Chế độ ăn khi bị tiểu đường thai kỳ

Giây phút được nghe tiếng khóc chào đời của con là giây phút hạnh phúc nhất, thiêng nhất nhất mà tôi từng được có trong đời. Nhưng việc đợi chờ giây phút đó đối với riêng tôi - một phụ nữ được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ thật khó khăn.

Khi bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu và thai nhi phải đối diện với rất nhiều thử thách. Để giảm thiểu nguy cơ, mẹ bầu buộc phải học cách kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn, tập luyện. Bởi việc dùng thuốc hạ đường huyết trong giai đoạn này phải được hạn chế một cách tối đa.

Khuyến nghị về chế độ ăn cho phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ

Quá trình thay đổi nội tiết tố khi mang thai của người phụ nữ đã khiến cho tác dụng của insulin bị giảm xuống nghiêm trọng. Có khoảng 7% phụ nữ sẽ mắc tiểu đường thai kỳ trên tổng số phụ nữ mang thai. Tình trạng này thường xuất hiện trong nửa cuối của thai kỳ (thường từ tuần thứ 24-28) và tự khỏi sau khi sinh con.

Ăn kiêng nhưng phải đủ chất sẽ là phương pháp điều trị tốt nhất cho phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp sẽ giúp kiểm soát tốt đường huyết mà không ảnh hưởng đến quá trình phát triển bình thường của thai nhi. Kết hợp với các phương pháp tập luyện nhẹ nhàng như đi bộ, thể dục nhịp điệu… phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ không cần phải dùng thuốc hạ đường huyết.

Một chế độ ăn cân bằng rất quan trọng với phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ

Một chế độ ăn cân bằng rất quan trọng với phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ

Ngoài việc chọn cho mình một chế độ ăn uống phù hợp thì phụ nữ mang thai còn cần theo dõi đường huyết thường xuyên. Lưu ý các loại thực phẩm chứa nhiều đường có thể hấp thu nhanh chóng.

8 quy tắc vàng trong chế độ ăn mà phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ nên nhớ

Mục tiêu chính trong quản lý tiểu đường thai kỳ là đảm bảo đường huyết luôn được kiểm soát tốt. Để làm được điều đó, bạn nên thuộc lòng 8 quy tắc sau đây:

1. Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, lý tưởng nhất là 3 bữa chính và 3 bữa phụ giúp đường máu được ổn định nhưng vẫn đủ cho nhu cầu của cơ thể. 2. “Ghép thức ăn” là: một trong những mẹo nhỏ để giúp làm chậm hấp thu đường. Chẳng hạn như ăn nhiều protein với tinh bột sẽ làm đường chậm phát tán đường vào trong máu, hoặc ăn tinh bột cùng bơ hoặc phomai thì khả năng tăng đường huyết sẽ chậm hơn so với sử dụng 1 mình tinh bột. 3. Ăn nhiều chất đạm: 50% protein sẽ chuyển thành glucose trong 2-4 giờ do đó, đây là nhóm thực phẩm an toàn khi mang thai. Nguồn protein tốt đến từ thịt gia cầm, cá, trứng, đậu phụ, sữa chua, pho mát, đậu lăng, đậu nành, sữa… 4. Sử dụng chất béo tốt sẽ làm giảm nguy cơ tim mạch, cải thiện mức cholesterol máu. Bên cạnh đó, chất béo cũng đóng góp vai trò quan trọng trong việc phát triển các cơ quan não, mắt, hệ thần kinh của thai nhi. Chất béo tốt gồm: dầu oliu, dầu các loại hạt, dầu đậu nành, quả bơ, chất béo có trong cá biển… 5. Hạn chế các loại đồ ăn ngọt, đồ tráng miệng như bánh, kẹo nhiều đường nhưng lại ít chất dinh dưỡng cần thiết. 6. Ăn một lượng vừa phải trái cây, đặc biệt là những loại quả ngọt như nhãn, dưa hấu, xoài… 7. Uống thật nhiều nước: Giữ độ ẩm tốt là rất quan trọng trong thời kỳ mang thai, thậm chí nó còn mang lại nhiều lợi ích khi bị tiểu đường thai kỳ. Nước không trực tiếp làm giảm đường huyết, nhưng sẽ thúc đẩy làm tăng đào thải glucose ra khỏi máu. 8. Đi bộ: Nên đi bộ khoảng 30 phút sau ăn để làm giảm đường huyết. Bạn không cần đi bộ nhanh, chỉ cần một cuộc dạo chơi thong thả sẽ giúp insulin hoạt động hiệu quả hơn.

Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nên đi dạo sau mỗi bữa ăn để làm giảm đường huyết

Phụ nữ tiểu đường thai kỳ nên hạn chế ăn gì?

Điều này có thể hơi ngạc nhiên, nhưng bạn không cần phải ăn kiêng đặc biệt khi bị tiểu đường thai kỳ. Tùy thuộc vào chế độ ăn uống hiện tại bạn đang áp dụng, bạn có thể chỉ cần điều chỉnh một chút số lượng thực phẩm nên ăn và hạn chế ăn. Trước đây, người ta thường nghĩ rằng phải loại bỏ hoàn toàn một số thực phẩm làm tăng đường huyết ra khỏi bữa ăn của các mẹ bầu, nhưng điều đó hoàn toàn không có cơ sở khoa học.

Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ nên tuyệt đối tránh những loại thức ăn được quảng cáo là dành riêng cho người tiểu đường. Những loại thực phẩm này không phù hợp với phụ nữ mang thai do có tác dụng nhuận tràng, ảnh hưởng đến sự co thắt của tử cung.

Phụ nữ mang thai nói chung và phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ nói riêng nên ăn nhiều cá và ăn thường xuyên. Nên ăn đa dạng các loại cá bởi ăn quá nhiều cá béo như cá thu, cá mòi, cá hồi, cá trích, cá hồi… cũng không tốt cho sức khỏe. Cá mập, cá kiếm, cá ngừ là những loại cá giàu thủy ngân, phụ nữ mang thai cần tránh.

Tiểu đường thai kỳ thường sẽ tự khỏi sau khi người mẹ sinh con. Tuy nhiên, trong giai đoạn mang thai đường huyết ở mức cao cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, người mẹ cần thực hiện ngay một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. Tuyệt đối không áp dụng các biện pháp ăn kiêng nghèo dinh dưỡng để giảm cân, không phù hợp. Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ cũng nên lưu ý nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 có thể tiến triển sau sinh, vì vậy nên có những biện pháp dự phòng từ sớm.

Xem thêm: 

Tham khảo

https://www.ucsfhealth.org/education/dietary_recommendations_for_gestational_diabetes/

https://www.diabetes.org.uk/Diabetes-the-basics/Food-and-diabetes/I-have-gestational-diabetes/

http://www.babycentre.co.uk/a1042130/diet-for-gestational-diabetes

http://www.gestationaldiabetes.co.uk/gestational-diabetes-diet/

https://www.diabetes.org.uk/Diabetes-the-basics/Food-and-diabetes/I-have-gestational-diabetes/

xem bệnh nhân sử dụng tốt