Đường huyết và ngưỡng giá trị an toàn trong từng thời điểm

Đường huyết (đường máu) dùng để chỉ lượng đường glucose trong máu. Giá trị này được sử dụng làm tiêu chí chẩn đoán cũng như là thước đo để đánh giá kết quả điều trị bệnh tiểu đường. Phụ thuộc vào từng đối tượng cụ thể, với người chưa bị bệnh, người mới được chẩn đoán hay người ở giai đoạn tiền tiểu đường, tại các thời điểm khác khau, thì ngưỡng giá trị an toàn của chỉ số đường huyết sẽ không giống nhau.

Đường huyết là gì và được đo như thế nào?

Đường huyết là nồng độ đường glucose đo được trong máu. Glucose là loại đường đơn giản nhất, được chuyển hóa từ thực phẩm có chứa tinh bột, đường như: gạo, sắn, ngô, khoai, các loại củ, các loại đường… Đây là nguồn cung cấp “nhiên liệu” chính, đảm bảo cho sự hoạt động trơn tru của các tế bào.

Bởi chỉ số đường huyết không nhất quán trong ngày, nên để thống nhất, người ta sẽ dựa vào 4 xét nghiệm sau đây:

1. Xét nghiệm đường máu ngẫu nhiên: Mẫu máu được lấy tại các thời điểm bất kỳ

2. Xét nghiệm đường máu lúc đói: Mẫu máu được lấy ít nhất 8h sau ăn

3. Xét nghiệm dung nạp glucose: Người bệnh phải uống 75gr glucose, sau đó lấy mẫu máu kiểm tra sau 2, 4, 6, 8h…

4. Xét nghiệm HbA1c: Là giá trị phản ánh nồng độ đường huyết trung bình trong vòng 2-3 tháng qua, cho kết quả chính xác, ít sai lệch.

Đường huyết bao nhiêu là bình thường và khi nào thì bị bệnh tiểu đường?

Đơn vị đo đường huyết có thể tính bằng mg/dL hoặc mmol/l. Cách quy đổi chỉ số đường huyết từ mg/dL ra mmol/l được tính như sau: 1 mmol/l = 18mg/dL.

Ví dụ:

7mmol/l tương đương với 7x18  = 126mg/dL 200 mg/dL tương đương với 200:18 = 11.1mmol/l

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường và mức đường huyết bình thường sẽ được tóm tắt trong bảng sau:

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường và mức đường huyết bình thường

Chỉ số đường huyết thấp dưới 3.9mmol/l (70mg/dL) thì sẽ có dấu hiệu hạ đường huyết như bủn rủn tay chân, đói cồn cào, người mệt mỏi, vã mồ hôi… Nhưng vẫn có những người dưới mức đường huyết này mà thể trạng hoàn toàn bình thường, được xem là đường huyết thấp cơ địa.

Ở người bệnh tiểu đường chỉ số đường huyết bao nhiêu là tốt?

Trên thực tế, khó có một ngưỡng giá trị đường huyết an toàn chung cho người bệnh tiểu đường. Bởi mỗi bản thân một người bệnh sẽ có một mục tiêu riêng. Tuy nhiên, Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ thống nhất, ngưỡng giá trị đường huyết an toàn khi đói mà người bệnh nên đạt được như sau:

  • Người bệnh tiểu đường dưới 59 tuổi và chưa xuất hiện biến chứng: 4.4-6.7mmol/l (80-120mg/dL)
  • Người bệnh trên 60 tuổi hoặc đã mắc các biến chứng: 5.6-10 mmol/l (100-180mg/dL)
  • Chỉ số HbA1c nên dưới 7%

Trước khi đi ngủ, người bệnh cũng cần kiểm tra đường huyết, bởi điều này sẽ giúp hạn chế được nguy cơ hạ đường huyết trong giấc ngủ. Chỉ số nên đạt được là:

  • Từ 5-8.3mmol/l (90-150mg/dL) cho người lớn
  • Từ 5.6-10mmol/l (100-180mg/dL) đối với trẻ em từ 6-12 tuổi
  • Từ 6.1-11.1mmol/l (110-200mg/dL) đối với trẻ dưới 6 tuổi

Chỉ số đường huyết sau ăn

Bình thường sau khi ăn, cơ thể sẽ tiết ra một số hormon để hạ đường huyết. Các hormon này sẽ giúp đường nhanh chóng được vận chuyển vào tế bào, hoặc làm chậm quá trình di chuyển của thức ăn xuống dạ dày, làm tăng cảm giác no. Tuy nhiên, khi mắc bệnh tiểu đường, chất lượng và số lượng các hormon này đều bị suy giảm, dẫn tới đường huyết tăng cao và xuống chậm sau khi ăn.

