Cách nhận biết sớm và phòng ngừa nhiễm trùng bàn chân tiểu đường

Nhiễm trùng bàn chân do tiểu đường là một trong những biến chứng thường gặp và đáng sợ đối với những ai đã và đang mắc căn bệnh tiểu đường. Số người tiểu đường chỉ chiếm 3% dân số Hoa kỳ nhưng một nửa trong số họ đã phải cắt cụt chi do loét bàn chân. Vậy quá trình nhiễm trùng bàn chân xảy ra như thế nào và làm sao để phòng ngừa điều tồi tệ nhất có thể xảy ra? Bài viết sau sẽ chính là lời giải cho những ai còn đang lo lắng.

Nhiễm trùng bàn chân tiểu đường diễn ra như thế nào?

Với người bệnh tiểu đường, nhiễm trùng, loét bàn chân có thể bắt đầu từ những vết trầy xước rất nhỏ, trong đó bao gồm cả việc vệ sinh móng chân không cẩn thận hoặc nhiễm nấm thường xuyên cũng có thể là bước đệm cho sự xâm nhập của vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Đường máu cao chính là một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đồng thời, chức năng bảo vệ của bạch cầu và hệ thống miễn dịch cũng bị giảm sút, do vậy, dù là những vết thương rất nhỏ cũng có thể trở thành các vết loét lớn hơn.

Quá trình nhiễm trùng bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường có thể tiến triển nhanh và nguy hiểm khi có sự kết hợp đồng thời của biến chứng thần kinh và mạch máu, làm giảm lưu lượng máu giàu oxy đến các mao mạch dưới bàn chân, các tế bào chết không được dọn dẹp, khiến da khô, dày sừng và dễ bị nứt nẻ, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập qua lớp biểu bì bảo vệ da. Tổn thương dây thần kinh vô tình đã làm mất đi cảm giác đau, khiến người bệnh khó có thể nhận ra những vết loét đang tiến triển ngày một nặng hơn.

Nhiễm trùng bàn chân do tiểu đường có thể bắt đầu từ tình trạng da khô, dày móng

Nhiễm trùng bàn chân do tiểu đường có thể bắt đầu từ tình trạng da khô, dày móng

Nhiễm trùng ở người tiểu đường rất khó điều trị, thời gian hồi phục lâu, đôi khi vết loét có thể ăn vào đến xương gây hoại tử và hậu quả cuối cùng là phải cắt đoạn chi dẫn đến tàn phế. Do vậy, việc chăm sóc bàn chân và kiểm soát tốt biến chứng thần kinh do tiểu đường là một trong những mục tiêu quan trọng để phòng ngừa và ngăn chặn nguy cơ loét bàn chân tiến triển.

Sử dụng TPCN Hộ Tạng Đường sẽ giúp kiểm soát ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng bàn chân do tiểu đường gây ra. Hãy liên hệ số 0904.904.660 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.

Dấu hiệu nhận biết sớm nhiễm trùng bàn chân do tiểu đường

Theo các chuyên gia y tế, khi gặp phải một số dấu hiệu sau, người bệnh nên sớm tới cơ sở chuyên khoa để được thăm khám vì đó có thể là những triệu chứng cảnh báo của sự nhiễm trùng bàn chân:

  • Ban đầu có thể chỉ là những vết chai cứng, da khô, dày sừng, nứt nẻ hoặc xuất hiện các bọng nước phồng rộp nếu đi giày dép chật, tạo ra sức ép trên bàn chân.
  • Dấu hiệu viêm: vùng da bị ban đỏ, phù nề, sưng tấy, da đổi màu; cảm giác kiến bò hoặc đau
  • Chảy dịch, mùi hôi
  • Vết xước chảy máu, chậm liền, vùng da bị tổn thương có xu hướng lan rộng rất nhanh

Tuy rất khó nhận biết ở giai đoạn đầu của sự nhiễm trùng, nhưng nếu để ý kỹ, người bệnh vẫn có thể phát hiện ra những dấu hiệu bất thường đang diễn ra ở bàn chân của mình để có hướng điều trị kịp thời.

Phương pháp điều trị nhiễm trùng bàn chân do tiểu đường

Điều trị nhiễm trùng bàn chân sẽ phụ thuộc và mức độ tổn thương sau nhiễm trùng. Một số phương pháp sẽ được bác sĩ lựa chọn như:

Điều trị bằng thuốc

Kháng sinh là hướng điều trị đầu tiên khi có sự nhiễm trùng. Với nhiễm trùng nhẹ, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng kháng sinh dạng uống trong 1 - 2 tuần và điều trị chủ yếu tại nhà. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển nặng thì cần phải nhập viện để theo dõi, với nhiễm trùng mô mềm sẽ cần 2 – 3 tuần điều trị bằng kháng sinh dạng tiêm, nhưng nếu viêm tủy xương thì cần điều trị 4 – 6 tuần.

Một số loại thuốc như Re-gra-nex gel (hoạt chất là Be.cap-lermin) đã được FDA công nhận trong việc điều trị vết loét bàn chân do tiểu đường bởi nó có chứa yếu tố tăng trưởng giúp vết thương mau liền. Tuy nhiên theo thống kê cho thấy, có khoảng 70% số trường hợp bệnh nhân tiểu đường bị loét bàn chân tái phát trong vòng 5 năm tiếp theo.

