Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến nhiều tổn thương trên da. Đặc biệt nếu không kiểm soát đường huyết tốt, bạn rất dễ gặp các biến chứng tiểu đường ở da như: nhiễm nấm, khô ngứa da, dị ứng, nhiễm trùng do vi khuẩn… Sự xuất hiện những dấu hiệu bất thường trên da cũng là cơ sở để bệnh nhân và thầy thuốc phát hiện căn bệnh tiểu đường sớm hơn, từ đó có được giải pháp điều trị tối ưu nhất.
Các vấn đề về da có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh tiểu đường
Khi mắc bệnh tiểu đường bạn có thể gặp một hoặc nhiều biến chứng tiểu đường ở da sau đây:
Bệnh da do tiểu đường (Diabetic dermopathy) là tình trạng bệnh đặc trưng trên da, phát triển khi đường huyết cao làm tổn thương các mạch máu tới nuôi dưỡng da.
Dấu hiệu nhận biết: Các vết tròn hoặc hình bầu dục, màu nâu nhạt, có vảy, xuất hiện chủ yếu ở mặt trước của cẳng chân (có tính chất đối xứng nên thường thấy đồng thời ở cả hai chân), một số ít trường hợp xuất hiện trên cánh tay, đùi hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
Điều trị: Hầu hết bệnh da đặc trưng do tiểu đường là không có hại, không gây đau đớn nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể người bệnh chưa được kiểm soát tốt.
Dấu hiệu nhận biết: Hoại tử mỡ do đái tháo đường (Necrobiosis lipoidica diabeticorum) là một bệnh về da hiếm gặp, xuất hiện ở khoảng 1% bệnh nhân đái tháo đường, >70% bệnh nhân là nữ giới, có thể là kết quả của những tổn thương trong mạch máu.
Hoại tử mỡ do đái tháo đường có thể xảy ra trong một thời gian, sau đó biến mất và tái xuất hiện lại theo chu kỳ. Bệnh thường xuất hiện ở phía dưới chân với các đặc điểm sau:
Hình ảnh chân bị hoại tử mỡ do đái tháo đường
Điều trị: Hoại tử mỡ do đái tháo đường sẽ trở nên nghiêm trọng nếu vết thương bị loét. Bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được chỉ định các thuốc cortisone dạng bôi hoặc tiêm để điều trị.
Bệnh gai đen (Acanthosis nigricans) là dấu hiệu tiểu đường trên da đặc trưng cho tình trạng đề kháng insulin - nguyên nhân chính gây ra tiểu đường type 2 và tiền tiểu đường.
Dấu hiệu nhận biết: Một mảng da hoặc vệt da sẫm màu, mượt như nhung xuất hiện ở các vùng da có nếp gấp: sau cổ, nách, bẹn.
Điều trị: Chứng gai đen thường vô hại và thuyên giảm khi bệnh nhân kiểm soát đường huyết tốt. Đối với người bị thừa cân, béo phì, việc giảm cân có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng này.
Mụn thịt dư (skin tags) còn có tên gọi khác là u mềm treo, mụn lồi có cuống ngoài da.
Dấu hiệu nhận biết: Các nốt thịt thừa mọc ra từ cuống, thường xuất hiện trên mí mắt, cổ, nách, bẹn. Mụn thịt dư có thể xuất hiện cùng với chứng gai đen ở người bệnh tiền tiểu đường, tiểu đường type 2.
Điều trị: Tương tự như chứng gai đen, bệnh nhân cần kiểm soát tốt chỉ số đường huyết và cân nặng.
Chứng gai đen và mụn thịt dư ở bệnh nhân tiểu đường
Người tiểu đường có thể bị nhiễm trùng da ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, đặc biệt là giữa các ngón chân, bàn chân, mặt trước của cẳng chân; ở một hoặc nhiều ngón tay (nhiễm trùng móng tay), ở da đầu (viêm nang tóc), ở mí mắt (viêm mí mắt, lẹo mắt), nang lông (viêm nang lông).
Dấu hiệu nhận biết: Nếu bị nhiễm trùng da do tiểu đường, bạn có thể phát hiện thông qua các triệu chứng sau:
Điều trị: Việc điều trị nhiễm trùng da, mô mềm ở người tiểu đường cần kết hợp tốt giữa kiểm soát đường huyết và điều trị kháng sinh theo phác đồ của bác sĩ. Do đó, bạn cần thận trọng và đi khám sớm nếu xuất hiện các bất thường trên da này.
