3 điều cần biết khi chăm sóc vết thương cho người tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể khiến khả năng tự chữa lành vết thương của cơ thể bị giảm sút. Khi bị biến chứng tiểu đường, các vết thương, vết loét này không được chăm sóc đúng cách, chúng rất dễ bị nhiễm trùng và hình thành các ổ hoại tử khiến người tiểu đường phải đối mặt với nguy cơ đoạn chi, tàn phế. Vì vậy, để chăm sóc vết thương cho người tiểu đường đúng cách, bạn đừng bỏ lỡ 3 thông tin quan trọng trong bài viết này!

Vết thương của người tiểu đường cần được chăm sóc đúng cách

Vết thương của người tiểu đường cần được chăm sóc đúng cách

Tiểu đường ảnh hưởng đến sự lành vết thương như thế nào?

Khi bị bệnh tiểu đường, đặc biệt là nếu kiểm soát đường huyết không tốt, các vết thương cho dù rất nhỏ như các vết xước, đứt tay thôi cũng rất lâu lành.

Lý giải vấn đề này, ThS. BS Nguyễn Huy Cường - Nguyên Phó trưởng khoa Đái Tháo Đường, Bệnh viện Nội tiết Trung Ương cho biết: Có nhiều yếu tố tác động khiến vết thương ở người tiểu đường lâu lành và có nguy cơ nhiễm trùng cao.

Tổn thương mạch máu

Ở người tiểu đường, đường huyết cao thì mạch máu bị tổn thương, chít hẹp dẫn đến giảm lưu thông máu đến vết thương. Thêm nữa, quá trình trao đổi chất bị rối loạn cũng khiến cho hồng cầu di chuyển chậm chạp, vết thương không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và oxy sẽ rất khó lành và hoại tử.

Xem thêm: Hướng dẫn người tiểu đường chăm sóc bàn chân

Tổn thương thần kinh

Biến chứng thần kinh bệnh tiểu đường khiến người bệnh bị mất cảm giác và không phát hiện sớm nếu có chấn thương. Việc phát hiện chậm chễ cũng là lý do khiến vết thương trở nên trầm trọng hơn.

Các dây thần kinh không chỉ đơn giản là là giúp cơ thể nhận biết các cảm giác mà còn có vai trò nuôi dưỡng. Tổn thương thần kinh cũng khiến cho nuôi dưỡng vết thương kém và khó lành.

Tổn thương thần kinh do tiểu đường khiến vết thương lâu lành

Tổn thương thần kinh do tiểu đường khiến vết thương lâu lành

Suy giảm miễn dịch 

Đường máu cao làm sức đề kháng của người tiểu đường giảm đi. Nếu hệ thống miễn dịch làm việc không tốt, cơ thể rất khó chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Đồng thời lượng đường trong máu cao cũng là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sản và phát triển. Hậu quả là khiến vết thương dễ nhiễm trùng và lâu lành hơn.

Nếu tình trạng nhiễm trùng không được điều trị và để lan rộng, nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác như hoại tử, đoạn chi hoặc thậm chí là nhiễm trùng huyết ảnh hưởng đến tính mạng.

Cách chăm sóc vết thương cho người bệnh tiểu đường

Vết thương, vết loét ở người tiểu đường cần được chăm sóc sớm và đúng cách. Một số hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn biến công việc này trở nên thật đơn giản.

Làm sạch vết thương

Khi phát hiện có các vết thương hở, làm sạch vết thương là bước đầu tiên người tiểu đường hoặc người thân của người bệnh cần lưu ý, mục đích là loại bỏ các bụi bẩn và vi khuẩn bám trên vùng da bị tổn thương.

Có rất nhiều nước rửa, sát khuẩn vết thương mà bạn có thể sử dụng, tuy nhiên nên hạn chế những loại có khả năng tẩy rửa mạnh như oxy già hay cồn iot, bởi chúng sẽ làm tổn thương mô hạt và khiến vết thương rất khó lành. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn cồn 70 độ và nước muối sinh lý.

Làm sạch là bước đầu tiên khi chăm sóc vết thương cho người tiểu đường

Làm sạch là bước đầu tiên khi chăm sóc vết thương cho người tiểu đường

Băng vết thương đúng cách

Băng gạc giúp bảo vệ vết thương khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn. Tùy từng mức độ tổn thương mà bạn có thể sử dụng các loại băng gạc khác nhau: băng urgo, băng quấn, băng dán kháng khuẩn…

Lưu ý rằng khi xử lý vết thương cho người tiểu đường, bạn không nên băng vết thương quá chặt, bởi điều này sẽ khiến vết thương chịu sự tì đè lớn, đồng thời tạo môi trường yếm khí (môi trường không có oxy) thuận lợi cho sự phát triển của một số vi khuẩn gây hại

TPCN Hộ Tạng Đường đã được chứng minh về hiệu quả giúp cải thiện biến chứng tiểu đường, giúp vết thương, vết loét nhanh lành, giảm nguy cơ đoạn chi và ổn định chỉ số đường huyết. Hãy gọi cho chuyên gia theo số 0936 057 996 để được tư vấn chi tiết.