Về lý thuyết, tăng đường huyết sau ăn chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, nhưng nếu tình trạng này kéo dài liên tục trong nhiều tháng có thể làm tăng chỉ số HbA1c, từ đó làm tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng. Ở người bệnh tiểu đường type 1, tăng đường huyết sau ăn làm tăng nguy cơ bị biến chứng võng mạc và suy thận, ngược lại người bệnh tiểu đường type 2 sẽ là biến chứng trên tim mạch.

Để kiểm tra đường huyết sau ăn, người bệnh nên đo sau thời điểm ăn ít nhất 1h, và tốt nhất là sau 2h, tính từ thời điểm bạn bắt đầu ăn. Chỉ số này sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng người, thể trạng cơ thể, loại tiểu đường mắc phải cũng như từ chính thực phẩm mà bạn ăn.

Chỉ số đường huyết sau ăn 1-2h tốt nhất nên đạt được là dưới 10 mmol/l (180 mg/dl)

Các thời điểm nên kiểm tra đường huyết trong ngày

Đường huyết nên được kiểm tra vào trước khi ăn, sau ăn 2h và trước khi đi ngủ. Bạn cũng có thể kiểm tra đường huyết tại các thời điểm sau:

- Sau khi bạn dùng bữa ở bên ngoài hoặc khi ăn các thực phẩm mà lúc bị bệnh chưa từng ăn

- Cảm thấy người mệt mỏi

- Trước và sau khi tập thể dục

- Công việc hoặc cuộc sống gần đây có nhiều căng thẳng

- Bạn ăn nhiều hơn bình thường

- Bạn phải chuyển qua dùng thuốc mới hoặc phối hợp thêm các thuốc hạ đường huyết khác

Bạn cần ghi chép lại kết quả đo được trong một cuốn sổ nhỏ, sau đó theo dõi chỉ số đường huyết đo được với chỉ số đường huyết mục tiêu. Nếu lượng đường trong máu của bạn cao hơn so với chỉ số mục tiêu trong 3 ngày mà không tìm được lý do, bạn cần thông báo cho bác sĩ để được giúp đỡ.

Xem thêmBệnh tiểu đường nên ăn rau gì để giảm đường huyết nhanh và hiệu quả?

Sử dụng các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên giúp ổn định đường huyết

Kiểm soát đường huyết ổn định trong giới hạn cho phép là mục tiêu quan trọng để giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường. Bởi đường huyết tăng cao kéo dài sẽ thúc đẩy nhanh quá trình viêm mạn tính mạch máu và stress oxy hóa, gây tổn thương tới các tế bào và làm suy yếu các cơ quan trong cơ thể. Qua nhiều nghiên cứu khoa học, người ta nhận thấy rằng, các thảo dược truyền thống như Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử có tác dụng kích thích hoạt động của tuyến tụy tăng tiết hormon giảm đường huyết, đồng thời tăng sự nhạy cảm của hormon này với các tế bào (giảm đề kháng) và giảm hấp thu đường sau ăn, mang lại hiệu quả ổn định đường huyết tự nhiên và bền vững. Không chỉ vậy các hoạt chất sinh học có trong bộ ba thảo dược này còn có tác dụng giảm viêm và giảm stress oxy hóa mạnh mẽ, nhờ đó giúp hỗ trợ phòng ngừa và điều trị biến chứng tiểu đường đặc biệt hiệu quả.

Thảo dược giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả

Thảo dược giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả

Tiểu đường là một căn bệnh đáng sợ. Nó không chỉ là nỗi lo lắng của bản thân người bệnh, mà còn là trăn trở của các nhà chuyên môn. Nhưng bằng sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương pháp điều trị Đông, Tây y rất nhiều người bệnh đã tìm được giải pháp giúp ổn định đường huyết bền vững và ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm trên tim, mắt, thận, thần kinh…

Xem thêmKinh nghiệm dùng thảo dược giúp giảm đường huyết, cải thiện biến chứng

"Thực phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, khả năng kiểm soát đường huyết, sự tuân thủ điều trị, chế độ ăn uống, tập luyện, kiểm soát các bệnh cơ hội, đặc biệt là sự kiên trì trong quá trình sử dụng."

