Chào bạn,
Đối với bệnh tiểu đường tuýp 1 thì việc sử dụng thuốc tiêm insulin là bắt buộc suốt đời do nguyên nhân gây ra bệnh là do tuyến tụy bị phá hủy nên không còn khả năng sản xuất ra hormon insulin (thiếu hụt insulin tuyệt đối) làm cho đường không đi được vào trọng tê bào và tăng cao trong máu. Còn bất kì một loại thuốc uống nào cũng chỉ có tác dụng hỗ trợ thuốc tây trong điều trị bệnh tiểu đường. Vì vậy , để giảm đường huyết về mức an toàn bạn cần duy trì tiêm insulin. Nhưng khi tiêm thì có tác dụng phụ là gây tăng cân và loạn dưỡng mỡ nơi tiêm nên môt số nguyên tắc bạn nên áp dụng để giảm hiện tượng trên: - Ở mỗi vị trí tiêm, da phải được giữ sạch, cơ bắp và lớp mỡ dưới da vùng này phải hoàn toàn bình thường. Đây là điều kiện để insulin được hấp thu tốt. - Các vị trí đều phải được sử dụng luân chuyển. - Nếu sử dụng từ 2 mũi tiêm trở lên trong một ngày, phải tiêm ở các vị trí và ở các vùng khác nhau. Khi tất cả các vị trí trong vùng đã sử dụng hết mới chuyển sang vùng khác. - Các vị trí khác nhau sẽ làm cho insulin vào máu với tốc độ nhanh chóng khác nhau: Vùng bụng (trước dạ dày), insulin vào máu nhanh nhất. Vùng cánh tay, insulin vào máu chậm hơn so với vùng bụng. Insulin vào máu chậm nhất khi tiêm vào vùng mông. - Tiêm dưới da: tất cả các tổ chức dưới da trên cơ thể đều có thể tiêm. Thực tế, thường dùng vùng đùi, cánh tay, bụng. Hiện nay, người ta chọn một vùng tiêm cho vài ngày, sau khi hết điểm tiêm, mới chuyển sang vùng khác. Mỗi mũi tiêm cách nhau 2-4cm. Chú ý, nếu vùng dự định tiêm sẽ phải vận động nhiều thì nên chuyển sang vùng khác. Ví dụ, vùng đùi được chọn sẽ tiêm mà sau đó đạp xe nhiều thì nên tiêm cánh tay. Cùng với việc tiêm insulin, để kiểm soát đường huyết thì bạn cũng cần duy trì ăn uống, tập luyện điều độ và có thể sử dụng thêm TPCN Hộ Tạng Đường giúp tăng cường hoạt động của insulin trong cơ thể, từ đó kiểm soát đường huyết của bạn được tốt hơn. Nhưng khi sử dụng sản phẩm này bạn cần uống tránh thời điểm tiêm từ 1 - 2 giờ để tránh hạ đường huyết quá mức.
Chúc bạn sức khỏe!