Điện thoại

Lưu ý khi chăm sóc vết thương

Thứ nhất: Tuyệt đối không tự ý rắc bột kháng sinh, đắp thuốc lá hoặc bất kỳ loại cây cỏ nào khác lên vết thương

Thứ hai: Không gây áp lực lớn lên vị trí bị tổn thương. Đối với vết thương ở bàn chân, người tiểu đường được khuyên nên đi giày dép rộng, giày dép chuyên dụng, có thể sử dụng nạng hoặc xe lăn để giảm áp lực lên chân.

Thứ ba: Khi vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng nặng: bờ rìa vết thương tấy đỏ, bên trong có mủ hoặc vết thương lâu lành (1-2 tuần), người tiểu đường cần đến khám tại cơ sở y tế. Tại đây, bác sĩ sẽ có những giải pháp can thiệp y khoa phù hợp để điều trị vết thương khó lành, nhiễm trùng như sử dụng kháng sinh...

Vết thương lâu lành cần được chăm sóc tại bệnh viện

Vết thương lâu lành cần được chăm sóc tại bệnh viện

Lời khuyên giúp nhanh lành vết thương ở người tiểu đường

Bên cạnh việc chăm sóc vết thương do tiểu đường  đúng cách, một số lời khuyên dưới đây cũng sẽ giúp bạn giảm nguy cơ nhiễm trùng và nhanh lành vết thương hơn.

Ăn uống khoa học

Chế độ ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu và khả năng tự lành vết thương ở người tiểu đường. Vì vậy, việc bổ sung dinh dưỡng từ một chế độ ăn lành mạnh là vô cùng quan trọng.

Ngoài việc hạn chế thức ăn chứa nhiều tinh bột, tăng cường chất xơ, vitamin từ rau củ, trái cây và các loại đậu, bạn nên bổ sung thêm một số loại thực phẩm giúp nhanh lành vết thương hơn, ví dụ như:

  • Thực phẩm giàu sắt, acid folic, vitamin B12… như gan, trứng, sữa, các loại rau xanh đậm giúp đẩy nhanh quá trình tạo máu và chữa lành vết thương
  • Thực phẩm giàu vitamin C như súp lơ trắng, bông cải xanh, cà chua, cam, bưởi, dưa lưới… để tăng cường sức đề kháng
  • Thực phẩm giàu kẽm và selen như cá, thịt gia cầm, trứng, nghêu, sò, ốc, ngũ cốc nguyên hạt… giúp vết thương mau lành.

Từ bỏ hút thuốc lá

Hút thuốc sẽ là giảm khả năng vận chuyển và sử dụng oxy của tế bào, gây rối loạn hệ thống miễn dịch và làm trầm trọng hơn tổn thương mạch máu và thần kinh. Việc hút thuốc không chỉ khiến  đường huyết khó ổn định mà còn làm cho vết thương, vết loét ở người tiểu đường lâu lành hơn.

Từ bỏ hút thuốc là công việc cần nhiều sự kiên trì, vì vậy bạn có thể bắt đầu từng chút một bằng cách giảm dần số lượng và tần suất hút thuốc của mình.

Sử dụng Hộ Tạng Đường

Nhiều người bệnh tiểu đường cho biết, các vết thương, vết loét thậm chí là vết mổ sau phẫu thuật đều nhận thấy sự lành lại nhanh hơn khi sử dụng thêm TPCN Hộ Tạng Đường.

Ra đời từ 2008, từ trước đến nay người bệnh vẫn biết đến Hộ Tạng Đường là sản phẩm chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường. Sở dĩ Hộ Tạng Đường giúp các vết thương nhanh lành hơn là do sự ưu việt trong cơ chế tác động kép:

  • Bảo vệ tính toàn vẹn của mạch máu và thần kinh, tăng lưu thông máu, oxy và các chất dinh dưỡng đến để sửa chữa vết thương
  • Phục hồi chức năng tạng tụy, giúp ổn định đường huyết dễ dàng hơn, tạo tiền đề cho vết thương dễ hồi phục

Hơn 12 năm ra đời (từ năm 2008), hàng nghìn bệnh nhân tiểu đường đã chặn đứng được tình trạng loét da do tiểu đường với sự có mặt của Hộ Tạng Đường. Anh Ngô Điều dưới đây là một ví dụ:

Giải pháp giúp vết thương nhanh lành từ Hộ Tạng Đường

Có những vết thương ngoài da, vết loét đôi khi là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chỉ cần chăm sóc vết thương cho người tiểu đường đúng cách, chắc chắn bạn sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ đoạn chi, tàn phế để sống khỏe mạnh với bệnh tiểu đường.

Xem thêm:

Cách ăn uống giúp vết loét bàn chân tiểu đường mau lành

Hộ Tạng Đường có tốt không? – Đánh giá từ chuyên gia và người bệnh

Tài liệu tham khảo: healthline.com, apma.org, medicalnewstoday.com