Tụy nhân tạo cho người bệnh tiểu đường type 1 sắp đưa vào sử dụng

Tháng 10 năm 2016, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã công bố chấp thuận "tụy nhân tạo" cho người bệnh tiểu đường type 1. Đây là tin vui cho tất cả bệnh nhân tiểu đường type 1 đang trong hành trình tìm kiếm giải pháp điều trị bệnh.

Tuyến tụy là một cơ quan nằm ở trung tâm bụng, ngay phía sau dạ dày. Ở người khỏe mạnh, tuyến tụy sản xuất insulin - hormone thực hiện nhiệm vụ đưa được từ máu vào tế bào để tạo thành năng lượng cung cấp cho cơ thể. Nhưng ở người bệnh tiểu đường type 1, tuyến tụy không sản xuất được insulin, làm đường huyết tăng cao trong máu.

Tụy nhân tạo với tên gọi là Medtronic's MiniMed 670G, là một thiết bị thay tuyến tụy. Tất nhiên, nó không thể giống hoàn toàn tuyến tụy thực sự. Phần chính của thiết bị này trông giống như một máy bộ đàm hoặc điều khiển từ xa mà người ta thường đeo trên dây thắt lưng. Toàn bộ hệ thống thực sự bao gồm một vài thiết bị khác nhau, chúng có vai trò theo dõi lượng đường trong máu và cung cấp liều lượng insulin thích hợp.

Tụy nhân tạo kiểm soát đường huyết an toàn, hiệu quả cho người bệnh tiểu đường type 1

Người bệnh tiểu đường type 1 phải dùng insulin suốt đời để kiểm soát đường huyết, tránh để xảy ra trường hợp đường máu tăng quá cao gây nhiều biến chứng nguy hiểm, hoặc hạ đường huyết đột ngột gây tử vong…Họ phải tự kiểm tra đường huyết thường xuyên bằng máy đo đường huyết để điều chỉnh liều insulin cần thiết.

Thiết bị mới MiniMed 670G Medtronic này là kết hợp của một máy tiêm lnsulin và máy kiểm tra đường huyết. Nó sẽ tự động kiểm tra đường huyết của bạn, sau đó điều chỉnh liều lnsulin phù hợp. Ở người khỏe mạnh, đó là công việc của tụy. Vì thế MiniMed 670G Medtronic còn được gọi bằng biệt danh là "tụy nhân tạo".

Tụy nhân tạo sẽ tự động đo đường huyết và điều chỉnh liều lnsulin

Tụy nhân tạo sẽ tự động đo đường huyết và điều chỉnh liều lnsulin

Không tính đến vấn đề thuận tiện, thì tụy nhân tạo còn được chứng minh có tác dụng giữ an toàn qua việc quản lý đường huyết cho người bệnh tiểu đường rất tốt. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cho biết, không có người bệnh nào tham gia nghiên cứu sử dụng tụy nhân tạo mà bị hạ đường huyết nặng hoặc nhiễm ceton acid. Thiết bị này còn giúp người bệnh giữ được đường huyết mục tiêu suốt 73,4% thời gian, thay vì chỉ ở mức 67,8% thời gian nếu không sử dụng.

Mặc dù MiniMed 670G được thiết kế để tự động điều chỉnh mức liều lnsulin dựa trên tính toán về lượng đường huyết hiện tại, nhưng nó không thể dự đoán những gì diễn ra tiếp theo. Vì vậy, người dùng vẫn sẽ cần phải cân chỉnh chế độ ăn hàng ngày sao cho phù hợp. Có thiết bị này, không có nghĩa là sẽ không sử dụng tới máy đo đường huyết cá nhân.

Phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường type 1 không thể sử dụng tụy nhân tạo

Phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường type 1 không thể sử dụng tụy nhân tạo

Những ai không thể sử dụng tụy nhân tạo?

Thiết bị này sẽ chính thức được cấp phép và trung ra thị trường vào mùa xuân năm 2017. Nhưng không phải tất cả mọi người bệnh tiểu đường type 1 đều có thể sử dụng. Mức tối thiểu để bắt đầu sử dụng tụy nhân tạo là bệnh nhân tiểu đường phải có chỉ định 8 liều insulin mỗi ngày. Hoặc nếu bạn bị khiếm thị, khiếm thính cũng thể sử dụng để hạn chế phụ thuộc vào sự chăm sóc của người thân. Phụ nữ mang thai, người bệnh thận, trẻ em dưới 14 tuổi không đủ điều kiện sử dụng thiết bị này.

Mặc dù vậy, đây rõ ràng vẫn là một cột mốc quan trọng cho người bệnh tiểu đường type1 vì họ đã chờ đợi một thời gian rất lâu để thiết bị này được chính thức ra đời (mặc dù đã được nghiên cứu trong khoảng 50 năm trước).

XEM CHIA SẺ BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG HIỆU QUẢ

Theo nguồn: http://www.prevention.com/health/artificial-pancreas-facts/slide/2

-----------------------------------------------------------

Thông tin cho bạn: TPCN Hộ Tạng Đường giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng tiểu đường trên tim, mắt, thận, thần kinh…TPCN-Ho-Tang-Duong-giup-ho-tro-dieu-tri-va-phong-ngua-bien-chung-tieu-duong