Theo nguồn:

https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/carbohydrates/carbohydrates-and-blood-sugar/ https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/manage-monitoring-diabetes/know-blood-sugar-numbers-manage-diabetes https://kidshealth.org/en/teens/high-blood-sugar.html http://www.diabetesselfmanagement.com/managing-diabetes/blood-glucose-management/strike-the-spike-ii/ https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000086.htm

Danh sách bình luận
  • Nguyễn Thị tiền
    Nguyễn Thị tiền
    13:06 18/04/2020
    Bác sĩ cho em hỏi em đang mang thai tuần 25 hôm qua em xét nghiệm 3lan lần đầu xét nghiệm xong uống 1trai nước đường xong còn hai lần xét nghiệm tiếp theo thì bs bảo em bị tiểu đường do 7 .50g trong kết quả xét nghiệm dậy em phải làm sao ạ
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      15:52 18/04/2020
      Chào bạn,
      Trước hết xin chia sẻ với nỗi lo lắng của bạn, vì mắc tiểu đường thai kỳ là điều mà không một người mẹ nào mong muốn. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá sợ hãi, hiện nay rất nhiều phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ vẫn sinh con khỏe mạnh bình thường.
      Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ cần có chế độ chăm sóc và theo dõi riêng, bạn tham khảo chi tiết trong bài viết này nhé: https://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/che-do-an-khi-bi-tieu-duong-thai-ky.html
      Chúc bạn một thai kỳ khỏe mạnh!
  • Lê Thị Loan
    Lê Thị Loan
    01:23 22/02/2020
    tội đi xét nghiệm máu sau khi ăn 4 giờ có kết quả lượng đường trong máu là 8.3 thi tôi có bị bệnh tiểu đường không
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      04:09 22/02/2020
      Chào bạn,
      Nếu chỉ dựa vào 1 kết quả này vẫn chưa đủ cơ sở để kết luận bạn có bị tiểu đường hay không. Mà theo chúng tôi, bạn nên sắp xếp 1 buổi đi khám tại bệnh viện, làm các xét nghiệm đường trước ăn ( nhịn => 8 tiếng), chỉ số đường sau ăn - sau khi uống nước đường 1 tiếng, 2 tiếng và chỉ số HbA1c để được kết quả chính xác hơn nhé!
      Sau khi đi thăm khám, bạn có thể cho chúng tôi xin kết quả để tư vấn cho bạn được chính xác.
      Thân mến,
  • Sơn Nga
    Sơn Nga
    04:21 20/02/2020
    Chào bs. Bs cho e hỏi e đi khám sau khi ăn 1 gói xôi khoảng 30p đo đc chỉ số đường huyết là 6,6 thì có ảnh hưởng gì ko ạ?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      07:08 20/02/2020
      Chào bạn.
      Hiện chỉ số đường sau ăn vẫn nằm ở mức giới hạn bình thường vì vậy nên bạn có thể yên tâm nhé!
      Thân mến,
  • Hạnh
    Hạnh
    04:36 19/02/2020
    Tôi 67 tuổi, đường huyết 6.7-7.0mmol/l, uống met-for-min 500mg hai năm nay, đường huyết sau ăn là 154mg/dl. Xin hỏi như vậy đã kiểm soát tốt chưa?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      07:22 19/02/2020
      Chào bác,
      Theo hiệp hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ (ADA), chỉ số đường huyết mục tiêu mà người bệnh tiểu đường nên đạt được là:
      - Đường huyết khi đói: 5.0 – 7.2 mmol/L (90 – 130 mg/dL)
      - Đường huyết sau ăn khoảng 2 giờ:
      - Đường huyết bình thường duy trì: 6.0 – 8.3 mmol/L (110 – 150 mg/dL)
      Như vậy, chỉ số đường huyết của bác duy trì trong khoảng 6.7 – 7.0 mmol/L là đã trong mức an toàn ở người bệnh tiểu đường. Sau khi ăn, chắc chắn mức đường huyết sẽ tăng, do quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn diễn ra. Chỉ số đường huyết của bác sau ăn 2 giờ đạt 154 mg/dL (8.5 mmol/L) nhỏ hơn mức cho phép trong bệnh tiểu đường.
      Vì vậy, hiện bác đang kiểm soát rất tốt đường huyết của mình, bác hãy duy trì các biện pháp điều trị hiện nay.
      Chúc bác nhiều sức khỏe!
  • nguyên huu hiep
