Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Đâu là cách phòng ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả nhất?

    Mẹ em năm nay 58 tuổi, vừa được chuẩn đoán bị tiểu đường tuýp 2, hiện đang dùng thuốc của bác sĩ. Em rất lo lắng vì không biết chế độ ăn như thế nào và cũng không biết làm thế nào để phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường một cách hiệu quả nhất. Rất mong cho em lời khuyên. Em xin cảm ơn.
    Icon
    Chào bạn,
    Với nhiều người khi phát hiện tiểu đường lo lắng, băn khoăn luôn là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, bạn cũng có thể yên tâm rằng khi mắc bệnh tiểu đường nếu sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ, kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện khoa học thì mẹ bạn hoàn toàn có thể sống mạnh khỏe.
    Để thực hiện được điều đó, dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường tuýp 2:
    - Thực hiện chế độ ăn uống có kiểm soát: hạn chế tinh bột, ăn nhiều loại thịt nạc, tăng cường chất xơ trong rau xanh, hoa quả tươi ít đường.
    - Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, từ 5 - 6 bữa mỗi ngày. Không nên ăn quá nhiều, ăn quá no để tránh làm tăng đường huyết quá mức sau ăn.
    - Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày như tập yoga, đi bộ, đạp xe,...
    - Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng quá mức.
    Bên cạnh đó, mẹ bạn cần phải tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ, kết hợp dùng thêm với sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược như Tpcn Hộ Tạng Đường để để giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng sớm của tiểu đường. Để hiểu rõ hơn về chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 bạn có thể đọc thêm trong bài viết:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/loi-khuyen-ve-che-do-an-cho-nguoi-benh-tieu-duong.html

    Chia sẻ kinh nghiệm điều tị và phòng tránh biến chứng tiểu đường
    Chúc bác nhiều sức khỏe!
  • Icon

    Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường thai kỳ là gì?

    em thu duong huyet khi thai 26 tuan ket qua nhu sau a duong huyet luc doi la4.50 sau khi uong duong 1h la 9.34 sau uong 2h la10.09 hai tuan sau em lam xet nghiem duong huyet sau an 2h ket qua 7.78 hbac1 cua em la 5.8 bac sy noi em dieu chinh che do an uong vay bac sy cho em hoi em co bi tieu duong thai ky ko a
    Icon
    Chào bạn,
    Theo tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ, bạn sẽ được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ khi có 2/3 chỉ số vượt ngưỡng cho phép như sau:
    - Đường huyết khi đói (sau 8h nhịn ăn) ≥ 5,3 mmol/l (95 mg/dl)
    - Nghiệm pháp dung nạp glucose: Người mẹ được uống 75g glucose và đo chỉ số đường huyết:
    + Sau 1h ≥ 10,0 mmol/l (180 mg/dl)
    + Sau 2h ≥ 8,5 mmol/l (153 mg/dl)
    Như vậy, trường hợp của bạn chỉ có đường huyết sau ăn 1h vượt ngưỡng một chút còn 2 chỉ số khác ở giới hạn bình thường nên chưa đủ cơ sở để chần đoán bạn mắc tiểu đường thai kỳ.
    Mặc dù, đường huyết sau ăn bạn hơi cao nhưng bạn cũng không nên quá lo lắng, trước mắt bạn cần lưu ý đến thai đổi chế độ ăn uống, lối sống, tập luyện cho phù hợp để giúp giảm đường huyết. Định kỳ thăm khám và đo đường huyết ở những lần khám thai tiếp theo để theo dõi và có hướng xử trí phù hợp. Bạn có thể đọc thêm bài viết sau để hiểu rõ hơn về tiểu đường thai kỳ và những cách phòng tránh nguy cơ ảnh hưởng do đường huyết tăng cao:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/thong-tin-benh/nhan-biet-dai-thao-duong-thai-ky-va-cham-soc-sau-sinh.html
    Chúc bạn và em bé mạnh khỏe!
  • Icon

    Gan nhiễm mỡ ở người tiểu đường có nguy hiểm không?

