Chào bạn,
Thông thường glucose trong máu bắt đầu tăng lên trong khoảng 10 phút sau ăn, khi đường huyết tăng lên tuyến tụy sẽ kích thích bài tiết insulin vào máu để đưa đường huyết trở về ngưỡng giới hạn bình thường, dưới 140 mg/dl (7.8 mmol/l) ở thời điểm sau ăn 2h và 180 mg/dl (10 mmol/l) ở thời điểm 1h sau ăn.
Ở người bệnh tiểu đường, nguyên nhân đường huyết lúc đói bình thường nhưng đường huyết sau ăn tăng cao có thể là:
- Chế độ ăn nhiều tinh bột, đặc biệt là ăn những thực phẩm có chỉ số GI cao
- Thời điểm dùng thuốc không phù hợp hoặc dùng không đủ liều
- Chức năng tuyến tụy đang bị suy giảm
Nếu đường huyết sau ăn tiếp tục tăng cao trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng lớn đến chỉ số HbA1c và hiệu quả điều trị bệnh. Để kiểm soát đường huyết sau ăn tốt hơn bạn cần lưu ý:
- Nên ăn những thực phẩm có chỉ số GI thấp. Thực phẩm ở dạng rắn thường cơ chỉ số GI thấp hơn ở dạng lỏng, thức ăn nguội thường hấp thu chậm hơn những thức ăn nóng.
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, nên ăn những thức ăn đặc, ăn chậm nhai kỹ. Ăn tinh bột kèm chất béo hoặc thịt giúp làm chậm hấp thu đường sau ăn.
- Đi lại, tập thể dục nhẹ nhàng sau bữa ăn giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
- Dùng thuốc đúng chỉ định về liều, đúng thời điểm.
Nếu đường huyết sau ăn liên tục tăng cao trong thời gian dài cần lưu ý đến thăm khám lại và trao đổi với bác sỹ điều trị để đổi thuốc hoặc điều chỉnh liều cho phù hợp. Trong một số trường hợp các bác sỹ có thể cho bạn dùng thuốc ức chế hấp thu carbohydate ở ruột, từ đó giúp hạ đường huyết sau ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược như Tpcn Hộ Tạng Đường để giúp ổn định đường huyết tự nhiên, ngăn ngừa biến chứng sớm của tiểu đường.
Để hiểu rõ hơn về chỉ số GI của thực phẩm bạn đọc thêm trong bài:
http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/gi---chi-so-duong-huyet-cua-thuc-pham.html
Chúc bạn nhiều sức khỏe!