Chế độ ăn hợp lý là một trong những thành phần quan trọng không thể thiếu trong điều trị tiểu đường tuýp 2 nhằm kiểm soát đường huyết ở ngưỡng giới hạn cho phép, hạn chế nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường nguy hiểm. Với những người mới mắc tiểu đường thì việc lựa chọn thực phẩm để ăn, ăn bao nhiêu và ăn như thế nào,… đều rất quan trọng trong chế độ ăn hàng ngày để vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa không làm tăng đường huyết.
Mắc bệnh tiểu đường không có nghĩa là bạn phải từ bỏ tất cả những thức ăn yêu thích mà bạn vẫn có thể ăn nhưng ăn với một lượng nhỏ hơn hoặc ăn ít thường xuyên hơn. Chìa khóa về chế độ ăn uống lành mạnh cho người tiểu đường tuýp 2 là lựa chọn nhiều thực phẩm lành mạnh từ tất cả các nhóm thực phẩm chính: chất đạm, chất béo, bột đường, chất xơ.
- Chất xơ trong rau xanh, trái cây: người tiểu đường nên ăn khoảng 400 gram chất rau quả mỗi ngày. Rau quả tươi không chỉ là nguồn thực phẩm giàu vitamin, chất chống OXH mà chất xơ trong rau quả còn tốt cho tiêu hóa, làm chậm hấp thu đường, hạn chế tăng đường huyết sau ăn.
- Rau củ không chứa tinh bột: mùng tơi, atiso, măng tây, bắp non, giá đỗ, củ cải, bông cải xanh, bắp cải, cà rốt, cần tây, su su, dưa chuột, cà tím, cải xoăn, mướp, nấm, đậu bắp, hành, ớt chuông, bí ngòi, cà chua, đậu đũa,…
- Rau củ chứa tinh bột: khoai tây, khoai lang, ngô và đậu xanh
- Trái cây tươi: cam, ổi, táo, xoài, lê…
- Tinh bột phức tạp: Nên lựa chọn những loại ngũ cốc nguyên hạt (chiếm ít nhất ½ lượng tinh bột trong chế độ ăn hàng ngày của bạn). Những loại thực phẩm nên ăn: lúa mì, gạo lức, gạo xát rối, yến mạch, hạt quinoa (hạt diêm mạch),…
- Chất đạm: Nên chọn thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, cá (cá trích, cá thu, cá mòi, cá hồi, cá tuyết, cá bơn, cá rô phi,…) , trứng, đậu đỗ (đậu tương, đậu hũ, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đen, đậu lăng). Nên ăn cá ít nhất 3 lần/tuần.
- Chất béo: Lựa chọn những chất béo lành mạnh trong những thực phẩm như: dầu oliu, các loại hạt, quả bơ, chất béo từ cá giàu omega 3, omega 6 như cá hồi, cá ngừ, cá thu. Uống sữa ít béo như: sữa chua, sữa tách béo, sữa đậu nành…
Lựa chọn chất béo tốt trong chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2
Tpcn Hộ Tạng Đường – chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường, giúp phòng ngừa và cải thiện biến chứng hiệu quả ngay từ giai đoạn sớm, giảm và ổn định đường huyết. Thông tin chi tiết xin liên hệ 0962 326 300.
Thực phẩm và đồ uống cần hạn chế khi mắc tiểu đường túyp 2 bao gồm:
Tránh những đồ ăn nhanh trong chế độ ăn cho người tiểu đường túyp 2
Người mắc bệnh tiểu đường túyp 2 nên ăn các bữa vào cùng một thời điểm mỗi ngày khác nhay. Những người khác thời gian bữa ăn có thể linh hoạt hơn tùy thuộc vào loại thuốc tiểu đường hoặc loại insulin mà người bệnh sử dụng. Nếu tập thể dục hoặc vận động mạnh nên ăn nhẹ trước khi tập nhằm tránh nguy cơ hạ đường huyết.
Không bỏ bữa ăn hoặc trì hoãn bữa ăn, nhất là ở người đang dùng insulin và có thể sẽ bị hạ đường huyết. Thông thường người tiểu đường nên ăn khoảng 5 - 6 bữa mỗi ngày (3 bữa chính và các bữa ăn phụ) để góp phần khống chế đường huyết, không để xảy ra tăng đường huyết quá mức sau bữa ăn và chống hạ đường huyết khi đói nhất là với bệnh nhân có dùng thuốc hạ đường huyết.
Ở bệnh nhân điều trị bằng Insulin tác dụng chậm có thể bị hạ đường huyết về đêm, do vậy nên cho ăn thêm bữa phụ trước khi đi ngủ.
Chế độ ăn cho nguời tiểu đường túyp 2 phải đảm bảo đủ năng lượng để giữ cân nặng bình thường và đường huyết ổn định. Nếu ăn thừa hoặc thiếu năng lượng đều làm cho đường huyết rơi vào vùng nguy hiểm. Nhu cầu năng lượng phụ thuộc vào: tuổi, giới, loại công việc (nặng hay nhẹ), thể trạng (gầy hay béo) mà mỗi người cần một mức năng lượng khác nhau.
Chế độ ăn cho người tiểu đường túyp 2 phải cung cấp đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng sinh năng lượng theo một tỷ lệ cân đối: chất đạm (protid) chiếm 15-20% tổng năng lượng khẩu phần, chất béo (lipid) chiếm 25- 30%, chất đường bột (glucid): 55-60%.
Phương pháp đơn giản nhất để xây dựng một khẩu phần ăn hợp lý cho người tiểu đường tuýp 2 là phương pháp mảng, giúp kiểm soát tốt kích thước phần ăn, hiển thị số lượng mỗi nhóm thực phẩm mà bạn nên ăn. Áp dụng tốt cho cả bữa trưa và bữa tối. Nguyên tắc chung của phương pháp này:
Ảnh minh họa 1 bữa ăn hợp lí cho người tiểu đường
Không có bằng chứng rõ ràng chứng minh rằng người tiểu đường túyp 2 nào cũng cần bổ sung thêm vitamin, khoáng chất. Bạn chỉ cần bổ sung khi cơ thể của bạn bị thiếu hụt và không thể có đủ vitamin và khoáng chất từ thực phẩm.
Tốt nhất người bệnh không nên tự ý sử dụng vitamin và khoáng chất nếu không hỏi ý kiến của bác sỹ, vì đôi khi sử dụng quá nhiều lại đem đến tác dụng bất lợi cho sức khỏe.
Với những người tiểu đường túyp 2 khi mới phát hiện bệnh thường gặp khó khăn trong việc thay đổi thói quen ăn uống trước đây hay bắt đầu thực hiện chế độ ăn uống mới. Những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chế độ ăn uống cho người tiểu đường túyp 2 và xây dựng được cho mình một chế độ ăn uống phù hợp nhất.
Xem thêm:
"Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, khả năng kiểm soát đường huyết, sự tuân thủ điều trị, chế độ ăn uống, tập luyện, kiểm soát các bệnh cơ hội, đặc biệt là sự kiên trì trong quá trình sử dụng."
Tham khảo:
http://www.diabetes.org/food-and-fitness/food/planning-meals/create-your-plate/?referrer=http://www.diabetes.org/food-and-fitness/food/planning-meals/create-your-plate/
https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/diet-eating-physical-activity