    Tôi bị tiểu đường khoảng 6 – 7 năm rồi và huyết áp cao, tôi vẫn uống thuốc bệnh viện đều đặn nên lượng đường chỉ 5 - 5,5, còn huyết áp 130 – 135 mmHg. Vừa qua tôi đi khám, siêu âm gan thì bác sĩ bảo tôi bị gan nhiễm mỡ độ 2. Cho tôi hỏi như vậy có nặng không? Điều trị như thế nào?
    Icon
    Chào bạn.
    Qua thông tin mà bạn chia sẻ có thể thấy đường huyết và chỉ số huyết áp của bạn đang được kiểm soát khá tốt nên bạn không cần quá lo lắng.
    Gan nhiễm mỡ còn gọi là thoái hóa mỡ gan. Đó là tình trạng lượng mỡ tích tụ trong gan lớn hơn 5% trọng lượng gan. Đặc trưng của bệnh là chứng gan to kín đáo, men gan tăng vừa phải và hầu hết không nguy hiểm nhưng bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu. Gan nhiễm mỡ rất thường gặp ở người bệnh tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, còn có rất nhiều nguyên nhân khác cũng có thể gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ như: suy dinh dưỡng do thiếu protein, người béo phì, nghiện rượu, dùng một số loại thuốc gây độc cho gan, viêm gan C, các bệnh đường ruột,…
    Những người bị gan nhiễm mỡ đa phần không có triệu chứng do tình trạng lắng đọng mỡ ở gan xảy ra từ từ, âm thầm nên các biểu hiện của nó cũng khó phát hiện. Chỉ khi nào tốc độ lắng đọng mỡ trong gan xảy ra nhanh, lúc đó gan có thể to hoặc căng ra và khi đó bệnh nhân có thể có cảm giác đau tức hoặc nặng vùng gan. Gan nhiễm mỡ hầu hết không phải là bệnh lý của gan mà chỉ là một triệu chứng do sự tích lũy mỡ quá nhiều tại gan. Vì thế, điều trị gan nhiễm mỡ chủ yếu là điều trị các nguyên nhân cơ bản gây bệnh: ngừng thuốc có khả năng gây độc cho gan, không uống rượu, giảm cân nếu thừa cân, hạn chế những thực phẩm giàu cholesterol,… Với người tiểu đường túyp 2 cần kiểm soát tốt chỉ số đường huyết và lưu ý điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, tránh rượu bia, thuốc lá nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ.
    Một số thức ăn có tác dụng giảm mỡ tốt nên có mặt trong chế độ ăn cho người tiểu đường như:
    - Dầu thực vật (đậu nành, dầu oliu)
    - Đậu Hà Lan, cà chua tươi chín, ớt chuông, rau ngót, rau cần tây, diếp cá, tỏi, bắp chuối (bông chuối)…;
    - Trái cây nên sử dụng như: chanh, cam, quýt, bưởi, táo chín,
    - Tăng cường lượng rau, trái cây (mỗi ngày, mỗi người nên ăn tối thiểu 300g rau xanh, 200g quả chín tươi).
    - Uống trà xanh hoặc trà hoa hòe mỗi ngày cũng giúp giảm mỡ rất tốt.
    Đồng thời, bạn có thể tham khảo sử dụng ngày 4 viên tpcn Hộ Tạng Đường chia 2 lần, duy trì cùng với thuốc tây để tăng cường chức năng gan thận, cải thiện hiện tượng rối loạn chuyển hóa đường để ổn định đường huyết; ngăn ngừa rối loạn chuyển hóa mỡ tại gan để làm chậm tiến triển của bệnh gan nhiễm mỡ. Bạn có thể xem chia sẻ của 1 trường hợp bị biến chứng suy thận, gan nhiễm mỡ… do bệnh tiểu đường nhưng đã sớm cải thiện nhờ sản phẩm Hộ Tạng Đường:

    Để hiểu rõ hơn về rối loạn mỡ máu ở người tiểu đường, bạn có thể đọc thêm trong bài viết: http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/thong-tin-benh/roi-loan-mo-mau-o-nguoi-benh-tieu-duong-39.html
    Chúc bạn mạnh khỏe.
  • Icon

    Chuyên gia giải đáp: Bệnh tiểu đường nên uống thuốc cả đời không?