    nguyên huu hiep
    03:07 29/09/2017
    xet nghiệm đường lúc đói chỉ số 5.7mmol/l. còn sau khi ăn đường huyết tăng đến 12.5mmol/l. Xin hỏi nên dùng thuốc gì để điều trị?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      05:53 29/09/2017
      Chào anh,
      Thông thường glucose trong máu bắt đầu tăng lên trong khoảng 10 phút sau ăn, khi đường huyết tăng lên tuyến tụy sẽ kích thích bài tiết hormone chuyển hóa đường vào máu để đưa đường huyết trở về ngưỡng giới hạn bình thường, dưới 140 mg/dl (7.8 mmol/l) ở thời điểm sau ăn 2h và 180 mg/dl (10 mmol/l) ở thời điểm 1h sau ăn.
      Một số nguyên nhân khiến đường huyết tăng cao sau ăn: người bệnh tiểu đường (thiếu hụt hormon chuyển hóa đường hoặc hormone này hoạt động không hiệu quả), chế độ ăn giàu đường bột (đặc biệt là những thực phẩm có chỉ số đường huyết GI cao),...
      Trong trường hợp của anh, nếu đã mắc đái tháo đường thì đường huyết tăng sau ăn có thể là dấu hiệu cho thấy chức năng tuyến tụy đang bị suy giảm, nếu đường huyết sau ăn tiếp tục tăng cao trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng lớn đến chỉ số HbA1c và hiệu quả điều trị trong thời gian 2 - 3 tháng vừa qua.
      Để kiểm soát đường huyết sau ăn tốt hơn anh có thể lưu ý:
      - Nên ăn những thực phẩm có chỉ số GI thấp. Ăn tinh bột kèm chất béo hoặc thịt giúp làm chậm hấp thu đường sau ăn.
      - Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, nên ăn những thức ăn đặc, ăn chậm nhai kỹ.
      - Đi lại, tập thể dục nhẹ nhàng sau bữa ăn giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
      - Dùng thuốc hạ đường huyết đúng chỉ định, đúng thời điểm.
      - Nếu đường huyết sau ăn liên tục tăng cao trong thời gian dài cần lưu ý đến thăm khám lại và trao đổi với bác sỹ điều trị để đổi thuốc hoặc điều chỉnh liều cho phù hợp. Ngoài ra, anh cũng có thể cân nhắc sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược như Tpcn Hộ Tạng Đường để giúp ổn định đường huyết tự nhiên, ngăn ngừa biến chứng sớm của tiểu đường.
      Nếu anh chưa được chẩn đoán đái tháo đường và dùng thuốc thì anh cần đến bệnh viện làm lại xét nghiệm đường huyết một lần nữa để xác định chính xác và điều trị kịp thời.
      Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin hữu ích về lựa chọn thực phẩm có chỉ số GI cao, GI thấp, anh có thể đọc thêm: http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/gi---chi-so-duong-huyet-cua-thuc-pham.html
      Chúc anh nhiều sức khỏe!
  • phạm thị loan
    phạm thị loan
    09:25 13/09/2017
    chị tôi hỏi, sau ăn 4h, luợng glucose la 6,12 mmol/l, tôi có nguy cơ bị tiểu đường không ạ
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      12:12 13/09/2017
      Chào bạn,
      Đường huyết sau ăn 4h của bạn khá cao nhưng chưa đủ cơ sở để biết bạn có nguy cơ mắc tiểu đường hay không. Bởi vậy, chúng tôi cho rằng để xác định chính xác bạn nên đo đường huyết lúc đói hoặc làm xét nghiệm HbA1c để đánh giá.
      Thân mến!
  • Lê đình Huệ
    Lê đình Huệ
    09:09 08/09/2017
    tôi uống rượu vào đầu buổi tối, sáng mai đi xét nghiệm đường huyết, như vậy có ảnh hưởng gì đến chỉ số đường huyết không thưa Bác sỹ
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      11:56 08/09/2017
      Chào bạn,
      Rượu làm hạ đường huyết bởi vậy nếu uống rượu trước khi xét nghiệm đường huyết thì kết quả không chính xác. Bởi vậy, tốt nhất bạn không nên uống rượu và nên nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi làm xét nghiệm đường huyết để có kết quả chính xác nhất.
      Thân mến!
  • phong giao
    phong giao
    17:12 18/01/2017
    cuối năm 2016 công ty co khám sức khỏe định kỳ , dường huyết trong máu đo được là 6.94 xin hỏi vậy có bệnh tiểu đường không ạ. cám ơn
