Thức ăn tốt nhất cho người tiểu đường, giúp giảm đường huyết?

  • Icon

    Mẹ tôi mắc bệnh tiểu đường type 2 vào năm 2016, dùng thuốc đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ và thăm khám định kỳ. Nhưng đến nay, đường huyết vẫn chưa được kiểm soát tốt khiến tôi rất lo lắng. Đi khám, bác sĩ khuyến cáo về điều chỉnh lại chế độ ăn. Tôi khá bối rối không biết nên chọn thức ăn nào tốt nhất cho mẹ sử dụng. Rất mong nhận được tư vấn thêm từ chuyên gia.

    Icon

    Chào bạn,

    Tìm ra những thức ăn tốt nhất cho người bệnh tiểu đường không phải là một vấn đề dễ dàng. Bên cạnh đó, một chế độ ăn được gọi là khoa học khi còn phải đảm bảo được mục tiêu quan trọng là giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường, chẳng hạn như bệnh tim. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá bối rối. Bởi một số gợi ý sau đây có thể giúp bạn tháo gỡ khó khăn này:

    1. Ăn nhiều rau củ hơn, đặc biệt là các loại rau không tinh bột

    - Nên chọn rau tươi, không sử dụng rau đông lạnh, đóng hộp hoặc rau đã pha chế sẵn, có thêm muối.

    - Nên thêm màu sắc cho bữa ăn, các loại rau củ có màu xanh thẫm, màu cam, đỏ, vàng… thường có chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho người tiểu đường.

    2. Lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt (nguyên cám) thay vì đã được tinh chế

    - Ngũ cốc nguyên hạt bao gồm gạo lứt, ngô, yến mạch, mè đen, các loại đậu còn nguyên vỏ như đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ… chứa rất nhiều protein thực vật, chất xơ, nhưng lại không làm tăng quá nhiều đường huyết. Ngũ cốc tinh chế (gạo trắng, bột mì, miến, bún, bánh mì trắng, bánh kem, bánh quy, ngũ cốc pha sẵn…) là những thức ăn đã được chế biến bằng công nghiệp, loại bỏ cám và mầm nên không còn giữ được chất xơ tự nhiên. Bên cạnh đó, trong quá trình chế biến, các đơn vị thực hiện có thể phải sử dụng hóa chất tẩy trắng, trộn thêm đường, chất làm ngọt nhân tạo, phẩm màu… không có lợi cho sức khỏe.

    3. Chọn thức ăn có chứa protein nạc

    - Ăn cá ít nhất 2 lần mỗi tuần

    - Chọn protein có nguồn gốc thực vật: táo, bơ, rau cải bó xôi, ngô ngọt, súp lơ xanh, các loại hạt, sữa và các chế phẩm từ sữa, đặc biệt là đậu nành

    - Ăn thịt trắng loại bỏ da

    - Chọn thịt bò và thịt lợn thăn

    4. Trái cây tươi cũng là một lựa chọn tuyệt vời

    - Rất nhiều người bệnh tiểu đường “sợ” ăn trái cây, bởi chúng ngọt. Sự kiêng khem không có cơ sở khoa học này có thể gây thiếu nhiều chất dinh dưỡng như các loại vitamin và khoáng chất. Thực tế, bạn có thể ăn tất cả các loại trái cây. Tuy nhiên, nên chọn trái cây có hàm lượng chất xơ cao như củ đậu, cam, bưởi, thanh long, xoài, dâu tây… Một lưu ý nhỏ, đó là nên ăn trái cây nguyên vỏ, không nên xay ép vì có thể khiến đường huyết tăng cao.

    5. Chọn thức ăn có nhiều chất béo lành mạnh và hạn chế chất béo xấu

    - Chất béo lành mạnh bao gồm dầu thực vật, bơ thực vật, dầu oliu và dầu từ các loại hạt

    - Chất béo xấu bao gồm chất béo trans (có trong thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp), thức ăn chiên xào nhiều lần…

    Thêm một số lưu ý trong bữa ăn:

    - Cắt giảm bớt năng lượng từ các thực phẩm ăn nhẹ và món tráng miệng

    - Hạn chế thực phẩm như khoai tây chiên, bánh quy, bánh kem

    - Không nên ăn quá nhiều, kể cả các thực phẩm lành mạnh vì có thể gây tăng cân

    - Nếu không thể từ bỏ được rượu, bạn nên uống rượu vang đỏ

    Trên đây là một số gợi ý về thức ăn tốt nhất cho người tiểu đường. Hy vọng bạn sẽ sắp xếp và xây dựng được một chế độ ăn hợp lý.

    Quá trình chung sống với tiểu đường không dừng ở con số là 1 hay 10 năm, mà là cả đời. Chính vì vậy, người bệnh khó tránh khỏi những biến chứng âm thầm trên tim, mắt, thận, thần kinh… Để phòng ngừa biến chứng, ngoài chế độ ăn, điều trị theo hướng dẫn, nếu có điều kiện bạn có thể cho mẹ dùng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường mỗi 3-6 tháng/lần. Sản phẩm có nguồn gốc chính từ thảo dược, rất an toàn và nhiều người chia sẻ trải nghiệm, do đó bạn hoàn toàn an tâm.

    Xem chia sẻ kinh nghiệm trị tiểu đường hiệu quả: ổn định đường huyết, ngừa biến chứng

    Chúc gia đình bạn khỏe mạnh!

Câu hỏi chuyên gia