Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Người tiểu đường type 2 một tuần nên tập thể dục mấy lần?

    Tôi 40 tuổi, mới mắc bệnh tiểu đường type 2 được 1 năm nay. Công việc của tôi khá bận, nên ít bận động và không tập thể dục thường xuyên được. Chuyên gia cho tôi hỏi, người tiểu đường một tuần nên tập thể dục mấy lần là đủ?
    Icon
    Chào bạn,
    Đề điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, ngoài dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống có kiểm soát thì tập luyện thể dục đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường. tập thể dục giúp insulin hoạt động trong cơ thể tốt hơn (giảm đề kháng insulin), duy trì cân nặng, giảm căng thẳng và giảm các nguy cơ mắc các biến chứng trên tim mạch.
    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người tiểu đường một tuần nên tập thể dục ít nhất là 5 lần. Mỗi ngày bạn có thể tập thể dục khoảng 30 phút, nếu bạn cần giảm cân có thể tập trong thời gian từ 45 – 60 phút. Do tính chất chất của bạn khá bận, bạn có thể kết hợp tập dục trong quá trình làm việc, chẳng hạn như: đi cầu thang bộ thay cầu thang máy, đi xe đạp đi làm thay cho xe máy hay ô tô. Nếu có thời gian rảnh, bạn có thể lựa chọn các bài tập thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ ,chạy bộ, bơi lội…Trong quá tình tập luyện bạn cần bổ sung đầy đủ nước, đi giày tập luyện và theo dõi đường huyết sau khi tập thể dục nhằm tránh nguy cơ tụt đường huyết.
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Đo đường huyết 4.8 mmol/l có bị làm sao không?

    Đo đường huyết 4,8 thì có bị làm sao không?
    Icon
    Chào bạn,
    Với giá trị đường huyết này, bạn hoàn toàn khỏe mạnh.
    Tuy nhiên không vì thế mà bạn có thể coi thường sức khỏe của mình.
    Hãy ăn uống khoa học và tập thể dục thường xuyên để có sức khỏe tốt nhất.
    Trân trọng!
  • Icon

    Xét nghiệm máu chỉ số glucose 10.7 có bị tiểu đường không?

    Chào bạn. Cho mình hỏi là mình xét nghiệm máu chỉ số glucose là 10.7 mmol/l thì có chắc chắn là bệnh tiểu đường hay không. Mình chỉ mới xét nghiệm 1 lần Và đêm mình có uống nước ngọt thì như vậy có ảnh hưởng kết quả xét nghiệm máu không
    Icon
    Chào bạn,

    Theo tiểu chuẩn chẩn đoán mới nhất hiện nay, thì chỉ cần bạn có 1 trong các tiêu chí sau thì bạn đã đươc chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường:

    Chúng tôi không rõ bạn làm xét nghiệm đường huyết vào thời điểm nào trong ngày? Nếu bạn đo đường huyết vào lúc đói ( cách thời điểm đo nhịn ăn ít nhất 8 giờ) thì bạn đã bị bệnh tiểu đường. Còn nếu bạn đo là thời điểm bất kì trong ngày thì chưa đủ cơ sở để xác định bạn đã bị tiểu đường hay chưa. Hơn nữa, nếu thời gian bạn thực hiện xét nghiệm và thời điểm bạn uống nước ngọt cách nhau ít nhất 8 giờ thì kết quả đường huyết cũng có thể bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, với giá trị này thì cũng tương đối cao, chúng tôi khuyên bạn nên đi thực hiện lại các xét nghiệm lại thêm một lần nữa. Khi đi làm xét nghiệm bạn cần lưu ý là cần nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi làm xét nghiệm lấy máu.

    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Đái tháo đường thai kỳ có ảnh hưởng nhiều tới thai nhi không?

    Bsi oi cho em hoi: em co thai duoc 28 tuan đi xet nghiem tieu đuong co ket luan la bi đai thao đuong thai ky voi ket qua nhu sau: G1 =82 .G2=162 . G3= 158
    Em xin hoi bs la voi ket qua nhu vay thi co anh huong nhieu đen thai nhi ko va bay gio em nen lam gi ạ. Xin bs tư vấn giúp em vói ạ
    E xin cam on bs
    Icon
    Chào bạn,
    Theo tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường thai kỳ được xác định khi có 2/3 chỉ số bất thường:
    - Đường huyết khi đói(G1) ≥ 5,3 mmol/l (95.4 mg/dl) - Nghiệm pháp dung nạp glucose:
    + Đường huyết sau 1h (G2) ≥ 10,0 mmol/l ( 180 mg/dl)
    + Đường huyết sau 2h (G3) ≥ 8,5 mmol/l ( 153 mg/dl)
    Như vậy, bạn mới chỉ có 1 G3 giá trị vượt ngưỡng, còn 2 giá trị còn lại ở mức bình thường nên bạn chưa bị đái tháo đường thai kỳ, nhưng bạn thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Do đó, thai nhi sẽ không bị ảnh hường nếu như bạn kiểm soát tốt đường huyết. Để kiểm soát đường huyết tốt bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và định kỳ kiểm tra đường huyết 1 tháng một lần. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng quá mức vì điều đó sẽ làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ, cũng như thai nhi. Bạn nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập luyện theo hướng dẫn trong bài viết sau: http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/nhung-dieu-can-biet-ve-dieu-tri-dai-thao-duong-thai-ky.html
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/che-do-an-khi-bi-tieu-duong-thai-ky.html
    Chúc bạn sức khỏe!