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      19:58 18/01/2017
      Chào bạn, Nếu bạn đo đường huyết lúc đã ăn sáng, thì không có ý nghĩa chẩn đoán bệnh tiểu đường. Nếu bạn đo lúc bụng đói, tức là chưa ăn gì sau khi ngủ dậy, thì với giá trị 6.94mmol/l bạn đã bị tiền tiểu đường - giai đoạn đường huyết tăng cao nhưng chưa vượt ngưỡng giá trị chẩn đoán bệnh tiểu đường (tiêu chuẩn chẩn đoán đường huyết lúc đói lớn hơn 7.0mmol/l). Ở giai đoạn này, không kiểm soát tốt đường huyết, bạn sẽ có nguy cơ tiến triển thành bệnh tiểu dường type 2, đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nhiều khả năng gặp phải các biến chứng nghiêm trọng trên tim, mắt, thận, thần kinh… Do đó, trước mắt, bạn cần điều chỉnh đường huyết bằng cách ăn uống lành mạnh, hạn chế bớt chất đường, chất béo và luyện tập thể dục mỗi ngày. Đồng thời, theo dõi đường huyết thường xuyên để sớm được phát hiện và điều trị bệnh. Tiền tiểu đường được xem là giai đoạn cửa sổ của bệnh tiểu đường, và bạn vẫn có khoảng 70% cơ hội không mắc bệnh tiểu đường nếu kiểm soát tốt đường huyết. Ngoài chế độ ăn, tập luyện để giảm cân, thì bạn có thể tham khảo sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường để giúp ổn định đường huyết tự nhiên, bền vững, từ đó ngăn ngừa được nguy cơ tiền tiểu đường tiến triển thành bệnh tiểu đường type 2. Chúc bạn sức khỏe!
  • Hà Tiến
    Hà Tiến
    16:36 10/11/2016
    tôi 58 tuổi qua 3 lần khám(cú 15ngayf 1lanf) chỉ số tiểu đường là 6,7mo/l 6,6mo/l 6.7mo/l vậy tôi đã mắc TĐ chưa cách điều trị
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      19:23 10/11/2016
      Chào bạn,
      Dựa vào kết quả đường huyết nếu bạn đo sau khi nhịn đói 8h qua đêm, tuy chưa mắc bệnh tiểu đường nhưng bạn đang ở giai đoạn tiền tiểu đường, hay còn gọi là rối loạn dung nạp glucose. Nếu không kiểm soát đường huyết tốt thông qua chế độ ăn uống, tập luyện thì chỉ cần một thời gian nữa sẽ chuyển sang tiểu đường type 2. Và theo hiệp hội Đái tháo đường Mỹ đưa ra một con số thống kê nói rằng có đến 50% người bệnh tiểu đường type 2 tại thời điểm chẩn đoán bệnh đã xuất hiện biến chứng từ giai đoạn tiền tiểu đường. Chúng tôi xin gửi bạn thông tin trong hai bài viết dưới đây để giúp bạn hiểu rõ hơn về giai đoạn tiền tiểu đường và các cách đơn giản giúp phòng chống bệnh hiệu quả:
      http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/tien-dai-thao-duong---nguy-co-tien-trien-dai-thao-duong-typ2.html
      http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/6-cach-don-gian-giup-phong-chong-benh-tieu-duong.html
      Trước mắt, bạn cần có những biện pháp thay đổi chế độ ăn, tập luyện để đưa đường huyết về giá trị bình thường như:
      - Về chế độ ăn: Bạn nên hạn chế đồ ăn nhiều tinh bột như cơm, gạo nếp, cháo… đồ ăn ngọt như bánh, kẹo, đường, sữa có đường… Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều rau xanh, chất xơ thông qua các loại rau, củ, và cố gắng chia nhỏ bữa ăn trong ngày, tránh ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
      - Chế độ tập luyện: Nếu bạn đang bị thừa cân, bạn nên cố gắng tập luyện để giảm 5 – 10% trọng lượng cơ thể. Nếu bạn không thừa cân, thì việc tập luyện nhẹ nhàng, đều đặn 30 phút mỗi ngày cũng sẽ khiến việc kiểm soát đường huyết tốt hơn.
      Song song với việc áp dụng những điều trên, bạn có thể dùng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường để ổn định đường huyết và ngăn ngừa tiến triển thành tiểu đường type 2. Bởi sản phẩm có thành phần chính từ các thảo dược giúp tăng cường chức năng tuyến tụy (nơi tiết ra hormon tiêu thụ đường), làm giảm tình trạng đề kháng hormon này, sản phẩm an toàn nên có thể yên tâm sử dụng lâu dài.
      Chúc bạn luôn khỏe mạnh!