Giải đáp từ trung tâm phòng chống bệnh Hoa Kỳ: Tiểu đường có lây không?

Khi được chẩn đoán mắc tiểu đường, hoặc có người thân bị bệnh, chắc hẳn bạn sẽ băn khoăn tự hỏi liệu rằng tiểu đường có lây qua đường máu, tình dục hoặc hô hấp hay không? Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ khẳng định, tiểu đường không phải là một bệnh lây lan. Tuy nhiên, nếu người thân bạn bị tiểu đường, bạn vẫn có nguy cơ cao phát triển bệnh trong tương lai vì các lý do sau đây.

Tiểu đường không lây lan từ người này sang người khác

Tiểu đường là bệnh xảy ra khi cơ thể sử dụng glucose - loại đường đơn giản nhất được chuyển hóa sau khi ăn thực phẩm chứa carbonhydrat (chất bột, đường) không đúng cách. Để sử dụng glucose, tuyến tụy tiết ra in suliin nhằm đưa đường từ máu vào tế bào. Nhưng ở người bệnh tiểu đường, cơ thể không có in suliin hoặc in suliin làm việc không hiệu quả dẫn đến đường huyết tăng cao. Do đó, tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân loại tiểu đường thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa, không phải là bệnh truyền nhiễm, cũng không có khả năng lây lan qua đường máu, sinh dục, hay hô hấp.

Có 2 loại bệnh tiểu đường thường gặp:

  • Tiểu đường typ 1: Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể “tiêu diệt” các tế bào beta của tuyến tụy - nơi sản xuất in suliin, làm thiếu hụt in suliin tuyệt đối.
  • Tiểu đường tuýp 2: Tuy tuyến tụy vẫn có khả năng sản xuất in suliin, nhưng tế bào chống lại nó, khiến đường huyết vẫn tăng cao.

Tuy không lây lan, nhưng bệnh tiểu đường có khả năng di truyền

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường type 1 và type 2 là khác nhau. Nhưng gen và yếu tố môi trường đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành bệnh.

Nếu người cha bị tiểu đường type 1, tỷ lệ con mắc bệnh sẽ là 1/17. Nếu mẹ bị bệnh và sinh con trước 25 tuổi, nguy cơ con bị bệnh là 1/25 và sinh sau tuổi 25, nguy cơ này giảm xuống còn 1/100. Khi cha hoặc mẹ phát triển bệnh tiểu đường type 1 trước tuổi 11, thì con họ có tỷ lệ mắc bệnh tăng gấp đôi. Các nhà nghiên cứu cũng cho biết thêm, bệnh tiểu đường type 1 có nguy cơ phát triển ở những nước có khí hậu lạnh hơn các nước nhiệt đới.

Bệnh tiểu đường không lây lan, nhưng vẫn có khả năng di truyền

Bệnh tiểu đường không lây lan, nhưng vẫn có khả năng di truyền

Bệnh tiểu đường type 2 có tính chất gia đình. Trong đó, một phần do con trẻ học theo các thói quen chưa tốt của cha mẹ như ăn nhiều chất béo, lười tập thể dục. Nhưng gen cũng là yếu tố làm bệnh dễ được kích hoạt hơn. Nếu cha hoặc mẹ bị bệnh tiểu đường type 2 trước tuổi 50, nguy cơ con bị bệnh là 1/7 và sau tuổi 50 là 1/13. Nếu cả cha hoặc mẹ bị tiểu đường, con của họ sẽ có nguy cơ được chẩn đoán bệnh là 50:50.

Sử dụng sớm TPCN Hộ Tạng Đường là một giải pháp tự nhiên giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường, hỗ trợ ổn định đường huyết. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0936 057 996 (trong giờ hành chính) để biết thêm thông tin chi tiết.

Những biện pháp phòng ngừa bệnh tiểu đường

Bởi nguyên nhân chính xác gây tiểu đường type 1 đến nay vẫn chưa được làm rõ, nên không có cách nào ngăn chặn bệnh tiến triển. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết, nếu trẻ sau khi sinh được nuôi bằng sữa mẹ sẽ có nguy cơ bị tiểu đường type 1 ít hơn. Việc tiến hành xét nghiệm máu từ sớm nhằm đánh giá khả năng di truyền, cũng là giải pháp giúp bạn chuẩn bị trước tâm lý, và các yếu tố cần thiết để giúp con đối phó lại với bệnh.

Không giống với tiểu đường type 1, type 2 hoàn toàn có thể được ngăn chặn bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ như dư cân, béo phì và tăng cường vận động. Trước kia tiểu đường type 2 chỉ được phát hiện ở những người lớn. Tuy nhiên, hiện nay căn bệnh này đang ngày càng trẻ hóa do lối sống lười vận động của thanh, thiếu niên.

Do đó, nếu bạn hoặc con bạn có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này nên làm theo các lời khuyên sau đây:

- Ăn uống lành mạnh: khuyến khích lựa chọn thực phẩm ít béo, giàu dinh dưỡng như ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, rau quả, các loại sản phẩm từ sữa, protein nạc…

- Hạn chế đồ uống ngọt: Các loại nước ép trái cây, nước ngọt đóng chai… đều gây ảnh hưởng không tốt tới đường huyết. Vì vậy, bạn nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm này.

- Tập luyện hàng ngày: duy trì hoạt động thể chất như đi bộ, chạy bộ, đạp xe và giảm số thời gian xem truyền hình, chơi điện tử… cũng có thể làm giảm nguy cơ tăng cân và giúp ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh tiểu đường type 2.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, sự phối hợp của 4 thảo dược truyền thống gồm: Nhàu, Câu kỷ tử, Hoài SơnMạch môn có khả năng tăng cường sản xuất in suliin, tăng sự nhạy cảm của in suliin với tế bào, làm giảm hấp thu đường sau ăn, nhờ đó ổn định đường huyết tự nhiên và bền vững, ngăn ngừa nguy cơ tiến triển bệnh tiểu đường trong tương lai. Đây được xem là giải pháp tự nhiên mang lại hiệu quả toàn diện, an toàn được nhiều bác sĩ khuyến khích sử dụng để phòng chống căn bệnh tiểu đường.

xem bệnh nhân sử dụng tốt

"Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, khả năng kiểm soát đường huyết, sự tuân thủ điều trị, chế độ ăn uống, tập luyện, kiểm soát các bệnh cơ hội, đặc biệt là sự kiên trì trong quá trình sử dụng."

Nguồn: http://www.diabetes.org/diabetes-basics/genetics-of-diabetes.html https://kidshealth.org/en/parents/prevention.html