Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Hộ Tạng Đường trị mờ mắt, tê bì tay do tiểu đường?

    Tôi bị tiểu đường 3 năm. Có biểu hiện mắt mờ hay bị tê bì 2 bàn tay khi ngủ. Tôi không sử dụng thuốc tây vì men gan cao, mỡ máu cao. Hiện tôi đang sử dụng thuốc bắc để điều trị nhưng đường máu lúc đói vẫn bình thường 7 – 8 mmol/l. Xin hỏi, tôi muốn dùng Tpcn Hộ Tạng Đường để điều trị bệnh có được không?
    Icon
    Chào bạn,
    Tất cả các triệu chứng của bạn đang gặp phải như mờ mắt, tê bì 2 bàn tay đều là biến chứng tiểu đường. Tuy mới bị bệnh 3 năm, nhưng có lẽ trước đây bạn không sử dụng thuốc thường xuyên nên đường huyết không ổn định và sinh biến chứng. Vì thế, bạn nên đi khám lại sớm, trong trường hợp men gan cao, không sử dụng được thuốc tây bằng đường uống, các bác sỹ sẽ chỉ định cho bạn dùng insulin tiêm để kiểm soát đường huyết. 
    Đường huyết lúc đói của bạn thực ra vẫn còn cao, và có thể ở những thời điểm sau ăn 2 giờ hoặc các thời điểm khác trong ngày, đường huyết của bạn chưa thực sự ổn định. Lần khám tới bạn xin bác sỹ cho làm thêm xét nghiệm HbA1c. Qua xét nghiệm này, bác sỹ có thể thấy trong cả 3 tháng vừa qua bạn có kiểm soát tốt đương máu hay không?
    Vấn đề thứ 2, bạn hỏi về việc uống Tpcn Hộ Tạng Đường có được không?  Với thuốc Bắc bạn đang dùng thì chúng tôi thấy đường huyết của chị vẫn cao, chưa ổn định ở mức an toàn. Nhưng với tpcn Hộ Tạng Đường thì hoàn toàn phù hợp với bạn trong lúc này. Vì đây là sản phẩm có thể giúp bạn cải thiện các biến chứng hiện tại nhừ mờ mắt, tê bì tay, mỡ máu cao. Sử dụng lâu dài cùng với thuốc điều trị của bác sỹ, tpcn Hộ Tạng Đường còn giúp ổn định đường huyết tự nhiên, cũng như phòng ngừa các biến chứng khác trên thận, tim mạch xuất hiện. Tuy nhiên, sản phẩm với thành phần là thảo dược nên bạn cần sử dụng dài ngày, tối thiểu từ 3 - 6 tháng, sản phẩm mới phát huy hiệu quả tốt nhất.
    Trong điều trị bệnh tiểu đường, bạn cần lưu ý thêm về chế độ ăn (giảm dầu, mỡ, giảm bớt chất bột đường, ăn giảm muối, ăn tăng rau xanh), tăng vận động (tập thể dục mỗi ngày 1 giờ), tránh căng thẳng. Nếu không kết hợp cả 3 vấn đề này thì việc điều trị khó hiệu quả.
    Bạn xem thêm về chế độ ăn trong bài viết sau:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/benh-tieu-duong-nen-an-gi-va-kieng-an-gi.html
    Chúc chị sức khỏe!
  • Icon

    Cách chữa trị bệnh tiểu đường thế nào cho hiệu quả

    Chào chuyên gia. Tôi mới đi khám, chỉ số đường máu lúc đói là 8.2 mmol/l và HbA1c là 6.5 %. Bác sĩ chuẩn đoán tôi mắc bệnh tiểu đường. Xin hỏi chuyên gia cách chữa trị bệnh tiểu đường thế nào cho hiệu quả?
    Icon
    Chào bạn,
    Điều trị bệnh tiểu đường cho hiệu quả thì không chỉ có dùng thuốc, chế độ ăn có kiểm soát và tập thể dục thường xuyên sẽ đóng vai trò quan trọng. Mặt khác, để điều trị tiểu đường cần phải điều trị tốt các bệnh cơ hội đi kèm như: rối loạn mỡ máu, bệnh tăng huyết áp...
    Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ để giúp giảm và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường trên mắt, thận và thần kinh, chẳng hạn như Tpcn Hộ Tạng Đường. Bạn có thể dùng với liều 4 viên, chia làm 2 lần trong ngày, dùng cách thuốc tây từ 1 – 2 tiếng để đảm bảo hiệu quả. Nếu bạn dùng duy trì theo lộ trình 4-6 tháng thì đường huyết của bạn sẽ ổn định bền vững.
    Bạn có thể đọc thêm về chế độ ăn uống, luyện tập tốt cho người bệnh tiểu đường tại các bài viết dưới đây:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/dinh-duong-cho-nguoi-tieu-duong.html
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/di-bo---phuong-phap-tap-luyen-don-gian-cho-nguoi-benh-tieu-duong.html
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Cách điều trị suy thận do tiểu đường không phải chạy thận nhân tạo?