Cấy ghép da trong điều trị nhiễm trùng bàn chân

Phương pháp này có thể giúp những vết thương lớn mau lành, được áp dụng nếu người bệnh không đáp ứng được với điều trị thông thường. Việc thực hiện khá công phu, đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và bác sĩ bởi phải tiến hành mổ nhiều lần.

Điều trị bằng phẫu thuật

Khi tình trạng nhiễm trùng lan rộng, vùng hoại tử lớn thì việc loại bỏ bằng phương pháp phẫu thuật là cần thiết, tạo môi trường thuận lợi cho việc chữa lành bệnh.

  • Cắt lọc mô nhiễm trùng là bước đầu tiên và rất quan trọng cho những giai đoạn điều trị tiếp theo. Đôi khi còn phải cắt bỏ những chỗ xương bị viêm.
  • Can thiệp ghép, nối hoặc tạo hình động mạch nuôi bàn chân giúp làm giảm tỷ lệ phải cắt cụt chi. Tuy nhiên phương pháp này khá phức tạp, đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao, thiết bị kỹ thuật hiện đại và chi phí khá đắt tiền và không phải bệnh nhân nào cũng có thể đáp ứng được những yêu cầu này.
  • Cắt cụt chi: Khi vết thương nhiễm trùng lan rộng và khó liền, không thể áp dụng được tất cả những biện pháp trên, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị cắt cụt bàn chân.
Xem thêm: 12 biến chứng tiểu đường ở da tiêu biểu nhất

Cách để phòng ngừa biến chứng nhiễm trùng bàn chân hiệu quả

Một số cách chăm sóc tốt đôi bàn chân giúp bạn ngăn ngừa sự nhiễm trùng xảy ra:

  • Kiểm tra bàn chân mỗi ngày bằng cách quan sát và cảm nhận bằng tay. Hãy để ý kỹ dù là những vết mụn nước, chầy xước, đỏ đau… Có vết xướt loét phải gặp bác sĩ chuyên khoa ngay hoặc đi khám bàn chân định kỳ 3 - 6 tháng/lần.
  • Không nên rửa chân quá nhiều lần trong ngày. Hãy giữ bàn chân khô ráo một cách cẩn thận, đặc biệt là hạn chế bị nấm kẽ ngón chân

Chăm sóc tốt da bàn chân giúp hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng do biến chứng tiểu đường

Chăm sóc tốt da bàn chân giúp hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng do biến chứng tiểu đường

  • Tránh nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, luôn kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm và không nên ngâm/rửa chân trong nước nóng.
  • Nên cắt móng chân sau khi mới tắm xong bởi lúc đó móng còn mềm, dễ cắt. Khi cắt cần thực hiện động tác dứt khoát, không nên để lại những góc cạnh hoặc quá sát vào da chân.
  • Không nên đi chân đất dù trong nhà hay ngoài trời. Chọn tất, giày dép kèm theo miếng đệm lót thích hợp, thoải mái vừa vặn với đôi chân. Kiểm tra kỹ bên trong giày, loại bỏ bất cứ những vật có thể gây cọ xát bàn chân trước khi đi và chỉ nên mang giày trong một thời gian ngắn trong ngày (khoảng 2-3 giờ).
  • Luôn vận động, tập thể dục cho bàn chân và các ngón chân
  • Bỏ thuốc lá nếu đang hút
Xem thêm: 3 điều cần biết khi chăm sóc vết thương cho người tiểu đường tiểu đường

Nếu biết cách kết hợp đồng bộ giữa nhiều phương cách khác nhau, bao gồm việc duy trì dùng thuốc, điều chỉnh chế độ ăn khoa học, tập thể dục thường xuyên, cùng những giải pháp hỗ trợ điều trị từ các hoạt chất sinh học tự nhiên sẽ giúp người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát tốt đường huyết và phòng ngừa biến chứng viêm loét bàn chân một cách hiệu quả.

Nhiều bằng chứng khoa học đã chứng minh rằng, stress oxy hóa và các phản ứng viêm là những tác nhân chính trong cơ chế hình thành nên biến chứng thần kinh, mạch máu trong bệnh lý tiểu đường. Để có thể giải quyết vấn đề này, cần có những hoạt chất chống oxy hóa mạnh mẽ như Alpha lipoic acid có thể thấm tốt vào các mô tế bào và mô thần kinh, dọn dẹp gốc tự do, nhằm hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của những “sản phẩm thải” này đối với cơ thể. Khi phối hợp cùng các hoạt chất sinh học từ Câu kỷ tử, Mạch môn, Hoài sơn, sẽ tạo nên tác dụng hiệp đồng, ức chế quá trình stress oxy hóa tế bào, giảm viêm nên mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường xảy ra.

xem bệnh nhân sử dụng tốtXem thêm: Kinh nghiệm dùng thảo dược giúp giảm đường huyết, cải thiện biến chứng tiểu đường.

Nguồn: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK6985/ http://www.aafp.org/afp/2013/0801/p177-s1.html http://emedicine.medscape.com/article/237378-overview#a7 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2752486/

-------------------------------------------------------------------------------------

Thông tin cho bạn: Tpcn Hộ Tạng Đường chứa Câu kỷ tử, Hoài sơn, Mạch môn giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị biến chứng tiểu đường

TPCN Hộ Tạng Đường - Giải pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường