Bệnh tiểu đường tuyp 2 – Tổng hợp những điều bạn cần biết

Trên thế giới, hiện có khoảng 387 triệu người đã và đang phải sống chung với căn bệnh tiểu đường và con số này dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng thêm 205 triệu người nữa vào năm 2035. Điều đáng nói là có tới 90-95% số trường hợp là mắc tiểu đường tuyp2, nhiều người còn không biết mình bị bệnh đến khi các dấu hiệu của biến chứng xuất hiện. Tuy nhiên cục diện này có thể thay đổi nếu tất cả mọi người biết cách kiểm soát nó ngay từ giai đoạn sớm khởi phát.

Bệnh tiểu đường tuyp 2 là gì?

Tiểu đường vốn là căn bệnh đặc trưng bởi lượng đường trong máu tăng cao vượt mức giới hạn bình thường. Trong khi nồng độ lnsuIin (viết tắt là ISL) – hormon được tạo ra từ tuyến tụy, ở người tiểu đường tuyp1 bị thiếu hụt trầm trọng thì với tiểu đường tuyp2, tuyến tụy vẫn có khả năng sản xuất đủ ISL, tuy nhiên chúng không thể vận chuyển glucose từ máu đi vào các tế bào, hiện tượng này còn gọi là đề kháng ISL làm đường trong máu bắt đầu tăng cao. Các tế bào liên tục bị thiếu năng lượng nên cơ thể đã cố gắng để bù đắp lại bằng cách tăng kích thích tuyến tụy sản xuất ISL nhiều hơn nữa. Cuối cùng, tuyến tụy cũng đến bước “kiệt sức” và mất dần khả năng bài tiết ISL để xử lý lượng đường trong cơ thể. Đến giai đoạn này, người bệnh cũng sẽ cần được tiêm ISL để điều trị như với tiểu đường tuyp 1.

Nguyên nhân gây tiểu đường tuyp 2

Tiểu đường tuyp 2 được coi là một bệnh mạn tính có tính chất gia đình. Điều đó không có nghĩa rằng, nếu cha mẹ bị tiểu đường tuyp2 thì con cái sẽ chắc chắn sẽ mắc phải bệnh này, thực tế là họ chỉ có nguy cơ lớn hơn so với những người bình thường khác.

Yếu tố quyết định bệnh tiểu đường có xuất hiện ở những người có gen di truyền hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào lối sống sinh hoạt hàng ngày. Nếu biết cách chăm sóc tốt sức khỏe của mình thì chắc chắn bạn sẽ tránh được rủi ro xảy ra. Bệnh tiểu đường tuyp 2 thường khởi phát ở những người lớn đã trưởng thành. Tuy nhiên, ngày càng nhiều trẻ em và thanh thiếu niên đang đứng trước nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuyp 2, bởi chế độ ăn uống thiếu khoa học, sử dụng các món ăn nhanh nhiều dầu béo ít chất xơ, trong khi lười vận động thể chất, béo phì thừa cân đã làm tăng khả năng xuất hiện đề kháng ISL.

Tiểu đường tuýp 2 làm đường huyết tăng cao

Tiểu đường tuýp 2 làm đường huyết tăng cao

Ngoài ra, một số đối tượng có nguy cơ mắc tiểu đường tuyp 2 như:

  • Tuổi cao: bắt đẩu ở độ tuổi trên 45 và sau 65 tuổi thì nguy cơ tăng theo cấp số nhân
  • Đang trong giai đoạn tiền tiểu đường
  • Phụ nữ mang thai có đường huyết cao (tiểu đường thai kỳ) hoặc những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang
  • Người cao huyết áp hoặc cholesterol máu cao…
  • Thường xuyên hút thuốc lá

Triệu chứng tiểu đường tuyp 2 thường tiến triển từ từ theo thời gian

Chính vì các triệu chứng bệnh không đến rầm rộ như tiểu đường tuyp1 nên nhiều người bệnh đã thực sự ngạc nhiên khi họ được chẩn đoán mình mắc bệnh. Một số dấu hiệu cảnh báo có thể nhận biết bao gồm:

  • Mệt mỏi không đủ sức làm việc
  • Khô miệng, khát nước liên tục, ngay cả khi vừa uống nước
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Cảm thấy rất đói, ăn rất nhiều nhưng vẫn bị sụt cân nhanh
  • Tê bì, châm chích hoặc ngứa ran ở chân tay
  • Nhiễm trùng thường xuyên ở da. Phụ nữ có thể dễ bị nhiễm trùng, nhiễm nấm âm đạo và bàng quang
  • Có những vết thương chậm lành
  • Mờ mắt, khó khăn khi tập trung nhìn vào một vật gì đó.

Đây là những triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường tuyp 2 nhưng đôi khi chúng lại không xuất hiện rõ rệt với bạn. Nếu lo ngại về sức khỏe và nghĩ rằng mình có thể bị tiểu đường, hãy tới chuyên khoa nội tiết để được thăm khám sớm.

Hãy đi khám để biết chắc rằng mình có mắc căn bệnh tiểu đường typ2

Hãy đi khám để biết chắc rằng mình có mắc căn bệnh tiểu đường typ2

Biến chứng tiểu đường – nỗi lo của những người mắc bệnh

Lượng đường trong máu tăng cao liên tục có thể trở thành một mối đe dọa không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh, bao gồm cả những biến chứng ngắn và dài hạn.