    Chào chuyên gia. Tôi bị tiểu đường 15 năm và đang bị suy thận do biến chứng của bệnh tiểu đường. Xin hỏi chuyên gia cách điều trị suy thận do tiểu đường mà không phải dùng tới biện pháp chạy thận nhân tạo được không? Xin cảm ơn
    Icon
    Chào bạn,
    Hiện tại chúng tôi không rõ bạn đang bị suy thận ở giai đoạn nào?
    Trong trường hợp bạn mới chỉ bị suy thận ở giai đoạn sớm, thì chưa cần phải chạy thận nhân tạo. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần tuân thủ các nguyên tắc, phối hợp nhiều phương pháp để ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh như:
    - Điều chỉnh chế độ ăn:  Bằng nhiều cách như: hạn chế ăn muối, hạn chế ăn kali ( có trong chcolat, bia, cafe hòa tan, kem), giảm ăn đạm
    - Kiểm soát tốt đường huyết: Nghiên cứu đa quốc gia cho thấy có sự tương quan chặt chẽ giữa nồng độ HbA1c với sự xuất hiện và khối lượng của protein niệu cũng như chức năng thận. Khống chế tốt đường huyết sớm sẽ làm giảm đáng kể tần suất bệnh thận và suy thận.
    - Kiểm soát huyết áp: Con số huyết áp cần đạt được ở bệnh nhân ĐTĐ bao giờ cũng phải thấp hơn người tăng huyết áp khác. Theo khuyến cáo chung là 120/70mmHg. Các thuốc hay dùng là ức chế men chuyển đổi angiotensin (renitec, lisinopril) hay ức chế thụ thể angiotensin II (aprovel, telmisartan)
    - Hạn chế sự tăng cân: Béo phì thúc đẩy tiến trình suy thận nhanh chóng hơn hẳn so với người không béo phì.
    - Kiểm soát mỡ máu: là cách để ngăn ngừa sự tiến triển của suy thận. Bác sĩ có thể sử dụng các nhóm thuốc statin để điều trị.
    Trong trường hợp bạn đã bị suy thận giai muộn (thường là suy thận giai đoạn 3 hoặc suy thận giai đoạn cuối) thì việc điều trị bằng chạy thận  hay lọc màng bụng là điều bắt buộc. Vì trong giai đoạn này, chức năng thận giảm nhiều hoặc mất hoàn toàn nên sử dụng các biện pháp thay thế thận để loại bỏ các độc tố khỏi cơ thể.
    Ngoài ra, khi mắc bệnh suy thận bạn có thể gặp các triệu chứng của bệnh như ngứa, buồn nôn và nôn, chuột rút hoặc táo bón. Đến giai đoạn nặng hơn bạn có thể bị các biến chứng như thiếu máu hoặc rối loạn xương. Và có thể bác sĩ sẽ cho bạn dùng thêm các thuốc để điều trị các triệu chứng hoặc biến chứng trên. Vì vậy, để ngăn không cho bệnh tiến triển hoặc điều trị bệnh hiệu quả, chúng tôi khuyên bạn nên tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị, không nên tự ý điều trị, sẽ làm bệnh ngày càng nặng hơn.
    Đồng thời, bạn nên sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường, vừa giúp kiểm soát đường huyết, ngừa có tác dụng hỗ trợ điều trị biến chứng suy thận do tiểu đường. Bởi nghiên cứu cho thấy thành phần Mạch môn trong sản phẩm này có tác dụng cải thiện chức năng thận, giảm biến chứng suy thận do tiểu đường gây ra: làm giảm triglycerid máu, giảm lượng ure và albumin niệu (đây là hai chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ suy thận, khi chức năng lọc của thận yếu sẽ làm nồng độ ure và albumin niệu tăng cao), chống xơ hóa thận và điều hòa miễn dịch.
    Bạn có thể tham khảo thêm chia sẻ của Bác Minh (Phú Yên, số điện thoại: 0909502184) , từng bị suy thận nhưng do điều trị kết hợp giữa thuốc tây của bác sĩ và Tpcn Hộ Tạng Đường nên biến chứng suy thận do tiểu đường gần như không còn nữa: 
    http://bienchungtieuduong.vn/chia-se/dung-de-bien-chung-tieu-duong-tro-thanh-ganh-nang.html
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Người bệnh tiểu đường ăn carbohydrat có bị tăng đường huyết không?