    Người nhà tôi hơn 70 tuổi rồi, tiền sử cao huyết áp và đột quỵ, hiện nay vẫn uống thuốc huyết áp hàng ngày. Hôm nay tình có đo đường huyết buổi sáng lúc mới thức dậy là 8.5. Xin hỏi như vậy là đã mắc tiểu đường chưa? Có phải uống thuốc không? Khi mình uống thuốc đến lúc lượng đường hạ xuống mức tốt thì ngưng hay phải uống suốt đời như bệnh cao huyết áp? Rất mong được giải đáp vì hiện tại ông cụ phải uống khá nhiều thuốc rồi.
    Icon
    Chào bạn.
    Thắc mắc của bạn cũng là thắc mắc chung của mọi người bệnh. Bởi lẽ bất kỳ ai cũng lo sợ về tác hại của thuốc Tây khi dùng dài ngày và muốn chữa khỏi triệt để bệnh. Sau đây, chúng tôi sẽ giải đáp lần lượt các thắc mắc này và tư vấn cụ thể theo những thông tin của bố bạn.
    Đường huyết 8.5 đã bị tiểu đường và phải uống thuốc chưa?
    Theo tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường mới nhất, bệnh chỉ được kết luận khi có kết quả đo đường huyết khi đói (sau khi nhịn ăn qua đêm 8 tiếng) đo 2 lần đều trên 7mmol/l. Vì vậy chỉ với chỉ số của bác trai thì chúng tôi sẽ chưa thể khẳng định bác có mắc tiểu đường hay không được. Bạn nên sớm đưa bác tới viện kiểm tra, để có thêm cơ sở chẩn đoán xem bác đang trong giai đoạn nào.
    Dựa trên kết quả cuối cùng mắc bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường hay chưa mắc bệnh mà sẽ xác định được bác có cần uống thuốc không. Nếu bác bị bệnh tiểu đường, thuốc là phương pháp điều trị bắt buộc để đưa đường huyết về mức an toàn. Nếu bác không dùng thuốc, bác sẽ có nguy cơ cao gặp nhiều biến chứng trầm trọng.
    Trường hợp bác mới ở trong giai đoạn tiền tiểu đường, việc dùng thuốc là chưa hẳn cần thiết. Thay vào đó bác chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn, tập luyện theo các lưu ý sau:
    - Ăn giảm tinh bột (cơm, bún, miến, phở, bánh ngọt, kẹo…)
    - Ăn nhiều rau xanh, tối ưu nhất ½ thực đơn hàng ngày nên là các món rau.
    - Ăn giảm đồ dầu mỡ, chất béo đã qua chiên rán.
    - Ăn vừa phải muối, hay đồ chế biến sẵn.
    - Thể dục 20 - 30 phút mỗi ngày.
    Bệnh tiểu đường có nên dùng thuốc cả đời không?
    Đa số trường hợp mắc bệnh tiểu đường sẽ phải gắn bó với thuốc điều trị cả đời. Tuy nhiên, việc dùng ít hay nhiều thuốc sẽ phụ thuộc phần lớn vào sự phối hợp giữa người bệnh và thầy thuốc. Nếu bệnh nhân nào thường xuyên đi khám định kỳ, tuân thủ điều trị, ăn uống tập luyện khoa học thì liều thuốc phải dùng sẽ ít hơn, và bản thân người bệnh cũng thấy khỏe mạnh hơn, ít bị biến chứng. Trên thế giới đã có không ít trường hợp, sau khi điều trị tốt, người bệnh có thể tạm ngưng thuốc trong 1 khoảng thời gian, chỉ kiểm soát chế độ ăn và tập luyện. Vì vậy, gia đình cũng không cần quá lo lắng, trước mắt hãy điều chỉnh sinh hoạt cho bác như các hướng dẫn kể trên và đưa bác tới bác sĩ thăm khám. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe thực tế của bố bạn để kê đơn thuốc phù hợp.
    Ở đây chúng tôi đang thấy bạn chia sẻ bác có tiền sử đột quỵ và bị cao huyết áp. Nếu cộng các nguy cơ này cùng với việc đường huyết của bác đang cao thì khả năng bị biến chứng tim mạch của bác sẽ cao hơn so với những người bệnh khác. Do đó, khi đưa bác đi khám, gia đình nên trao đổi với bác sĩ về các thông tin này và có thể cân nhắc cho bác sớm dùng các sản phẩm phòng ngừa biến chứng tiểu đường để bảo vệ chức năng tim mạch cũng như giảm nguy cơ tái đột quỵ, nhồi máu cơ tim cho bác.
    Chúng tôi gửi thêm bạn số điện thoại tổng đài, nếu có thắc mắc gì liên quan đến vấn đề đường huyết cao, bạn có thể gọi cho chúng tôi để được tư vấn.

    Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe.
  • Icon

    Chế độ ăn tốt nhất cho người tiểu đường túyp 2

    Ba em năm nay 57 tuổi, đã đi khám tại bệnh viện Bạch Mai với các triệu chứng mệt mỏi 1 tháng, sút cân nhanh thì được chuẩn đoán tiểu đường túyp 2, đường huyết là 10.8 mmol/l và được kê thuốc điều trị. Em muốn hỏi thêm về chế độ ăn uống như thế nào là tốt cho người tiểu đường tuyp 2?
    Icon
    Chào bạn
    Vai trò của chế độ ăn trong bệnh tiểu đường rất quan trọng bởi lẽ chế độ ăn hợp lý là nền tảng cho kế hoạch điều trị tiểu đường: giúp cho người bệnh ổn định mức đường trong máu, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng tiểu đường, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
    Hiện nay, các nhà dinh dưỡng khuyến cáo chế độ ăn của người bệnh tiểu đường nên gần giống với người bình thường với đầy đủ các nhóm dinh dưỡng như:
    - Lượng bột đường (gạo, bắp, khoai…) gần với mức người bình thường (50-60%)
    - Cho phép người tiểu đường được sử dụng đường đơn giản ở mức hạn chế nhưng tốt nhất nên dùng đường cho người tiểu đường.
    - Giảm lượng chất béo (nên ăn các loại dầu thực vật, mỡ cá thay vì mỡ động vậy), chất béo nên chiếm tỷ lệ khoảng 20-30%
    - Tăng chất xơ (có nhiều trong rau, trái cây nhưng nên hạn chế những trái cây nhiều đường như xoài, nhãn, vải, mít, na,… )
    - Chế độ ăn cho người tiểu đường túyp 2 gần như người bình thường, ăn đều đặn, không bỏ bữa ăn, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (khoảng 4 - 6 bữa). Đây là yếu tố quan trọng giúp điều trị bệnh tiểu đường thành công.
    Thực tế là không có một thực đơn chung cho mọi bệnh nhân tiểu đường bởi vì mỗi người tiểu đường có sở thích ăn uống khác nhau, mức độ hoạt động thể lực khác nhau, mức đường trong máu khác nhau, hoặc cách sử dụng thuốc khác nhau. Vì thế những gợi ý trên có thể giúp ba bạn xây dựng được một chế độ ăn uống hợp lý nhất.
    Bên cạnh đó, ba bạn cần tuân thủ đúng việc dùng thuốc theo chỉ định, không được tự ý dừng thuốc hay thay đổi thuốc, đổi liều nếu không có hướng dẫn của bác sỹ điều trị. Đường huyết tăng cao kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện biến chứng tiểu đường, bởi vậy bên cạnh việc kiểm soát đường huyết cần phải chú ý đến việc phòng tránh biến chứng tiểu đường. Để làm được điều này, ba bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường như Tpcn Hộ Tạng Đường. Bạn có thể xem chia sẻ của người bệnh tiểu đường hơn 10 năm nhưng kiểm soát đường huyết và cải thiện biến chứng tương đối tốt qua video sau:

    Chia sẻ của bác Minh (Phú Yên) về kinh nghiệm trị bệnh tiểu đường
    Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
  • Icon

    Người cao huyết áp có dùng được Hộ Tạng Đường không?

    Bố tôi đi khám và đo nồng độ đường là 7.5 mmol/l , nay thấy mắt bị mờ kèm nhèm nhìn không rõ xin cho tôi hỏi bố tôi có thể dùng Hộ Tạng Đường để giảm các triệu chứng đó không? Hiện bố tôi đang bị cao huyết áp liệu có uống được không?
    Icon
    Chào bạn,
    Với tình trạng của bố bạn thì hoàn toàn nên dùng sớm Tpcn Hộ Tạng Đường để cải thiện thị lực và làm giảm triệu chứng mờ mắt mà bố bạn đang gặp phải.
    Các hoạt chất sinh học tự nhiên trong các loại thảo dược như Mạch môn, câu kỷ tử, hoài sơn cùng với chất chống oxy hóa mạnh là ALA tạo nên mạng lưới các chất chống oxy hóa, giúp dọn dẹp các gốc tự do sinh ra trong quá trình chuyển hóa, ngăn ngừa biến chứng tiến triển nặng thêm, hạn chế nguy cơ sinh ra biến chứng mới, ổn định đường huyết tự nhiên và bền vững
    Khi sử dụng thì bố bạn không cần phải kiêng kị bất cứ loại thực phẩm nào, tuy nhiên, với người mắc bệnh tiểu đường như bố bạn cần phải chú ý tuân thủ tuyệt đối việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ cùng với chế độ ăn kiêng cho người bệnh tiểu đường. Bố bạn có thể dùng Tpcn Hộ Tạng Đường cùng với thuốc tây, tuy nhiên, khi sử dụng chú ý dùng thời gian cách xa nhau khoảng từ 1 - 2 tiếng để tránh gây cản trở hấp thu. Bạn có thể xem chia sẻ của nhiều người bệnh tiểu đường đã kiểm soát được đường huyết, thoát biến chứng sau đây:

    Chúc bố bạn chóng khỏe!
  • Icon

    Biến chứng mờ mắt ở người tiểu đường điều trị như thế nào?

