Kiểm soát đường huyết là mục tiêu hàng đầu trong kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường. Bởi chỉ số đường huyết (hay đường máu) tăng cao có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe. Đường huyết tăng cao thường xuyên có thể gây tổn thương hệ thần kinh và mạch máu, kéo theo các bệnh như tim mạch, mỡ máu, và các biến chứng tiểu đường. Nó cũng có thể dẫn tới các biến chứng cấp tính nghiêm trọng khác đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Bình thường, mức đường huyết luôn nằm trong một khoảng giới hạn nhất định để đảm bảo nhu cầu năng lượng của các tế bào trong cơ thể, khi vượt quá ngưỡng giá trị này được gọi là đường huyết cao.
Ngưỡng đường huyết cho phép sẽ khác nhau ở từng thời điểm (khi đói, khi no) và ở từng đối tượng như với người bình thường hay người mắc bệnh tiểu đường. Có hai đơn vị đo đường huyết là mg/dL hoặc mmol/l. Bạn có thể quy đổi từ mg/dL sang mmol/L bằng cách chia cho 18.
Đường huyết ở người bình thường khi đói (nhịn ăn trên 8h) dao động trong khoảng từ 4.0-5.9 mmol/l (72-108mg/dL) và dưới 7.8mmol/l (140mg/dL) sau khi ăn 2h. Đường huyết được xem là cao nếu kết quả đo được lớn hơn các giá trị này, khi đó bạn sẽ được chẩn đoán mắc tiền tiểu đường hoặc bệnh tiểu đường.
Đối với những người bệnh tiểu đường, ngưỡng đường huyết an toàn có thể khác nhau ở mỗi loại type 1 hay type 2,. Dưới đây là bảng chỉ số đường huyết mục tiêu theo từng thời điểm.
Như vậy, đường huyết cao đối với người bệnh tiểu đường là trên 7mmol/l trước bữa ăn, hoặc hơn 9mmol/l sau bữa ăn ít nhất 90 phút đối với người tiểu đường type 1 và trên 8.5mmol/l đối với người tiểu đường type 2.
Trên thực tế, mỗi một người bệnh sẽ có giá trị đường huyết mục tiêu khác nhau. Giá trị này sẽ được xác định bởi bác sĩ thông qua quá trình theo dõi và điều trị . Đặc biệt với những người bị bệnh tiểu đường lâu năm, cơ thể thường đã quen với mức đường huyết luôn ở ngưỡng cao, nếu cứ cố gắng điều trị để đưa về giá trị bình thường lại có thể gây ra tình trạng hạ đường huyết, bởi cơ thể khó có thể thích nghi ngay được.
Sử dụng Tpbvsk Hộ Tạng Đường hỗ trợ làm tăng hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường, ổn định đường huyết tự nhiên, bền vững và ngăn ngừa biến chứng. Hãy gọi theo số điện thoại: 0962 326 300 - 0936.057.996 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.
Tăng đường huyết mạn tính ở người tiền tiểu đường hoặc đã mắc bệnh tiểu đường đều nguy hiểm tương đương nhau.
Đường máu cao kéo dài gây ra các rối loạn chuyển hóa mạn tính trong cơ thể, quá trình rối loạn chuyển hóa đường kéo theo mỡ và đạm đã sinh ra các rác thải, gây tổn thương đến lớp nội mạc của mạch máu. Tại các mạch máu lớn, chúng làm tăng nguy cơ cho các chất béo và các thành phần có hại lắng đọng trong lòng mạch hình thành nên mảng xơ vữa. Ở các mạch máu nhỏ (vi mạch), lòng mạch ngày càng bị thu hẹp do sự dày lên của lớp nội mạc, khiến chất dinh dưỡng từ máu không được đưa đến để nuôi dưỡng các cơ quan. Đây chính là cội rễ sinh ra các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường trên tim, thận, mắt và hệ thần kinh.
Nếu đường huyết tăng quá cao, trên 14mmol/l (250mg/dL) có thể gây ra biến chứng cấp tính tăng đường huyết nguy hiểm, dẫn đến hôn mê do nhiễm toan ceton ở người bệnh tiểu đường type 1, hoặc hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu ở người bệnh tiểu đường type 2. Người bệnh có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Tăng đường huyết cấp tính thường là kết quả của các bữa ăn có nhiều carbonhydrat, quên liều thuốc tây, bị stress hoặc ốm bệnh.