Tiểu đường có thể gây ngứa da, các yếu tố liên quan bao gồm da khô, nhiễm nấm, nhiễm trùng hoặc lưu thông máu kém. Đây cũng là biến chứng tiểu đường ở da khá phổ biến.
Dấu hiệu nhận biết: Bệnh ngứa da do tiểu đường thường khu trú ở một vị trí nhất định (thường là tay, chân) hơn là ngứa toàn thân.
Điều trị: Người bệnh có thể điều trị ngứa da chỉ bằng cách sử dụng xà bông nhẹ và dưỡng ẩm.
Thông tin hữu ích: 6 cách giải quyết nhanh chóng khô ngứa da do biến chứng tiểu đường
Để cải thiện nhanh ngứa ngáy, bong tróc da, chai sạn, dày móng… do bệnh tiểu đường, bạn có thể tìm đến giải pháp hỗ trợ từ thảo dược. Liên hệ với chuyên gia theo số điện thoại dưới dây để được tư vấn chi tiết về giải pháp này.
Dấu hiệu nhận biết: Vết phồng rộp hay còn gọi là bóng nước tiểu đường (Bullosis diabeticorum) là một tình trạng da hiếm gặp, gây ra những mụn nước mọc ở bệnh nhân tiểu đường. Các mụn nước này thường lớn, giống như vết bỏng và xuất hiện trên các ngón tay, bàn tay, ngón chân, bàn chân, chân hoặc cánh tay, hay gặp nhất ở những người bệnh tiểu đường bị biến chứng thần kinh. Tuy nhiên, khác với phồng rộp do bỏng, phồng rộp do tiểu đường thường không gây đau.
Điều trị: Phồng rộp có thể tự lành. Cách duy nhất để điều trị là giữ chỉ số đường huyết ổn định, tránh nhiễm trùng khi vết phồng rộp bị vỡ.
Vết phồng rộp xuất hiện trên chân của người bệnh tiểu đường
Khi bị tiểu đường, lượng đường trong máu cao có thể khiến cơ thể dễ bị mất nước và gây khô da. Ngoài ra, bệnh tiểu đường lâu ngày sẽ khiến dây thần kinh điều khiển hoạt động tiết mồ hôi bị tổn thương, làm giảm tiết mồ hôi ở các khu vực ngoại biên như tay, chân.
Dấu hiệu nhận biết: Ở tay, chân thường bị khô ngứa, rụng lông, bong vảy, rạn nứt, gia tăng chai chân và loạn dưỡng móng (móng tay, móng chân dày, khó cắt)
Điều trị: Người bệnh cần kiểm soát tốt chỉ số đường huyết và giữ ẩm cho da bằng kem vaseline. Lưu ý nên tránh bôi vào các kẽ ngón tay chân vì đây là các vị trí ẩm, dễ gây nhiễm nấm. Đối với các vết chai sạn, cần xử trí nhẹ nhàng bằng các dụng cụ mài, tránh hình thành các vết thương hở và nhiễm trùng.
Các bệnh nấm da ở người tiểu đường thường xuất phát từ một loại nấm men được gọi là Candida albicans. Loại nấm này phát triển tốt ở những vùng ẩm, có nếp gấp của da.
Dấu hiệu nhận biết:
Nhiễm nấm giữa các ngón tay chân, móng tay chân, ở góc miệng, trong âm đạo (viêm âm đạo ở phụ nữ), dưới bao quy đầu (viêm bao quy đầu ở nam giới), trong nách hay háng, bẹn.
Người tiểu đường có thể nhận biết sớm nhiễm nấm da qua các dấu hiệu sau:
Điều trị: Tương tự như nhiễm trùng, việc điều trị cũng cần kết hợp giữa kiểm soát đường huyết và sử dụng thuốc chống nấm đặc trị.
Hình ảnh nhiễm nấm da ở bệnh nhân tiểu đường
Dấu hiệu nhận biết: Xơ cứng da do đái tháo đường (Digital sclerosis) thường xuất hiện trên các ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân. Người bệnh cảm thấy vùng da bị căng cứng, như sáp ở phía mu bàn tay, các ngón tay cứng khớp và khó cử động. Nếu tình trạng này xuất hiện kéo dài trong nhiều năm, người bệnh có thể cảm thấy như có các viên sỏi trong đầu ngón tay, chân.
