Phòng và điều trị loét chân do biến chứng đái tháo đường

Tất cả người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) đều lo sợ khi nghĩ về biến chứng loét chân. Bởi không chỉ làm tăng gánh nặng về chi phí, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, mà người bệnh còn có nguy cơ cao bị tàn phế do cắt cụt chi. Chính vì vậy, các bác sĩ luôn luôn cảnh báo họ phải rất thận trọng với đôi chân của mình. Tuy nhiên, có một tin tốt rằng, nguy cơ loét và cắt cụt chi ở người bệnh ĐTĐ có thể được phòng ngừa và cải thiện bằng cách giảm lượng đường trong máu, chăm sóc bàn chân mỗi ngày.

Phòng loét chân do biến chứng đái tháo đường

Nguy cơ loét chân của bạn sẽ cao hơn những người bệnh ĐTĐ khác, nếu bạn đang gặp phải một trong số những vấn đề sau: - Bệnh thần kinh ngoại biên (đau, tê, châm chích, giảm cảm giác ở chân) - Tuần hoàn chi dưới kém - Một biến dạng bàn chân (ví dụ, Bunion, hình búa) - Mang giày không phù hợp - Không kiểm soát được lượng đường trong máu - Từng đã bị loét bàn chân

Kiểm tra chân hàng ngày để phát hiện loét bàn chân đái tháo đường

Kiểm tra chân hàng ngày để phát hiện loét bàn chân đái tháo đường

Cách tốt nhất để phòng tránh loét bàn chân ĐTĐ là phải ngăn chặn sự phát triển của nó từ khi mới chỉ là nguy cơ. Nếu bị mắc bệnh tiểu đường, bạn nên định kỳ khám bàn chân. Các bác sỹ sẽ xác định xem bạn có nguy cơ phát triển tổn thương bàn chân hay không để hướng dẫn thực hiện chiến lược phòng chống hiệu quả.

Loét bàn chân là một trong những biến chứng trầm trọng nhất của bệnh ĐTĐ. Để phòng ngừa và cải thiện, bạn có thể sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường - giải pháp chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường. Hãy gọi cho chúng tôi qua số điện thoại: 0962 326 300 - 0964 781 912 để được tư vấn thêm.

Bạn có thể chăm sóc bàn chân theo những gợi ý sau:

- Mỗi ngày, cần kiểm tra thật kỹ hai bàn chân, đặc biệt chú ý đến các vùng hay bị cọ xát, bị nứt hoặc chai chân. Có thể dùng gương để soi để quan sát gót chân. Nếu bệnh ĐTĐ gây biến chứng trên mắt, làm giảm thị lực, bạn có thể nhờ người thân kiểm tra.

- Vệ sinh chân sạch sẽ, bạn phải rửa chân mỗi ngày bằng xà bông không mùi và nước ấm, chú ý đến những phần kẽ chân dễ bị loét. Sau khi để khô hoàn toàn, nên bôi kem dưỡng ẩm nhưng không được bôi ở phần kẽ chân.

- Mang giày, dép phù hợp và mềm mại, tất thấm mồ hôi. Không được đi giày ướt, nếu tất bị ướt hoặc bị thấm nhiều mồ hôi, phải thay đôi mới ngay lập tức.

- Không được để móng chân quá dài, rũa móng sau khi cắt, tránh gây tổn thương chân.

- Nếu da chân bị nổi cục hoặc bị chai chân, phải hỏi ý kiến của bác sỹ để chăm sóc các vùng da này cẩn thận.

Cục chai chân rất dễ trở thành một vết loét

Cục chai chân rất dễ trở thành một vết loét

Điều trị vết loét bàn chân trong bệnh đái tháo đường

Mục tiêu điều trị là làm lành vết thương, vết loét bàn chân càng sớm càng tốt. Vết loét nhanh liền sẽ hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử chi.

6 Nguyên tắc trong điều trị

- Phòng nhiễm trùng lan rộng - Giảm áp lực tỳ đè để giúp máu lưu thông - Loại bỏ da và mô chết xung quanh miệng vết thương - Sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn và thay băng gạc hàng ngày để vết thương khô thoáng. - Kiểm soát glucose (đường) máu và các bệnh cơ hội như tăng cholesterol - Phẫu thuật cắt cụt chi khi không đáp ứng với điều trị thông thường

Chăm sóc vết loét bị nhiễm trùng

Không phải tất cả các vết loét đều nhiễm trùng. Nhưng một khi vết loét bị nhiễm trùng việc điều trị tại bệnh viện là cần thiết.

Cần chăm sóc tốt bàn chân để tránh đoạn chi

Cần chăm sóc tốt bàn chân để tránh đoạn chi

- Nếu vết loét chân bị nhiễm trùng hoại tử, các bác sỹ sẽ xử lý bằng cách cắt bỏ toàn bộ ổ loét, loại bỏ vùng da bị chai ở gần đó.

- Thường xuyên kiểm tra và thay băng: Bạn phải thay băng gạc trong 1 - 2 ngày mỗi lần. Chăm sóc vết thương hở bàn chân với bệnh nhân đái tháo đường thực sự là một thử thách. Để lành lại các vết thương, bệnh nhân có thể mất đến vài tuần hoặc vài tháng. Nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng, bác sỹ sẽ điều trị bằng kháng sinh theo phác đồ.

- Rửa vết thương bằng nước muối sinh lý để kích thích yếu tố tăng trưởng, sau đó dùng băng thuốc, băng kín vết thương. Không sử dụng các thuốc sát khuẩn mạnh như nước oxy già… để làm sạch vết thương. Chúng không những không có lợi mà còn làm vết thương khó lành.