Ở người bệnh tiểu đường, kiểm soát đường huyết là mục tiêu quan trọng để giúp ngăn ngừa biến chứng xuất hiện. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:
- Sử dụng thuốc đúng theo dướng dẫn của bác sĩ. Nếu có khó khăn, thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ để được giải đáp cụ thể.
- Đo đường huyết tại các thời điểm cố định trong ngày và ghi vào cuốn sổ ghi chép. Nó sẽ cho phép bạn biết lượng đường huyết trong máu của bạn là ở giá trị bao nhiêu.
- Giữ chế độ ăn khoa học và tập thể dục thường xuyên là thói quen dài hạn giúp kiểm soát đường huyết.
Các biện pháp đơn giản giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả
Giải pháp từ thảo dược giúp ổn định đường huyết tự nhiên, bền vững
Bên cạnh các giải pháp như ăn uống, tập luyện và dùng thuốc là không thể thiếu, ngày nay, việc sử dụng thêm các thảo dược để trị bệnh tiểu đường đang ngày càng được ưa chuộng. Những bằng chứng nghiên cứu hiện đại cho thấy, sử dụng các hoạt chất sinh học tự nhiên có trong các thảo dược truyền thống tại các nước Á - Đông như Mạch môn, Hoài sơn, Câu kỷ tử có khả năng phục hồi chức năng tuyến tụy, tăng tiết hormon tiêu thụ đường, tăng độ nhạy cảm của hormon này với tế bào để làm giảm đường huyết, đồng thời các thảo dược này còn có tác dụng chống viêm và giảm stress oxy hóa tế bào hiệu quả (nguyên nhân sinh biến chứng tiểu đường).
Hộ Tạng Đường là sự kết tinh giữa Y học cổ truyền với Y học hiện đại với 4 thảo dược quý là Câu kỷ tử - Mạch môn – Hoài sơn – Nhàu và Alpha Lipoic Acid. Sự kết hợp này đem lại tác động kép giúp bảo vệ mạch máu – thần kinh và ổn định đường huyết, từ đó ngăn ngừa và cải thiện biến chứng tiểu đường hiệu quả.
Công thức 5 thành phần của Hộ Tạng Đường giúp phòng và cải thiện biến chứng tiểu đường
Qua 10 năm đứng vững trên thị trường, sản phẩm TPBVSK Hộ Tạng Đường đã được ghi nhận về hiệu quả phòng ngừa và cải thiện biến chứng tiểu đường.
Lắng nghe chia sẻ câu chuyện thực của người mắc tiểu đường từng gặp phải nhiều biến chứng phối hợp nay sức khỏe đã cải thiện, đường huyết ổn định, biến chứng được đẩy lùi nhờ sử dụng kết hợp thuốc điều trị và các giải pháp từ thảo dược trong video sau đây.
Không có một quy chuẩn nào chung, vừa cặn cho tất cả người bệnh tiểu đường. Bởi phụ thuộc vào thể trạng, khả năng kiểm soát đường huyết cũng như mức độ vận động mà sẽ có các chế độ ăn khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có những giới hạn và lời khuyên nhất định bạn nên nghe theo để giúp giảm đường huyết:
- Bạn nên lựa chọn rau, ngũ cốc, các loại đậu và các sản phẩm từ sữa ít chất béo. Những thực phẩm này luôn là nhóm chất cung cấp nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất xơ tốt cho sức khỏe.
- Hạn chế đường: Điều này luôn đúng khi bạn có bệnh tiểu đường hoặc ở giai đoạn tiền tiểu đường. Cắt giảm đồ uống có chứa đường kể cả nước ngọt đóng chai, nước ép hoa quả hoặc các loại nước uống tăng lực, cà phê đóng sẵn, bánh kẹo và các món tráng miệng có vị ngọt đậm đà. Nếu bạn là người thích ngọt, trong khi chế biến món ăn hoặc các loại nước uống, bạn có thể sử dụng một chút gia vị từ vỏ quế vừa mang lại hương thơm và vị ngọt dịu cho món ăn.
