Điều trị bằng insulin có hiệu quả tốt với bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) type 2 nhưng vẫn chưa dược các chuyên gia y tế “trọng dụng”. Vẫn biết rằng, khi điều trị đái tháo đường type 2, các bác sỹ luôn phải đắn đo suy nghĩ để phương pháp điều trị thích hợp nhất với từng tình trạng cụ thể ở mỗi người bệnh. Nhưng đây vẫn là một thực tế đang tồn tại.
Khi mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường) việc lựa chọn thực phẩm cho mỗi bữa ăn không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nên ăn gì và kiêng gì, uống gì? luôn là câu hỏi thường trực ở mỗi người bệnh. Bởi dù bạn đã bị tiểu đường hay mới được chẩn đoán bệnh tiểu đường, thì chế độ dinh dưỡng vẫn chiếm vai trò quan trọng trong chiến lược điều trị. Cùng với thuốc điều trị và chế độ luyện tập, các chuyên gia dinh dưỡng thuộc Hiệp Hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) khuyến cáo người bệnh type 1, type 2, kể cả tiền đái tháo đường, cần hướng tới chế độ dinh dưỡng để ổn định đường (glucose) trong máu.
Tiểu rắt, đau đớn, nóng rát và xót đường niệu đạo là một trải nghiệm kinh hoàng của những người bị nhiễm trùng tiết niệu. Nước tiểu đục, có mùi hôi, có bọt, thậm chí là có máu đều là những triệu chứng dễ nhận biết của căn bệnh này. Thật không may, những người bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc nhiễm trùng tiết niệu cao gấp đôi so với những người bình thường.
Tất cả người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) đều lo sợ khi nghĩ về biến chứng loét chân. Bởi không chỉ làm tăng gánh nặng về chi phí, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, mà người bệnh còn có nguy cơ cao bị tàn phế do cắt cụt chi. Chính vì vậy, các bác sĩ luôn luôn cảnh báo họ phải rất thận trọng với đôi chân của mình. Tuy nhiên, có một tin tốt rằng, nguy cơ loét và cắt cụt chi ở người bệnh ĐTĐ có thể được phòng ngừa và cải thiện bằng cách giảm lượng đường trong máu, chăm sóc bàn chân mỗi ngày.
Yếu tố quyết định hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường không phụ thuộc nhiều vào thuốc, mà chính là chế độ ăn (dinh dưỡng) có kiểm soát. Do đó việc ăn gì, kiêng ăn gì, ăn bao nhiêu là hợp lý đều phải được thống nhất trên một quy chuẩn khoa học nhằm kiểm soát tốt đường huyết, từ đó phòng ngừa được biến chứng.
Làm thế nào để kiểm soát tiểu đường ở trẻ? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết để bố mẹ có thể giúp con chung sống khỏe mạnh với bệnh tiểu đường.
Không như tiểu đường typ 1, các dấu hiệu của bệnh tiểu đường type 2 có thể phát triển âm thầm trong nhiều năm và người bệnh thường không biết đến sự tồn tại của bệnh. Trong số những người mới được chẩn đoán tiểu đường type 2 thì có thể lên tới một nửa đã gặp phải biến chứng thần kinh ngay tại thời điểm được chẩn đoán.
Bệnh tiểu đường type 1 xảy ra do tuyến tụy của bạn bị mất khả năng sản xuất in sullin (ISL), dẫn đến thiếu ISL tuyệt đối. Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi bệnh đái tháo đường type1. Bởi vậy, để điều trị bệnh bạn bắt buộc phải sử dụng ISL thường xuyên trong suốt cả cuộc đời, với mục tiêu giữ cho lượng đường trong máu càng gần giá trị bình thường càng tốt và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra sau này.