Mùa đông đang đến gần, bạn băn khoăn để chọn cho mình một đôi giày cao bồi, bốt cao, guốc, giày đế bệt hay là một đôi thể thao. Với bạn, đó chỉ là vấn đề liên quan tới sở thích, phong cách thời trang, nhưng với người bệnh tiểu đường, nó lại chính là một phần trong kế hoạch điều trị của họ. Nghe có vẻ khó tin nhưng việc chọn được một đôi giày tốt không chỉ giúp người bệnh tiểu đường thoải mái vận động, mà còn giúp ngăn ngừa những vết loét bàn chân có thể dẫn đến đoạn cụt chi do biến chứng thần kinh tiểu đường..
Tháng 10 năm 2016, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã công bố chấp thuận "tụy nhân tạo" cho người bệnh tiểu đường type 1. Đây là tin vui cho tất cả bệnh nhân tiểu đường type 1 đang trong hành trình tìm kiếm giải pháp điều trị bệnh.
Đường huyết (đường máu) dùng để chỉ lượng đường glucose trong máu. Giá trị này được sử dụng làm tiêu chí chẩn đoán cũng như là thước đo để đánh giá kết quả điều trị bệnh tiểu đường. Phụ thuộc vào từng đối tượng cụ thể, với người chưa bị bệnh, người mới được chẩn đoán hay người ở giai đoạn tiền tiểu đường, tại các thời điểm khác khau, thì ngưỡng giá trị an toàn của chỉ số đường huyết sẽ không giống nhau.
Kiểm soát đường huyết là mục tiêu hàng đầu trong kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường. Bởi chỉ số đường huyết (hay đường máu) tăng cao có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe. Đường huyết tăng cao thường xuyên có thể gây tổn thương hệ thần kinh và mạch máu, kéo theo các bệnh như tim mạch, mỡ máu, và các biến chứng tiểu đường. Nó cũng có thể dẫn tới các biến chứng cấp tính nghiêm trọng khác đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Nhiễm trùng bàn chân do tiểu đường là một trong những biến chứng thường gặp và đáng sợ đối với những ai đã và đang mắc căn bệnh tiểu đường. Số người tiểu đường chỉ chiếm 3% dân số Hoa kỳ nhưng một nửa trong số họ đã phải cắt cụt chi do loét bàn chân. Vậy quá trình nhiễm trùng bàn chân xảy ra như thế nào và làm sao để phòng ngừa điều tồi tệ nhất có thể xảy ra? Bài viết sau sẽ chính là lời giải cho những ai còn đang lo lắng.
Trên thế giới, hiện có khoảng 387 triệu người đã và đang phải sống chung với căn bệnh tiểu đường và con số này dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng thêm 205 triệu người nữa vào năm 2035. Điều đáng nói là có tới 90-95% số trường hợp là mắc tiểu đường tuyp2, nhiều người còn không biết mình bị bệnh đến khi các dấu hiệu của biến chứng xuất hiện. Tuy nhiên cục diện này có thể thay đổi nếu tất cả mọi người biết cách kiểm soát nó ngay từ giai đoạn sớm khởi phát.
Tiểu đường được ví như đại dịch của thế kỷ 21 với tốc độ gia tăng nhanh chóng. Bệnh không trừ một ai, kể cả người lớn và trẻ em, đặc biệt số người mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh tiểu đường với một lối sống lành mạnh.
Khi được chẩn đoán mắc tiểu đường, hoặc có người thân bị bệnh, chắc hẳn bạn sẽ băn khoăn tự hỏi liệu rằng tiểu đường có lây qua đường máu, tình dục hoặc hô hấp hay không? Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ khẳng định, tiểu đường không phải là một bệnh lây lan. Tuy nhiên, nếu người thân bạn bị tiểu đường, bạn vẫn có nguy cơ cao phát triển bệnh trong tương lai vì các lý do sau đây.