Tiểu đường nên ăn gì để không bị tăng đường huyết?

  • Icon

    Tôi vừa được chẩn đoán tiểu đường tuýp 2 nên khá lo lắng. Vậy tôi nên ăn gì để không bị tăng đường huyết.

    Icon

    Chào bạn,

    Nên ăn gì khi bị tiểu đường luôn là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Mục tiêu dinh dưỡng ở người tiểu đường là không làm gia tăng thêm lượng đường trong máu, nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Những gợi ý sau đây có thể giúp bạn lựa chọn thực phẩm tốt cho chế độ ăn của mình:

    - Các loại hạt nguyên vỏ: Đa số các loại hạt đều rất giàu đạm, chất xơ, magie nên khi ăn tạo cảm giác no lâu hơn.

    - Rau có lá màu xanh đậm: cải xoăn, cải bó xôi, súp lơ xanh… chứa rất nhiều chất xơ hòa tan, ít năng lượng và tinh bột, rất tốt cho tiêu hóa. Tuy nhiên cũng không nên ăn quá nhiều, nên ăn rau tươi thay vì các loại khô hay muối chua.

    - Trái cây: các loại trái cây họ cam, chanh, táo, lê… giàu vitamin, chất chống oxy hóa tự nhiên, nhưng lại không làm tăng quá nhiều đường huyết sau ăn. Khi ăn trái cây bạn nên ăn cả vỏ (trừ loại quả bắt buộc bỏ vỏ), không nên xay thành nước ép vì có thể loại bỏ bớt chất xơ. Thời điểm ăn trái cây nên vào giữa 2 bữa chính, coi đó như một bữa ăn phụ.

    - Khoai lang: là thực phẩm giàu tinh bột kháng đường, khi ăn, chúng sẽ được phân cắt và hấp thu từ từ nên không gây tăng đường huyết đột ngột như các loại thực phẩm giàu tinh bột khác.

    - Dầu cá: giàu omega 3 tốt cho mắt và sức khỏe tim mạch.

    - Sữa tách béo và sữa chua: nguồn cung cấp canxi tốt nhất cho người bệnh tiểu đường.

    Thực tế, không có một “biểu mẫu chung” cho bữa ăn của người tiểu đường. Bạn không cần kiêng khem quá mức mà hoàn toàn có thể phối hợp các nhóm thực phẩm với nhau. Điều quan trọng là bạn cần trở thành chuyên gia dinh dưỡng của chính mình, lên kế hoạch ăn uống hợp lý. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện được điều này bằng cách kiểm tra đường huyết tại nhà trước và sau ăn 2h để đánh giá khả năng tăng đường huyết. Nếu có bất thường, bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn trong những lần tiếp theo.

    Để nâng cao hiệu quả kiểm soát đường huyết, một chế độ ăn khoa học là điều không thể thiếu. Việc sử dụng thêm sản phẩm bổ trợ điều trị cũng là một trong những “bí quyết” được nhiều người áp dụng thành công. Chia sẻ của họ sau đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về giải pháp này.

    Xem chia sẻ bệnh nhân chữa tiểu đường hiệu quả

     Chúc bạn mạnh khỏe!

Câu hỏi chuyên gia