- Cắt giảm chất béo có trong thực phẩm: Bạn nên lựa chọn các thực phẩm có chứa ít chất béo từ động vật mà nên tăng cường chất béo thực phẩm như dầu oliu, dầu hướng dương, dầu hạt cải…
- Giảm thiếu lượng muối ăn cung cấp hàng ngày: Tiêu thụ ít các thực phẩm chế biến và đóng gói sẵn, nhất là các loại hải sản và thịt đóng hộp vì chúng có hàm lượng muối cao.
Nắm rõ giới hạn đường huyết an toàn và biết cách kiểm soát tốt đường huyết sẽ giúp bạn sống khỏe mạnh hơn.
Để được Chuyên gia tư vấn thêm về cách điều trị tiểuđường phù hợp, quý vị có thể bình luận ở dưới hoặc gọi điện cho chúng tôi theo số điện thoại dưới đây:
Xem thêm: Kinh nghiệm dùng thảo dược giúp giảm đường huyết, cải thiện biến chứng tiểu đường. Hộ Tạng Đường giá bao nhiêu? Bán ở đâu chính hãng, giá tốt?
Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế các thuốc chữa bệnh tiểu đường. Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người và vào việc kiểm soát đường huyết, kiểm soát các bệnh cơ hội, đặc biệt là sự kiên trì trong quá trình sử dụng.
Theo nguồn: http://www.emedicinehealth.com/high_blood_sugar_hyperglycemia/page3_em.htm http://www.diabetes.co.uk/diabetes_care/blood-sugar-level-ranges.html http://www.joslin.org/info/Goals-for-Blood-Glucose-Control.html http://kidshealth.org/en/teens/high-blood-sugar.html# http://www.diabetesselfmanagement.com/managing-diabetes/blood-glucose-management/high-blood-glucose/ http://www.webmd.com/diabetes/how-sugar-affects-diabetes?page=2
Danh sách bình luận
Theo thông tin bạn chia sẻ thì cả chỉ số đường huyết lúc đói và sau ăn của bạn đang được kiểm soát khá tốt. Điều này cho thấy bạn đang điều trị bệnh đúng hướng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn ngừng sử dụng thuốc tây thì hoàn toàn không nên.
Mức đường huyết của bạn ổn định được phần lớn là nhờ hiệu quả của thuốc tây mang lại. Hộ Tạng Đường tuy có hiệu quả ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng nhưng không thay thế được cho thuốc tây. Vì vậy, bạn nên tiếp tục uống thuốc theo đơn, kết hợp Hộ Tạng Đường và chế độ ăn uống, tập luyện để kéo dài hiệu quả điều trị. Sử dụng Hộ Tạng Đường sẽ giúp giảm bớt liều thuốc tây và bảo vệ gan, thận khỏi tác dụng phụ của thuốc.
Chúc bạn sức khỏe!
Mức đường huyết trên 400 là quá cao đối với người bệnh tiểu đường. Hiện tại, mẹ bạn đang nhập viện điều trị thì nên tuân thủ tuyệt đối phác đồ của bác sỹ để sớm đưa đường huyết ngưỡng an toàn cho cơ thể.
Theo thông tin bạn chia sẻ, mẹ bạn đang có biểu hiện mất cảm giác và co cơ cứng khớp. Đây đều là các dấu hiệu của biến chứng tiểu đường trên hệ thần kinh và trên khớp. Sau khi điều trị tại bệnh viện về nhà, bạn nên cho mẹ sử dụng 6 viên Hộ Tạng Đường mỗi ngày để phục hồi tổn thương ở thần kinh và khớp, từ đó cải thiện dần các biến chứng trên.
Thân mến.