  • Icon

    Bệnh tiểu đường có ngứa và phù nề người thì nguyên nhân do đâu?

    Cho em hỏi, tiểu đương mà thường xuyên bị phù nề người, ngứa thì do nguyên nhân gì? Xin cảm ơn chuyên gia.
    Icon
    Chào bạn,
    Ngứa trên da là một biểu hiện của biến chứng trên da do tiểu đường. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là do biến chứng trên hệ thần kinh làm giảm tiết mồ hôi, dẫn tới da khô, nứt ở các kẽ da tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển, gây ngứa. Phù nề ở người tiểu đương có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như hoạt động thể chất, đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, phẫu thuật, bỏng, thời tiết nóng, mang thai, kinh nguyệt, mãn kinh, thuốc tránh thai, sử dụng nhiều muối... Nhưng nhiều khả năng, tình trạng phù người của bạn có liên quan nhiều tới các biến chứng tiểu đường như bệnh tim mạch, suy tĩnh mạch, bệnh gan và bệnh thận . Chính vì vậy, bạn nên sớm đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa về tiểu đường, các bác sĩ sẽ kiểm tra và xác định nguyên nhân gây ra tình trạng phù, mức độ nặng nhẹ của biến chứng tiểu đường, từ đó có hướng điều trị tốt nhất. Nếu không điều trị sớm và kịp thời, biến chứng tiến triển nặng thêm và việc điều trị lúc đó sẽ trở nên rất khó khăn.
    Bạn có thể tham khảo thêm bài viết về ngứa da do tiểu đường và cách điều trị:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/thong-tin-benh/kho-ngua-da-day-sung-do-tieu-duong--giai-phap-chua-tri.html
    Nếu cần hỗ trợ thêm, hãy liên hệ với chúng tôi theo số 0936 057 996 để được giải đáp nhanh chóng, kịp thời.
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Đường máu 9.9 mmol/l đã mắc bệnh tiểu đường chưa và cách điều trị?

    Em xin được hỏi, em đi xét nghiệm lượng đường trong mau là 9,9mmol/ l, em đã mắc bệnh tiểu đường chưa và cách điều trị là gì ạ? em xin cảm ơn.
    Icon
    Chào bạn,
    Chúng tôi không rõ bạn thực hiện xét nghiệm đường máu vào thời điểm nào trong ngày? Nếu bạn đo vào thời điểm bất kì trong ngày thì chưa đủ cơ sở để chẩn đoán bệnh. Nhưng nếu giá trị này bạn đo vào lúc đói (nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước thời điểm đo) thì bạn đã mắc bệnh tiểu đường. Trong trường hợp bạn đã mắc bệnh tiểu đường thì áp dụng “kiềng 3 chân” trong điều trị là cách duy nhất hiện nay. Đó là dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống, tập luyện và dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ giúp giảm và ổn định đường huyết.
    - Dùng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng liều, giảm liều hoặc thêm bớt thuốc khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
    - Chế độ ăn uống khoa học, hạn chế đồ ăn nhiều đường và tinh bột, đặc biệt là các tinh bột tinh chế như bánh kẹo ngọt, bún, miến, phở nên ăn các tinh bột trong khoai lang, gạo lứt,... Ăn nhiều chất xơ, không nên ăn quá no, chia nhỏ bữa ăn trong ngày để tránh hạ đường huyết quá mức.
    - Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 45 – 60 phút mỗi ngày.
    Xem thêm:
    Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Thực đơn tốt nhất cho người tiểu đường
    5 lời khuyên khi tập thể dục trong bệnh tiểu đường
    Thêm vào đó, để cho hiệu quả giảm đường huyết bền vững, tự nhiên bạn nên sử dụng thêm sản phẩm hỗ từ thiên nhiên, chẳng hạn như TPCN Hộ Tạng Đường. Bạn có thể tham khảo thêm chia sẻ của bệnh nhân sử dụng sản phẩm cho hiệu quả rõ rệt trong bài viết sau:
    https://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/cach-on-dinh-duong-huyet-cai-thien-bien-chung---de-chung-song-voi-benh-tieu-duong.html
    Nếu cần tư vấn thêm về cách điều trị, bạn có thể liên lạc với chúng tôi theo số 0936 057 996 để được hỗ trợ trực tiếp.
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Đường máu trước ăn trưa là 409 mg/dl có nặng không? Cách hạ đường máu?

