Hướng dẫn người tiểu đường chăm sóc bàn chân tránh phải đoạn chi (cắt cụt chân) là một trong những điều quan trong với người bệnh. Bởi vì khi bị biến chứng tiểu đường có thể làm giảm lưu thông máu và gây tổn hại các dây thần kinh ở chân. Bạn có thể không cảm nhận được các tổn thương cho tới khi nó trở nên nghiêm trọng bởi tình trạng nhiễm trùng. Cùng với đó, đường máu cao, cơ thể giảm khả năng chống nhiễm khuẩn và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, kết hợp máu lưu thông kém, làm vết thương chậm lành. Đây là lí do vì sao chỉ một vết thương nhỏ như xước, bỏng... cũng có thể trở thành vết loét hay nhiễm trùng nghiêm trọng.
Chuột rút ở cẳng chân (vọp bẻ) khi đi bộ là dấu hiệu sớm của tuần hoàn đến chi dưới bị kém. C.ải thiện lưu thông máu là giải pháp hiệu quả để ngăn ngừa biến chứng bàn chân do tiểu đường. Bạn có thể áp dụng một số gợi ý sau để tăng khả năng lưu thông của máu đến các chi:
- Kiểm soát nồng độ chất béo (cholesterol) trong máu ở giới hạn cho phép. - Giữ mức đường huyết càng gần bình thường càng tốt. - Không hút thuốc. Hút thuốc làm hạn chế lưu lượng máu ở chân. - Tập thể dục hàng ngày để giúp máu lưu thông tốt hơn.
Thực phẩm bảo vế sức khỏe Hộ Tạng Đường, giúp hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng bàn chân tiểu đường. Bạn có thể liên lạc với chúng tôi theo số điện thoại: 0962 326 300 - 0964 781 912 để biết thêm thông tin.
Chăm sóc bàn chân cho người bị tiểu đường là mục tiêu quan trọng để phòng ngừa biến chứng bàn chân. Sau đây là một số lời khuyên từ các chuyên gia Nội tiết đái tháo đường đối với người tiểu đường:
Người mắc tiểu đường thường bị tê và giảm cảm giác nơi bàn chân, vì vậy những tổn thương thường không dễ được nhận biết. Đây là lí do bạn cần kiểm tra cẩn thận đôi chân mỗi ngày để phát hiện sớm những dấu hiệu dù nhỏ như vết xước, đốm đỏ, bầm tím, bọng nước...
Nếu những tổn thương này không có dấu hiệu lành lại trong vài ngày, bạn phải lập tức liên hệ với bác sĩ để có cách điều t.rị thích hợp. Một mẹo nhỏ giúp bạn dễ dàng hơn khi kiểm tra bàn chân đó là sử dụng một chiếc gương hoặc nhờ đến trợ giúp của người thân.
Kiểm tra chân mỗi ngày giúp phát hiện sớm tổn thương
Xem thêm: Biến chứng thần kinh bệnh tiểu đường: Đây là cách trị tốt nhất
Nếu mắc bệnh tiểu đường, bạn buộc phải tạm biệt thói quen đi giày đế cao, bó khít hay mũi nhọn,... Hãy chọn cho mình một đôi giày thoải mái và phù hợp để bạn có thể vận động mà không lo ngại nó làm sưng tấy, xước hay trầy da. Bạn nên kiểm tra giày trước khi đi để chắc chắn không có các vật gây tổn thương bên trong. Hạn chế tối đa đi bộ chân trần kể cả trong nhà cũng là cách để bạn giảm thiểu chấn thương chân thường gặp.
Một đôi giày phù hợp có ý nghĩa rất lớn với người bị tiểu đường
Mỗi ngày bạn nên rửa chân ít nhất một lần bằng nước ấm, cọ rửa nhẹ nhàng và tránh ngâm lâu vì như vậy có thể làm da bạn trở nên khô hơn. Sau khi rửa, hãy dùng một chiếc khăn sạch và mềm lau khô hoàn toàn bàn chân, đặc biệt là phần kẽ chân. Cần kiểm tra nhiệt độ nước bằng khuỷu tay trước khi ngâm chân.