Điều trị: Không có điều trị đặc hiệu cho trình trạng xơ cứng da do tiểu đường. Việc điều trị thường là kết hợp giữa kiểm soát đường huyết, vận động hợp lý và giữ ẩm cho da.
Dấu hiệu nhận biết: U hạt hình vòng lan tỏa (Disseminated granuloma annulare) được đặc trưng bởi những phát ban màu đỏ nâu hoặc màu da, hình tròn hoặc hình vòng cung, thường xuất hiện trên tai hoặc các ngón tay.
Điều trị: Người bệnh tiểu đường thường không cần sử dụng thuốc uống. Một số thuốc bôi như Hydrocortisone có thể có hiệu quả.
Dấu hiệu nhận biết: U vàng phát ban (Eruptive xanthomas) là tình trạng trên da xuất hiện những nốt mụn có màu vàng hồng, thường đặc, mềm và ngứa, kích thước bằng hạt đậu (1-4mm). Những nốt này thường xuất hiện ở khủy tay, mặt sau đầu gối, mông, đùi của người bệnh tiểu đường.
Điều trị: Vết sưng thường xuất hiện đột ngột khi kiểm soát đường huyết kém, nồng độ cholesterol và triglycerid máu cao. Các nốt vàng sẽ mất đi khi lượng đường huyết và triglycerid máu ở mức kiểm soát.
U vàng phát ban ở bệnh nhân tiểu đường
Nhìn chung, để ngăn chặn các biến chứng về da của bệnh tiểu đường, điều quan trọng nhất bệnh nhân cần làm là phải giữ cho lượng đường trong máu ổn định. Đồng thời người bệnh phải thường xuyên kiểm tra hàng ngày. Việc này sẽ giúp phát hiện kịp thời bất kỳ những thay đổi hay dấu hiệu lạ nào trên da, để được điều trị sớm tránh để lại những hậu quả nghiêm trọng hơn.
Biến chứng tiểu đường ở da cũng sẽ được điều trị hiệu quả hơn khi người bệnh kết hợp sử dụng sản phẩm từ thảo dược chuyên biệt cho biến chứng.
Nghiên cứu lâm sàng tại Trung tâm điều trị Oxy Cao áp TP. HCM cho thấy hiệu quả trên biến chứng nổi bật của một sản phẩm thảo dược mang tên TPCN Hộ Tạng Đường. Sản phẩm ra đời từ 2008, là nỗ lực của các nhà khoa học thuộc Viện Thực phẩm chức năng Việt Nam nhằm tối ưu hóa hiệu quả trong cải thiện biến chứng tiểu đường:
Cố Tiến sĩ, Bác sĩ Lương Lễ Hoàng - Nguyên Chủ tịch Hội Đông y TP. HCM là người tiến hành nghiên cứu hiệu quả của Hộ Tạng Đường trên người bệnh
Sử dụng Hộ Tạng Đường, người bệnh có thể cải thiện hiệu quả các triệu chứng như ngứa ngáy, khô, bong tróc da, chai sạn da, dày móng; hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, hỗ trợ vết thương mau lành và giúp quá trình điều trị các vấn đề về da do tiểu đường hiệu quả hơn. Bạn có thể lắng nghe cảm nhận của bác Nhan Thiên Trang (64 tuổi, 37K Phạm Văn Đồng, TP.Pleiku, Gia Lai) trong video dưới đây:
Bác Trang cải thiện ngứa ngáy, bong tróc, lột da do biến chứng tiểu đường sau 5 tuần
Mọi vấn đề về biến chứng tiểu đường ở da nói riêng và về bệnh tiểu đường nói chung, bạn vui lòng liên hệ đến dược sĩ chuyên môn theo số điện thoại bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất!
Xem thêm: Hộ Tạng Đường có tốt không? – Đánh giá từ chuyên gia và người bệnh Hộ Tạng Đường giá bao nhiêu? Bán ở đâu chính hãng, giá tốt?
Tham khảo: .aad.org, webmd.com, ncbi.nlm.nih.gov