    Bác sĩ ơi cho em hỏi nồng độ đường của ba em là 409mg/dl đo trước khi ăn trưa thì có được coi là thể nặng không ạ ? Và phải làm thế nào để hạ đường huyết ạ?
    Icon
    Chào bạn,
    Mức đường huyết của ba bạn như vậy là rất cao, nếu không điều trị ngay có thể xảy ra các biến chứng cấp tính nguy hiểm là hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. Chúng tôi khuyên ba bạn nên sớm đến bệnh viên để được bác sĩ chỉ định cách điều trị phù hợp. Để hạ đường huyết, có thể bác sĩ sẽ phải chỉ định tiêm insulin, bù nước và điện giải ngay lập tức và theo dõi các chỉ số sinh tồn như nhịp tim, nhịp thở, huyết áp
    Bạn có thể tham khảo thêm về biến chứng cấp tính tăng áp lựu thẩm thấu ở người tiểu đường trong bài viết sau:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/thong-tin-benh/bien-chung-cap-tinh-cua-benh-tieu-duong.html
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Tiểu đường thai kỳ có nên uống sữa tươi không đường?

    Cho em hỏi em đang ở tuần thai thứ 29. Em có đi khám và được biết bị tiểu đường thai kỳ. Bác sĩ khuyên chỉ nên uống sữa tươi không đường nhưng em sợ sẽ không đủ dinh dưỡng cho thai. Em cũng mới biết đến sản phẩm sữa óc chó hạnh nhân. Không biết em nên uống sữa tươi không đường hay sữa óc chó hạnh nhân ạ?
    Icon
    Chào bạn,
    Sữa tươi là một thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Gần như tất cả các mẹ bầu đều cần thức uống này trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, một số loại sữa tươi có thể ảnh hưởng đến đường huyết. Vì vậy, người mẹ bị tiểu đường thai kỳ cần cân nhắc lựa chọn khi sử dụng loại thực phẩm này.


    Tiểu đường thai kỳ có nên uống sữa tươi không đường?


    Câu trả lời là có. Sữa tươi không đường sẽ ít ảnh hưởng đến đường huyết hơn các loại sữa thông thường. Khi sử dụng loại sữa này, bạn cũng không cần lo lắng không đủ dinh dưỡng cho thai nhi. Bởi sữa tươi không đường chỉ ít đường hơn sữa thông thường nhưng vẫn có đầy đủ các protein, vitamin, khoáng chất khác. Do bạn đang mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, đường huyết tăng cao nên cần hạn chế sử dụng các chất đường bột, kể cả đường trong sữa tươi bổ sung hằng ngày. Điều này sẽ giúp bảo vệ cả bạn và bé trước những ảnh hưởng xấu do đường máu tăng cao gây nên.


    Có thể thay sữa không đường bằng sữa hạnh nhân không?


    Thực chất, bạn vẫn có thể dùng các loại sữa khác như sữa óc chó hạnh nhân. Tuy nhiên do những loại sữa này vẫn có đường nên bạn chỉ nên dùng với số lượng vừa phải, khoảng 1 lần/ngày. Mỗi lần bạn không nên dùng quá 200ml và không cho thêm đường khi dùng để tránh đường huyết tăng cao.
    Ngoài ra có 1 lưu ý nhỏ khi uống sữa là bạn chỉ nên dùng vào các bữa phụ (giữa các bữa ăn chính trong ngày) thay vì ngay sau bữa ăn. Mẹo này cũng giúp lượng đường trong máu của bạn ổn định hơn.


    Lưu ý khác khi bị tiểu đường thai kỳ


    Điều lo lắng nhất khi thai phụ bị tiểu đường thai kỳ là những ảnh hưởng trong tương lai cho cả con và mẹ. Rất may là sự lo lắng này sẽ được triệt tiêu nếu bạn có cách kiểm soát đường huyết tốt.
    Bên cạnh việc dùng sữa tươi không đường, để giảm lượng đường trong máu tốt hơn, bạn nên ăn nhiều rau xanh, ăn giảm mỡ, giảm đồ ngọt, tinh bột, đồng thời vận động đều đặn và theo dõi đường huyết thường xuyên. Dưới đây là bài viết hướng dẫn cụ thể cách xây dựng chế độ ăn cho người mẹ bị tiểu đường, bạn hãy đọc và áp dụng nhé:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/che-do-an-khi-bi-tieu-duong-thai-ky.html
    Nhìn chung, tiểu đường thai kỳ là một thử thách nhỏ trong quá trình sinh con. Chỉ cần bạn kiểm soát tốt đường huyết bằng cách ưu tiên các thực phẩm ít carbohydrate như sữa tươi không đường, chắc chắn bạn có thể sinh con khỏe mạnh như tất cả các bà mẹ khác.
    Nếu muốn được tư vấn thêm, hãy gọi cho chúng tôi theo số 0936.057.996

    Chúc gia đình bạn sức khỏe!
    Thân mến!