Đầu tiên về việc tăng đường huyết buổi sáng, nếu mức độ tăng không quá cao, đường huyết vẫn trên dưới 7mmol/L 1 chút thì bạn không cần quá lo lắng, chỉ cần theo dõi thêm. Ngược lại, nếu trong nhiều buổi sáng liên tiếp mà đường khi đói đều tăng vọt lên quá 7mmol/L liên tục thì bạn thử đo lại đường huyết vào lúc 2 - 3 h sáng. Có 2 nguyên nhân chính gây tăng đường huyết buổi sáng:
1. Do hiện tượng bình minh: Thông thường buổi sáng, cơ thể sẽ tiết ra 1 số hormone gây tăng đường huyết. Ở một số người tiểu đường, tuyến tụy đã suy nên khi các hormone này xuất hiện thì cơ thể không tiết in.sulin để cân bằng được nên đường huyết buổi sáng đo sẽ tăng nhẹ. Nếu do nguyên nhân này thì khi bạn đo đường huyết vào lúc 2 - 3 h sáng sẽ thấy chỉ số bình thường.
2. Do hiệu ứng Somogyi: Một số người tiêm in.sulin, có thể liều thuốc buổi chiều tối vẫn chưa hợp lý dẫn đến nửa đêm họ bị hạ đường huyết. Ngay lập tức cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tiết hormone gây tăng đường huyết. Với mỗi nguyên nhân này, cách xử trí sẽ khác nhau do đó bạn cần trao đổi kỹ với bác sĩ về tình trạng này. Bạn đọc thêm thông tin ở bài viết sau: https://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/tang-duong-huyet-buoi-sang-som.html
Vấn đề thứ 2 bạn hỏi là HbA1c 7.7% như vậy có sao không?. HbA1c đại diện cho hiệu quả điều trị, nếu HbA1c cao thì đường huyết của bạn cũng dao động nhiều. Những biện pháp giảm đường huyết và HbA1c mà bạn nên áp dụng bao gồm:
- Dùng thuốc hạ đường huyết theo sự kê đơn của bác sĩ.
- Điều chỉnh chế độ ăn: ăn giảm lượng cơm, bún, phiến, phở... trong mỗi bữa, ăn tăng rau xanh, giảm đồ ngọt và chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
- Tăng cường tập luyện 30 phút mỗi ngày.
Ngoài ra, HbA1c cao luôn đi kèm với nguy cơ biến chứng lớn. (1 % HbA1c tăng, nguy cơ biến chứng mạch máu nhỏ tăng 37%). Do đó, bạn có thể cân nhắc dùng thêm tpbvsk Hộ Tạng Đường - sản phẩm chuyên biệt giúp phòng và cải thiện biến chứng. Không chỉ có hiệu quả với biến chứng, Hộ Tạng Đường còn giúp tăng cao hiệu quả ổn định đường huyết. Thông tin về sản phẩm, bạn có thể tìm hiểu rõ hơn trong video sau:
https://www.youtube.com/watch?v=Mgq4KmHFuUU
Nếu có thắc mắc khác, bạn có thể gọi trực tiếp cho chúng tôi qua số 0962 326 300 để được hỗ trợ ngay.
Chúc bạn sức khỏe!
Theo những gì bạn chia sẻ thì chỉ số đường huyết của mẹ bạn khá cao, mặc dù đã uống thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ. Với mức đường huyết cao như vậy, bạn cần xem lại những điểm sau:
1. Kỹ thuật đo đường huyết: Đo đường huyết sai cũng có thể dẫn đến sai lệch trong kết quả. Gửi bạn tham khảo hướng dẫn cách đo đường huyết tại nhà: https://bienchungtieuduong.co/hoi-dap/may-do-duong-huyet--nhung-luu-y-de-do-duoc-ket-qua-chinh-xac.html
2. Chế độ ăn uống chưa hợp lý. Bên cạnh thuốc điều trị thì chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chỉ số đường huyết. Không biết hiện tại chế độ ăn uống của mẹ bạn thế nào? Bạn có thể tham khảo thêm về chế độ ăn tại đây: https://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/loi-khuyen-ve-che-do-an-cho-nguoi-benh-tieu-duong.html
3. Chưa tập luyện thể dục: Tập thể dục giúp đường huyết ổn định hơn. Mỗi ngày, bạn nên khuyên mẹ tập thể dục nhẹ nhàng khoảng 30 phút, có thể đi bộ, đạp xe...
4. Cơ thể bị nhiễm trùng: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến đường huyết tăng cao.
Bên cạnh đó, đường huyết của mẹ bạn chưa trở về mức bình thường cũng có thể là do thuốc chưa đủ liều.