Người bị tiểu đường nên chú ý chăm sóc bàn chân bằng nước ấm vừa phải.
Thời điểm tốt nhất để cắt móng chân chính là ngay sau khi bạn rửa chân bởi lúc này móng sạch mềm hơn bình thường. Nên cắt móng chân một lần mỗi tuần và cắt theo đường cong tự nhiên của móng, sau đó giũa mịn để tránh làm xước các ngón lân cận khi bạn di chuyển.
Người mắc tiểu đường cần chú ý khi cắt móng chân
Thường xuyên sử dụng các loại kem dưỡng da và giữ ẩm cho đôi chân để da chân luôn mềm mịn, tránh khô ráp, nứt nẻ đặc biệt là phần gót chân. Nếu phát hiện các vết nứt lớn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để có cách xử lý tốt nhất, hạn chế tiến triển thành tổn thương nghiêm trọng hơn.
Giữ ẩm cho da ở người bị tiểu đường
Nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh cũng là nguyên nhân thúc đẩy các tổn thương chân ở người tiểu đường, vì thế bạn luôn phải sẵn sàng giải pháp để đảm bảo nhiệt độ an toàn cho đôi chân trong mọi tình huống. Nếu bạn sắp có một ngày dạo chơi trên bãi biển, hãy bôi kem chống nắng để bảo vệ chân và mang giày dép để hạn chế chân tiếp xúc trực tiếp với mặt cát nóng. Vào những ngày đông lạnh giá, hãy sử dụng giày thể thao và đi tất dày hơn, thậm chí bạn có thể mang tất khi đi ngủ để tránh chân bị tê cóng vào ban đêm.
Bệnh tiểu đường cần tránh tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh
Dưới đây là một số bài tập đơn giản và nhẹ nhàng nhưng lại rất hữu ích cho việc lưu thông máu tới chân ở người bị tiểu đường.
- Căng duỗi bắp chân: Hai tay chống vào tường, một chân lùi duỗi ra phía sau và kéo căng hết cỡ, chân còn lại hơi gập để chống đỡ. Giữ tư thế kéo căng khoảng 10 giây, lặp lại với cả hai chân.
Bài tập chân cho người bị tiểu đường
- Đi bộ: Động tác này giúp lưu lượng máu trong tĩnh mạch dồn lên đôi chân do đó cải thiện lưu thông máu tới chân. Người bị tiểu đường được khuyến cáo đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần.
- Sử dụng liệu pháp nước: Chuẩn bị sẵn một chậu nước nóng (vừa phải, không gây bỏng) và một chậu nước lạnh, ngâm chân trong nước nóng 5 phút, sau đó chuyển sang chậu nước lạnh trong 10 giây, cứ lặp lại như vậy 2 đến 3 lần. Liệu pháp này giúp các mạch máu liên tục mở rộng và thu hẹp kích thích việc lưu thông máu tốt hơn.
Hầu hết các trường hợp bị đoạn chi đều bắt đầu từ sự chậm trễ trong điều t.rị chấn thương chân. Vì thế, để bảo vệ đôi chân khi mắc bệnh tiểu đường, bạn cần có kiến thức vững chắc về bệnh và áp dụng nó vào thực tiễn để biến chứng tiểu đường không trở thành gánh nặng.
Xem thêm: TPCN Hộ Tạng Đường – sản phẩm chuyên biệt giúp phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, khả năng kiểm soát đường huyết, sự tuân thủ điều t.rị, chế độ ăn uống, tập luyện, kiểm soát các bệnh cơ hội, đặc biệt là sự kiên trì trong quá trình sử dụng."
Nguồn tham khảo: http://healthguides.healthgrades.com/ http://www.nytimes.com/health/ http://www.betterhealth.vic.gov.au/