- Áp lực lên vết loét: Khi các vết thương khép miệng, người bệnh được khuyến cáo sử dụng giày dép mềm, rộng để giúp ngăn ngừa tái phát trong tương lai. Đối với các vết loét ở lòng bàn chân, các bác sỹ sẽ được chỉ định đi giày, dép chuyên dụng hoặc nạng hay xe lăn. Các thiết bị này sẽ giảm áp lực, giảm kích thích vào vùng có vết loét giúp tăng hiệu quả điều trị.

Tuy nhiên, thống kê cho thấy có tới 1/3 bệnh nhân bị tái phát và đa số nguyên nhân là do họ không tuân thủ mang giày chuyên dụng theo hướng dẫn của bác sỹ.

Thủ thuật, phẫu thuật trong điều trị vết loét hoại tử do đái tháo đường

- Mở dẫn lưu: Một phẫu thuật nhỏ là cần thiết để dẫn lưu mủ và các mô chết thoát ra ngoài, trong trường hợp các vết loét sâu không thể lành lại với các phương pháp điều trị thông thường.

- Phẫu thuật bắc cầu mạch máu: Trong một số trường hợp, các động mạch ở chân bị hẹp do mảng xơ vữa hoặc cục máu đông gây bít tắc và giảm lưu lượng máu đến bàn chân. Bác sỹ có thể sẽ phải phẫu thuật bắc cầu mạch máu (chuyển hướng dòng máu không đi qua chỗ tắc hẹp) để tăng cường máu lưu thông đến bàn chân. Lượng máu tăng lên đồng nghĩa với nguồn oxy và các chất dinh dưỡng đến chân nhiều hơn và giúp vết thương mau lành hơn.

- Phẫu thuật đoạn chi (cắt cụt chi): Nếu vết loét trở nên tồi tệ hơn, bị nhiễm trùng nặng và không thể lành lại, tổn thương lan đến xương hoặc các khớp gần đó mà điều trị bằng kháng sinh dài ngày không kết quả, giải pháp duy nhất là phẫu thuật loại bỏ (cưa) phần chân bị ảnh hưởng.

Thảo dược giúp phòng ngừa và cải thiện loét bàn chân do đái tháo đường

Loét bàn chân là một biến chứng phức tạp, xuất hiện do nhiều tổn thương phối hợp bao gồm biến chứng mạch máu làm giảm nuôi dưỡng bàn chân, biến chứng thần kinh và biến chứng nhiễm trùng. Với người bệnh tiểu đường, một khi gặp biến chứng loét bàn chân sẽ rất khó lành. Nguyên nhân được giải thích là do quá trình đường huyết tăng cao lâu dài kích hoạt viêm, stress oxy hóa làm tổn thương tế bào thần kinh, gây suy giảm hệ thống miễn dịch.

Chính vì vậy, bên cạnh các biện pháp điều trị mà hàng ngày người bệnh vẫn đang áp dụng, một giải pháp không thể thiếu đó chính là cung cấp nguồn chất chống oxy hóa để dọn dẹp “rác thải” làm hư hại tế bào thần kinh và hệ thống vi mạch, bổ sung các hoạt chất mang lại tác dụng chống viêm và tăng cường hệ thống miễn dịch. Qua rất nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học nhận định Mạch môn, Hoài sơn, Câu kỷ tử là những thảo dược truyền thống không những giúp ổn định đường huyết, mà còn có khả năng chống viêm, giảm stress oxy hóa và điều hòa hệ thống miễn dịch, giúp nâng cao thể trạng để cơ thể làm lành các tổn thương, từ đó phòng ngừa và cải thiện biến chứng loét bàn chân hiệu quả, ngăn ngừa nguy cơ đoạn chi.

Đã có rất nhiều người bệnh khi sử dụng giải pháp bổ trợ có chứa các thảo dược này mang lại hiệu quả tốt, người bệnh có thể lắng nghe chia sẻ câu chuyện thực của anh Ngô Điều dưới đây:

Loét bàn chân khi nào cần gặp bác sỹ

Cứ mỗi 30 giây, ở một nơi nào đó trên thế giới lại có một người bị cắt cụt một chi dưới do biến chứng đái tháo đường. Vì thế, những người mắc đái tháo đường bị tổn thương thần kinh ngoại vi hoặc tuần hoàn kém, cần phải thận trọng khi nhìn thấy các dấu hiệu cảnh báo vết loét bàn chân như:

- Vùng da bị sưng tấy hoặc đổi màu

- Vết xước chảy máu

- Vết phỏng rộp trên da

Nếu gặp các bất thường khác, bạn cũng phải gọi cho bác sỹ ngay để có hướng điều trị kịp thời.

Sống chung với đái tháo đường khó tránh khỏi biến chứng loét bàn chân. Nhưng có rất nhiều người bị ĐTĐ lâu năm vẫn không bị mắc biến chứng này. Bởi phòng chống loét bàn chân do ĐTĐ là chiến lược dài hạn. Chìa khóa thành công của họ là kiểm soát tốt lượng đường trong máu; loại bỏ các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, uống rượu; giảm cholesterol trong máu và học cách kiểm tra, chăm sóc bàn chân mỗi ngày.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 

Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người

Nguồn tham khảo: http://healthguides.healthgrades.com/ http://patient.info/


Thông tin cho bạn: TPCN Hộ Tạng Đường chứa các thành phần chính là Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử - Giải pháp hỗ trợ điều trị giúp ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.

Tpcn Hộ Tạng Đường - Giải pháp từ thảo dược giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng tiểu đường