Bệnh tiểu đường nên ăn gì để phòng ngừa biến chứng?

  • Icon

    Cha tôi đi khám, kiểm tra đường huyết khi đói 2 lần có kết quả 7.8mmol/l, bác sĩ chẩn đoán mắc tiểu đường tuýp 2. Qua tìm hiểu tôi được biết, đường huyết tăng cao có thể dẫn tới rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Và thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới lượng đường trong máu. Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn gì để phòng ngừa biến chứng?

    Icon

    Chào bạn,

    Khi bị tiểu đường, những gì bạn ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến triển của bệnh. Rất khó để xây dựng được một chế độ ăn chuẩn mực cho tất cả người bệnh tiểu đường nói chung. Tuy nhiên, những chia sẻ sau đây có thể giúp bạn chọn lựa nguồn thực phẩm tốt, từ đó ngăn ngừa biến chứng xấu do tiểu đường gây ra. Khi bạn xây dựng chế độ ăn cần tập trung vào 4 yếu tố chính: tinh bột, chất béo, chất xơ và muối.

    1. Tinh bột: Tinh bột và đường cung cấp nhiên liệu chính cho quá trình tạo năng lượng, nhưng chính chúng cũng là nguyên nhân gây tăng đường huyết. Có 2 loại tinh bột là tinh bột đơn giản chăng hạn như đường, có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng. Thứ 2 là tinh bột phức tạp có trong các loại đậu, khoai lang, ngũ cốc nguyên hạt… Tinh bột phức tạp tốt hơn cho bạn, do chúng mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa nên cung cấp năng lượng ổn định, không gây tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn.

    2. Chất xơ: Với đặc tính ít năng lượng không hấp thụ, làm mau no nên chất xơ rất tốt cho quá trình tiêu hóa, điều hòa đường huyết. Thức ăn giàu chất xơ mà bạn có thể lựa chọn như:

    - Rau lá sẫm màu (cải xoăn, mùng tơi, cải bó xôi, rau khoai lang…) và trái cây ít đường như thanh long, ổi, cam, chanh, bưởi,…

    - Đậu nấu chín

    - Ngũ cốc nguyên cám: gạo lức, bánh mì,…

    Điều quan trọng nên nhớ là tăng lượng nước uống khi ăn nhiều chất xơ, vì nó có thể gây đầy trướng bụng.

    3. Chất béo: Bạn nên hạn chế ăn các chất béo bão hòa và chất béo trans vì chúng làm tăng đáng kể cholesterol trong máu, tăng nguy cơ gây xơ vữa động mạch..

    Thực hiện chế độ ăn lành mạnh với:

    - Chọn thịt nạc, bỏ da

    - Chế biến bằng cách luộc, hấp, đồ thay cho chiên, xào, rán

    - Ăn dầu thực vật thay cho chất béo động vật

    - Lựa chọn các sản phẩm sữa tách béo, sữa chua ít đường và sữa chua không đường.

    4. Muối: tiểu đường làm gia tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và muối là nguyên nhân khiến tình trạng này nặng nề hơn. Giải pháp ăn uống khoa học với:

    - Sử dụng nguyên liệu tươi, hạn chế thực phẩm đóng hộp

    - Người bình thường không nên ăn quá 6g muối/ngày và những người có nguy cơ cao huyết áp không nên ăn quá 4g/ngày, thậm chí ăn nhạt hoàn toàn nếu huyết áp quá cao

    Ngoài ra, cha bạn cũng có thể cân nhắc đến việc sử dụng các sản phẩm bổ trợ giúp nâng cao hiệu quả điều trị, phòng ngừa biến chứng, chẳng hạn như Tpcn Hộ Tạng Đường.

    Chúc gia đình bạn mạnh khỏe!

Câu hỏi chuyên gia