    Chào chuyên gia. Tôi mới bị tiểu đường, bác sĩ có kê thuốc về điều trị tại nhà và khuyên ăn uống và tập luyện thể dục. Tôi có tìm hiểu về chế độ ăn nhưng tôi có thắc mắc là carbohydrat là gì? Người bệnh tiểu đường ăn carbohydrat có bị tăng đường huyết không?
    Icon
    Chào bạn,
    Carbohydrat hiểu một cách đơn giản là các hợp chất như đường, tinh bột và chất xơ có trong ngũ cốc, trái cây, rau củ quả và sữa. Đây là 1 trong 3 nhóm thực phẩm quan trọng có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể.
    - Đường: có làm tăng đường huyết sau ăn, ví dụ như glucose, fructose, sucarose...
    - Tinh bột: được chuyển hóa thành đường sau khi được đưa vào hệ tiêu hóa, vì vậy có làm tăng đường máu sau ăn. Tinh bột có nhiều trong các thực phẩm, chẳng hạn như cơm, gạo, miến, bún phở... Nhưng gạo lứt có chứa nhiều chất xơ nên làm chậm hấp thu đường sau ăn hơn so với gao trắng chứa ít chất xơ.
    - Chất xơ: không cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhưng  chất xơ giúp vi khuẩn ở hệ tiêu hóa sản xuất ra các acid béo để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đặc biệt, các chất xơ hòa tan còn có tác dụng làm chậm hấp thu đường sau ăn.
    Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên chọn các nguồn chứa carbohydrat tốt cho cơ thể như: Rau xanh, các loại đậu, trái cây tươi ít đường (táo, lê, cam, bưởi...), ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, yến mạch nguyên chất, quả hạnh nhân, óc chó...
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Cách chữa bệnh tiểu đường tại nhà hiệu quả mà không tốn kém.

    Tôi năm nay mới 40 tuổi, mới đi khám định kỳ đường huyết lúc đói tăng cao 144 mg/dl, bị chẩn đoán bị tiểu đường type 2 và được kê thuốc Panfor SR 500 mg uống mỗi ngày 1 viên và hẹn tái khám sau 2 tuần. Xin hỏi chuyên gia, cách chữa bệnh tiểu đường tại nhà như thế nào cho hiệu quả? Xin cảm ơn.
    Icon
    Chào bạn,
    Để chữa bệnh tiểu đường tại nhà hiệu quả, bạn cần tuân thủ dùng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn uống dành cho người tiểu đường, tập luyện thường xuyên và theo dõi đường máu thường xuyên bằng máy đọ đường huyết tại nhà.
    Với chế độ ăn thì nên hạn chế ăn tinh bột, đường có trong cơm trắng, khoai tây, khoai lang, đường trắng, bánh kẹo ngọt… thay vào đó bạn nên sử dụng các thực phẩm có lượng bột đường thấp như gạo lứt; hạn chế ăn mỡ động vật, nên thay bằng dầu thực vật; ăn các loại hoa quả chứa ít đường như táo, lê, cam…tăng cường rau xanh, chất xơ trong bữa ăn. Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ngoài 3 bữa chính thì kèm thêm 2 - bữa phụ, không nên ăn quá no để tránh tăng đường huyết quá mức sau ăn.
    Kết hợp với chế độ ăn thì tập luyện thể dục cũng hết sức quan trọng trong điều trị, giúp giảm đề kháng insulin, làm giảm đường huyết. Một số môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đi xe đạp, yoga…bạn có thể lựa chọn. Lưu ý là tập đều đặn hằng ngày từ 30 - 45 phút để cho kết quả tốt.
    Cùng với đó bạn nên đo đường huyết thường xuyên để xem đường máu có ổn định không, trong trường hợp đường huyết không ổn định bạn nên tự điều chỉnh lại chế độ ăn uống và tập luyện của mình.
    Để làm tăng hiệu quả điều trị, bạn có thể sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường – với các thành phần từ thảo dược sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn, phòng ngừa các biến chứng tiểu đường trên tim, mắt, thận, thần kinh hiệu quả.
    Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về chế độ ăn uống và tập luyện có trong bài viết sau:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/nguoi-benh-tieu-duong-type-2-nen-an-gi.html
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Cách chữa bệnh tiểu đường bằng dầu dừa như thế nào cho hiệu quả?

