Chào bạn,
Đường huyết tăng cao trong thời gian dài nếu không được điều chỉnh sẽ có ảnh hưởng không tốt tới thai nhi, chẳng hạn như dị tật bẩm sinh, thai to, kém phát triển, đa ối, xảy thai, chết lưu… Nhưng bạn không cần quá lo lắng, bởi các rủi ro trên thai nhi tỷ lệ không cao. Nếu sớm điều chỉnh được đường huyết về giá trị cho phép, thì hoàn toàn có khả năng ngăn ngừa các biến chứng này.
Trước mắt, bạn nên điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, lập cho mình một chế độ ăn, uống khoa học. Bạn nên kiêng các thức ăn, nước uống chứa nhiều đường có khả năng hấp thu nhanh như sữa đặc, nước ngọt, bánh kẹo... và hạn chế các đồ ăn nếp như xôi, bánh chưng. Ăn giảm mỡ, giảm tinh bột, tăng cường rau xanh, chất xơ và bổ sung thêm trái cây (cam, quýt, bưởi, xoài…). Các bữa ăn cần được chia làm nhiều lần trong ngày, tránh tình trạng ăn quá no hay quá đói. Tập luyện thể dục như đi bộ 15 - 30p và thử đường huyết mỗi tuần 1 lần.
Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo, mức đường huyết người bệnh đái tháo đường thai kỳ nên đạt được là:
- Đường huyết lúc đói: 3.4 - 5.8mmol/l
- Đường huyết 1 giờ sau ăn < 7.8mmol/l
- Đường huyết 2 giờ sau ăn < 7.2mmol/l
Nếu sau 1 thời gian điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập và theo dõi định kỳ, đường huyết được kiểm soát tốt, cả mẹ và thai nhi sẽ hoàn toàn khỏe mạnh, không có gì nguy hiểm. Trước mắt, bạn chỉ cần tuân thủ đúng lời khuyên của bác sỹ, và giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, không nên lo lắng quá làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con.
Hầu hết đái tháo đường thai kỳ sẽ tự hết sau sinh, nhưng về lâu dài, đây là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường type 2 trong tương lai. Chính vì vậy, ngay tại thời điểm sau sinh, bạn vẫn cần duy trì lối sống lành mạnh, kết hợp sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường khi đã cai sữa hoàn toàn cho con. Sản phẩm sẽ giúp ổn định đường huyết, từ đó phòng ngừa nguy cơ tiến triển bệnh đái tháo đường.
Chúc bạn và thai nhi luôn khỏe mạnh!