Trước mắt, bên cạnh thuốc điều trị của bác sĩ, mẹ bạn cần thay đổi cả chế độ ăn uống, tập luyện, giảm căng thẳng, tránh mất ngủ... Nếu sau đó, đường huyết vẫn không giảm, nên đi khám lại để xin tư vấn của bác sĩ hoặc thay đổi thuốc nếu cần.
Tuổi của mẹ bạn cũng đã khá cao nên việc kiểm soát bệnh tiểu đường cũng sẽ khó khăn hơn, đồng thời nguy cơ mắc biến chứng cũng cao. Vì vậy, bạn cân nhắc cho mẹ sử dụng sản phẩm Hộ Tạng Đường để ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng. Bạn có thể tham khảo thêm về sản phẩm tại đây: https://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/tpcn-ho-tang-duong-va-nhung-loi-ich-cho-benh-tieu-duong.html
Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!
Có thể thấy đường huyết của bác rất cao nhưng vì đây là kết quả đo bằng máy đo đường huyết cầm tay nên kết quả có thể không chính xác. Vì vậy, tốt nhất bạn nên đưa bác nhanh chóng vào viện để làm lại xét nghiệm đường huyết. Về chẩn đoán ĐTĐ bạn xem thêm tiêu chuẩn chẩn đoán của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) năm 2017 dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:
- HbA1c ≥ 6,5%
- Đường huyết lúc đói ≥ 126 mg/dL (7 mmol/L) sau một đêm nhịn đói ít nhất sau 8 giờ (≥ 2 lần thử)
- Đường huyết bất kỳ ≥ 200mg/dL (11,1mmol/L) + triệu chứng điển hình (tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân)
- Đường huyết 2 giờ sau uống 75g Glucose ≥ 200mg/dL (≥ 2 lần thử)
Thông tin cụ thể bạn đọc thêm trong bài: http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/duong-huyet-va-nguong-gia-tri-an-toan-trong-tung-thoi-diem.html
Thân mến!
Bản chất của những triệu chứng tê bì, châm chích, đau buốt chân mà chồng bạn đang gặp phải là do biến chứng thần kinh ngoại biên ở người bệnh tiểu đường. Thời gian đầu khi mới xuất hiện, chồng bạn có thể thấy các cảm giác tê bì, châm chích như kiến bò, nhưng khi hệ thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng hơn sẽ làm xuất hiện các cơn đau. Đau do biến chứng thần kinh tiểu đường có thể đến và đi nhưng cũng có thể dai dẳng kéo dài làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cuối cùng, chồng bạn có thể bị giảm thậm chí mất cảm giác đau, nhận biết nóng, lạnh. Điều này có thể gây dị tật hoặc chấn thương nguy hiểm cho họ, đặc biệt là tổn thương bàn chân. Đây là lý do quan trọng để chồng bạn phải kiểm tra chân hàng ngày. Nếu các vết thương ở bàn chân không được phát hiện sớm, sự kết hợp của biến chứng thần kinh tiểu đường và tuần hoàn máu tới chi dưới kém làm cho vết thương khó lành hơn, dễ bị nhiễm trùng, dẫn tới nguy cơ cắt cụt chi.
Khi đã đọc thông tin trong bài viết trên chắc bạn cũng đã hiểu, đường huyết tăng cao chỉ là yếu tố nguy cơ thuận lợi thúc đẩy biến chứng nhanh chóng hình thành, còn viêm và stress oxy hóa mới là căn nguyên gây biến chứng. Trong khi những sản phẩm như TPCN Diabetna thiên về việc hạ đường huyết, và Vindermen Plus giúp cải thiện tuần hoàn ngoại vi để làm giảm tê bì, châm chích, thì TPCN Hộ Tạng Đường sẽ chuyên biệt hơn về biến chứng, giúp giảm viêm, giảm stress oxy hóa nên cải thiện biến chứng. Thực tế là đã có khá nhiều người bệnh tiểu đường bị biến chứng dùng các sản phẩm khác không cải thiện nhưng chuyển sang Hộ Tạng Đường lại có hiệu quả đáng kể. Do đó, bạn nên mua sản phẩm sớm cho chồng sử dụng để làm giảm các cơn đau buốt mà anh nhà đang gặp phải.
Chúc gia đình bạn sức khỏe!