    Bố cháu bị tiểu đường, đường huyết hơn 7 mmol/l bố cháu vẫn duy trì chế đố ăn uống kiêng khem của người bị tiểu đường nhưng từ cách đây 2 hôm, tự nhiên 1 bên mắt trái của bố cháu bị mờ hẳn đi, không còn nhìn rõ nữa, cho cháu hỏi đó có phải là biến chứng của bệnh tiểu đường không và bây giờ bố cháu phải điều trị theo hướng nào ạ?
    Icon
    Chào bạn.
    Biểu hiện mờ mắt của bố rất có thể là do biến chứng tiểu đường gây nên. Khi đường huyết tăng cao hoặc không ổn định, rất dễ sinh ra chất độc hại làm tổn thương mao mạch ở mắt, dẫn đến mờ mắt. Trước hết bạn nên khuyên bố đi khám lại, để biết rõ được tình trạng bệnh tiểu đường hiện tại và có hướng điều trị sớm.
    Song song đó, bạn khuyên bố nên lưu ý trong ăn uống, hạn chế các chất đường bột làm tăng đường huyết. Đồng thời để cải thiện biến chứng, bạn có thể khuyên bố dùng TPCN Hộ Tạng Đường hỗ trợ cùng với thuốc tây. Nhờ có chất chống oxy hóa cực mạch trong TPCN Hộ Tạng Đường, sản phẩm sẽ giúp dọn dẹp các chất độc sinh ra khi đường huyết tăng, nhờ đó cải thiện được biến chứng mờ mắt mà bố đang gặp phải.
    Đối với các biến chứng tiểu đường, nếu kiên trì điều trị, kiểm soát tốt đường huyết, tích cực điều trị biến chứng thì có khả năng cao sẽ cải thiện được. Bạn nên tích cực động viên bố đi thăm khám, điều trị sớm để cải thiện hiện tượng mờ mắt. Nếu để lâu, các mao mạch trong mắt bị tổn thương quá nặng sẽ khó lòng điều trị được.
    Để hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường và các biến chứng của bệnh bạn đọc thêm trong bài viết:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/thong-tin-benh/nhung-bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-tieu-duong-va-cach-phong-ngua.html
    Thân mến!
  • Icon

    Tiêm thuốc tiểu đường bị hoa mắt, chóng mặt, chân tay run phải làm sao?

    Bố cháu mắc tiểu đường tuyp II đã 6 năm, trước đây điều trị bằng thuốc uống, nhưng nhiều tháng gần đây uống thuốc đều đặn nhưng lượng đường trong máu vẫn cao nên đã chuyển sang điều trị bằng thuốc tiêm đc nửa tháng nay. Nhưng vài ngày gần đây, bố cháu có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, chân tay bị run. Đo lượng đường sau khi tiêm thuốc 3 tiếng lượng đường vẫn cao nhưng huyết áp lại tụt. Cho cháu hỏi nguyên nhân tại sao và hướng điều trị ạ
    Icon
    Chào bạn,
    Có thể thấy các biểu hiện mà bố bạn đang gặp phải như hoa mắt, chóng mặt, chân tay run khi tiêm Insulin chính là dấu hiệu của chứng hạ đường huyết. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do trước đây khi chưa chuyển sang tiêm thì đường huyết của bố bạn đang ở mức cao và cơ thể đã quen với ngưỡng đường huyết đó. Khi chuyển sang dạng tiêm sẽ làm đường huyết giảm nhanh chóng mà cơ thể chưa thích ứng ngay được với ngưỡng đường huyết mới, do vậy người bệnh mới có biểu hiện của chứng hạ đường huyết.
    Giá trị đường huyết mà bạn đo được ở thời điểm 3 tiếng sau ăn vẫn cao hơn so với đường huyết trung bình ở người bình thường nhưng so với ngưỡng đường huyết của bố bạn thì có thể thấp hơn nên mới gây ra hiện tượng hạ đường huyết.
    Hạ đường huyết ở người tiểu đường đang dùng thuốc tiêm đôi khi còn nguy hiểm hơn so với tăng đường huyết, bởi vậy, chúng tôi khuyên bạn nên nhanh chóng đưa bác vào bệnh viện khám lại để bác sỹ điều chỉnh liều cho phù hợp. Bạn đọc thêm bài viết sau để hiểu rõ hơn về nguy cơ hạ đường huyết ở người tiểu đường:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/7-buoc-doi-pho-ha-duong-huyet.html
    Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!