi để được tư vấn.

    Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe.

Câu hỏi chuyên gia