  • Hạ đường huyết thường xuất hiện khi đang sử dụng thuốc điều trị tiểu đường như ISL hoặc nhóm suIfonylurea; thuốc as-pirin, uống rượu... Dấu hiệu nhận biết như tim đập loạn nhịp, đổ mồ hôi, da tái nhợt, tê ngón tay, chân; buồn ngủ, đau đầu, co giật… Lúc này nên xử lý bằng cách uống một cốc nước cam, ăn chiếc bánh quy…
  • Hội chứng thẩm thấu: đây là tình trạng có thê đe dọa tính mạng do mất nước quá nhiều khi đường máu cao. Do vậy, luôn luôn kiểm tra và theo dõi đường huyết của mình, nếu tăng cao quá mức cần gọi ngay cho bác sĩ.
  • Biến chứng mạch máu nhỏ trên mắt gây bệnh võng mạc tiểu đường có thể dẫn đến mất thị lực; trên thận làm giảm chức năng lọc máu gây suy thận; trên thần kinh, đặc biệt là gây tổn thương dây thần kinh ngoại biên ở bàn tay, chân. Ban đầu người bệnh có thể có những cơn đau, tê bì, ngứa ran nhưng khi tiến triển nặng thì sẽ dần mất cảm giác, khi kết hợp với nhiễm trùng, vết thương sẽ nhanh chóng lan rộng và có nguy cơ cao phải cắt đoạn chi. Ngoài ra, tổn thương dây thần kinh cũng làm ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, tình dục ở nam giới…
  • Biến chứng mạch máu lớn gây xơ vữa động mạch, có thể dẫn đến cơn nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc tắc nghẽn động mạch dưới chân.

Điều trị tiểu đường tuyp 2 như thế nào?

Nếu không may mắc bệnh tiểu đường tuyp 2, bạn cũng không nên lo lắng quá mức. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh và phòng ngừa biến chứng khi biết cách kết hợp nhiều biện pháp đồng bộ, bắt đầu từ chế độ ăn uống, tập thể dục đến việc dùng thuốc đều đặn mỗi ngày.

Với tiểu đường tuyp 2, người bệnh chủ yếu sẽ được chỉ định dùng thuốc điều trị, nhằm mục tiêu giảm sức đề kháng ISL tại cơ bắp và gan; tăng bài tiết ISL từ tuyến tụy, ức chế quá trình hấp thu đường từ ruột và giảm sự thèm ăn. Khi đứng trước nguy cơ bị suy kiệt, bác sĩ có thể chỉ định tiêm ISL để bảo vệ chức năng tuyến tụy nhằm đáp ứng kịp thời lượng ISL cần thiết cho quá trình kiểm soát nồng độ glucose trong máu. Mặc dù việc dùng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ, nhưng đứng trước nguy cơ biến chứng, người bệnh vẫn nên tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Điện thoại

Ngăn ngừa tiểu đường tuyp 2 xuất hiện bằng những cách đơn giản

Nếu bạn là một trong số những người có nguy cơ cao mắc tiểu đường typ2, đừng trì hoãn mà hãy bắt đầu điều chỉnh lối sống sinh hoạt của mình càng sớm càng tốt.

  • Duy trì trọng lượng cơ thể ổn định, giảm cân, tránh béo phì bằng một chế độ ăn lành mạnh, hạn chế chất đường, chất béo bão hòa, chất béo trans. Nên chọn các loại hạt ngũ cốc, rau quả tươi, thịt nạc và các sản phẩm từ sữa không đường.
  • Tập thể dục thường xuyên như đi bộ nhanh khoảng 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 lần một tuần. Nghiên cứu khoa học cũng chứng minh, tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm đáng kể tình trạng đề kháng ISL, ngay cả khi bạn không giảm cân
  • Bỏ thuốc lá, rượu bia…
  • Uống thuốc, chẳng hạn như met-fomin (Gluco-phage) cũng có thể giúp kiểm soát đường huyết cho người bị tiền tiểu đường
  • Luôn theo dõi và kiểm soát tốt đường huyết, cholesterol máu, huyết áp ở mức ổn định.

Nhiều nghiên cứu hiện đại gần đây đã chứng minh rằng, việc sử dụng một số hoạt chất sinh học từ tự nhiên như Hoài sơn, Mạch Môn, Câu kỷ tử có thể mang lại hiệu quả rất tích cực khi cải thiện đáng kể tình trạng đề kháng ISL, đồng thời khi kết hợp với hoạt chất Alpha lipoic acid sẽ tạo nên một hàng rào bảo vệ mạnh mẽ giúp làm giảm stress oxy hóa tế bào, ức chế phản ứng viêm ở người bệnh tiểu đường. Những bằng chứng khoa học này đã góp phần không nhỏ trong công cuộc kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng do tiểu đường tuyp 2 gây ra một cách an toàn và hiệu quả cao.

xem bệnh nhân sử dụng tốt

"Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, khả năng kiểm soát đường huyết, sự tuân thủ điều trị, chế độ ăn uống, tập luyện, kiểm soát các bệnh cơ hội, đặc biệt là sự kiên trì trong quá trình sử dụng."

Theo nguồn: http://www.endocrineweb.com/conditions/type-2-diabetes/type-2-diabetes-symptoms https://www.drugs.com/health-guide/type-2-diabetes-mellitus.html