Gan nhiễm mỡ ở người tiểu đường có nguy hiểm không?

  • Icon

    Tôi bị tiểu đường khoảng 6 – 7 năm rồi và huyết áp cao, tôi vẫn uống thuốc bệnh viện đều đặn nên lượng đường chỉ 5 - 5,5, còn huyết áp 130 – 135 mmHg. Vừa qua tôi đi khám, siêu âm gan thì bác sĩ bảo tôi bị gan nhiễm mỡ độ 2. Cho tôi hỏi như vậy có nặng không? Điều trị như thế nào?

    Icon

    Chào bạn.

    Qua thông tin mà bạn chia sẻ có thể thấy đường huyết và chỉ số huyết áp của bạn đang được kiểm soát khá tốt nên bạn không cần quá lo lắng.

    Gan nhiễm mỡ còn gọi là thoái hóa mỡ gan. Đó là tình trạng lượng mỡ tích tụ trong gan lớn hơn 5% trọng lượng gan. Đặc trưng của bệnh là chứng gan to kín đáo, men gan tăng vừa phải và hầu hết không nguy hiểm nhưng bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu. Gan nhiễm mỡ rất thường gặp ở người bệnh tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, còn có rất nhiều nguyên nhân khác cũng có thể gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ như: suy dinh dưỡng do thiếu protein, người béo phì, nghiện rượu, dùng một số loại thuốc gây độc cho gan, viêm gan C, các bệnh đường ruột,…

    Những người bị gan nhiễm mỡ đa phần không có triệu chứng do tình trạng lắng đọng mỡ ở gan xảy ra từ từ, âm thầm nên các biểu hiện của nó cũng khó phát hiện. Chỉ khi nào tốc độ lắng đọng mỡ trong gan xảy ra nhanh, lúc đó gan có thể to hoặc căng ra và khi đó bệnh nhân có thể có cảm giác đau tức hoặc nặng vùng gan. Gan nhiễm mỡ hầu hết không phải là bệnh lý của gan mà chỉ là một triệu chứng do sự tích lũy mỡ quá nhiều tại gan. Vì thế, điều trị gan nhiễm mỡ chủ yếu là điều trị các nguyên nhân cơ bản gây bệnh: ngừng thuốc có khả năng gây độc cho gan, không uống rượu, giảm cân nếu thừa cân, hạn chế những thực phẩm giàu cholesterol,… Với người tiểu đường túyp 2 cần kiểm soát tốt chỉ số đường huyết và lưu ý điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, tránh rượu bia, thuốc lá nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ.

    Một số thức ăn có tác dụng giảm mỡ tốt nên có mặt trong chế độ ăn cho người tiểu đường như:

    - Dầu thực vật (đậu nành, dầu oliu)

    - Đậu Hà Lan, cà chua tươi chín, ớt chuông, rau ngót, rau cần tây, diếp cá, tỏi, bắp chuối (bông chuối)…;

    - Trái cây nên sử dụng như: chanh, cam, quýt, bưởi, táo chín,

    - Tăng cường lượng rau, trái cây (mỗi ngày, mỗi người nên ăn tối thiểu 300g rau xanh, 200g quả chín tươi).

    - Uống trà xanh hoặc trà hoa hòe mỗi ngày cũng giúp giảm mỡ rất tốt.

    Đồng thời, bạn có thể tham khảo sử dụng ngày 4 viên tpcn Hộ Tạng Đường chia 2 lần, duy trì cùng với thuốc tây để tăng cường chức năng gan thận, cải thiện hiện tượng rối loạn chuyển hóa đường để ổn định đường huyết; ngăn ngừa rối loạn chuyển hóa mỡ tại gan để làm chậm tiến triển của bệnh gan nhiễm mỡ. Bạn có thể xem chia sẻ của 1 trường hợp bị biến chứng suy thận, gan nhiễm mỡ… do bệnh tiểu đường nhưng đã sớm cải thiện nhờ sản phẩm Hộ Tạng Đường:

    Để hiểu rõ hơn về rối loạn mỡ máu ở người tiểu đường, bạn có thể đọc thêm trong bài viết: http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/thong-tin-benh/roi-loan-mo-mau-o-nguoi-benh-tieu-duong-39.html

    Chúc bạn mạnh khỏe.

Câu hỏi chuyên gia