    Tôi bị tiểu đường đã 5 năm. Hàng ngày tôi vẫn dùng thuốc tây, kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện nên đường huyết cũng ở mức 7 – 8 mmol/l. Tôi mới lên mạng đọc thì được biết, dầu dừa có tác dụng tốt cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi, chuyên gia có thật không và cách chữa bệnh tiểu đường bằng dầu dừa như thế nào ạ?
    Icon
    Chào bạn,
    Dầu dừa được biết đến không chỉ có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch mà còn có tác dụng tốt với người bệnh tiểu đường.
    - Dầu dừa cung cấp năng lượng cho tế bào mà không phụ thuộc và lượng insulin trong cơ thể. Bản thân trong dầu dừa có chứa có chứa acid béo chuỗi trung bình có thể qua màng tế bào dễ dàng mà không cần lnsulin, năng lượng được tạo ra từ các acid béo này giúp mao quản và mạch máu khỏe mạnh, và giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch. Vì vậy dầu dừa làm tăng lưu thông máu và tăng sức khỏe tim mạch người bị bệnh tiểu đường.
    - Hơn nữa, dầu dừa có chứa Acid lauric và capric có tác dụng tăng khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy, giúp hạ đường máu, phòng ngừa các biến chứng tiểu đường nguy hiểm sau này.
    Để chữa bệnh tiểu đường bằng dầu dừa cho hiệu quả cao, thì bạn có thể áp dụng một số cách sau:
    - Dùng 1 – 2 thìa dầu dừa hòa với nước canh mỗi khi ăn cơm hoặc hòa vào nước uống hằng ngày.
    - Dùng dầu dừa thay thế cho dầu ăn. Có thể dùng dầu dừa trong các món chiên xào thay cho dầu ăn  bạn hay sử dụng.
    - Trộn dầu dừa với mật ong cho vào bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng, vừa bổ mà lại giúp kiểm soát đường huyết tốt nhất.
    Bạn cần lưu ý là không nên dùng quá nhiều dầu dừa, vì nếu sử dụng nhiều ( 2 – 3 thìa canh dầu dừa) thì đường huyết sẽ giảm xuống trong vòng 30 phút.
    Bên cạnh dầu dừa thì bạn có thể sử dụng các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên có trong một số thảo dược như Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử để tăng cường chức năng tuyến tụy, ổn định đường huyết. Nếu kết hợp thêm Nhàu và Acid apha lipoic sẽ tạo nên mạng lưới chống oxy hóa giúp bảo vệ mạch máu và tế bào, giúp bạn tránh khỏi biến chứng của bệnh tiểu đường trên tim, mắt, thận, thần kinh. Hiện nay các thành phần này có trong TPCN Hộ Tạng Đường, bạn có thể dùng ngày 4 viên chia 2 lần cùng với các thuốc điều trị.

  • Icon
    Chào bạn,
    Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Hộ Tạng Đường đã có bán tại một số hiệu thuốc Tây. Bạn có thể qua hỏi để mua TPBVSK Hộ Tạng Đường. tại các nhà thuốc quanh khu vực mình sinh sống. Tuy nhiên, có một cách tiện dụng hơn là đặt hàng online bằng cách:
    - Điền thông tin đơn hàng vào link: Đặt hàng
    - Gọi đến đường dây nóng 0962 326 300 
    Phí vận chuyển nội thành Hồ Chí Minh chỉ 10.000. Nếu bạn mua trên 6 hộp, bạn sẽ được miễn phí vận chuyển tận nhà.
    Thân mến!
    *Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
  • Icon

    Đường huyết sau ăn 1h và 2h cao đã bị tiểu đường thai kỳ chưa?

    Thưa bác sĩ. Em xét nghiệm đường huyết có kết quả nhu sau: Lần 1: 5.01Lần 2: 10.34Lần 3: 9.86Lần 2 và 3 đều cao hơn chỉ số tham chiếu. Vậy em ck bị tiểu đường hay không?Cảm ơn bs
    Icon
    Chào bạn,
    Theo kết quả mà bạn cung cấp đã đủ tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường thai kỳ, tuy nhiên, để khẳng định chính xác chúng tôi rằng bạn nên quay lại bệnh viện làm lại xét nghiệm đường huyết một lần nữa. Với đường huyết cao như của bạn, bạn cần lưu ý đế chế độ ăn có kiểm soát để đưa đường huyết trở về ngưỡng giới hạn cho phép:
    - Hạn chế tinh bột, đặc biệt là những tinh bột trắng như bánh mỳ trắng, cơm trắng, bún, phở,...Thay vào đó nên lựa chọn tinh bột kháng đường, nhiều chất xơ trong khoai lang, gạo lứt, yến mạch,...
    - Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, lý tưởng nhất là 3 bữa chính và 3 bữa phụ.
    - Ăn protein với tinh bột sẽ làm chậm hấp thu đường.
    - Chất béo tốt gồm: dầu oliu, dầu các loại hạt, dầu đậu nành, quả bơ, chất béo có trong cá biển…
    - Hạn chế các loại đồ ăn ngọt, đồ tráng miệng như bánh, kẹo nhiều đường nhưng lại ít chất dinh dưỡng cần thiết.
    - Đi bộ 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần.
    Để hiểu rõ hơn về tiểu đường thai kì bạn có thể đọc thêm trong bài viết sau: https://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/nhung-dieu-can-biet-ve-dieu-tri-dai-thao-duong-thai-ky.html
    Thân mến.