Làm thế nào để kiểm soát tiểu đường ở trẻ? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết để bố mẹ có thể giúp con chung sống khỏe mạnh với bệnh tiểu đường.
Khi ăn, chất bột đường sẽ được chuyển hóa thành đường glucose, là nguồn nhiên liệu chính giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Sau ăn, glucose nhanh chóng được hấp thu vào máu và làm đường huyết tăng cao. Vì vậy, insu lin từ tuyến tụy sẽ được huy động đến để vận chuyển glucose vào trong tế bào, nhằm duy trì nồng độ đường huyết ổn định. Ở người khỏe mạnh, tuyến tụy tự động sản xuất đủ lượng insu lin cần thiết để điều hòa glucose máu.
Trong bệnh tiểu đường type 1, tuyến tụy bị tổn thương và không còn khả năng sản xuất insu lin. Vì thế, người bệnh cần phải tiêm insu lin suốt đời. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định chắc chắn, nhưng nó có thể liên quan đến gen, nhiễm virus và các tác nhân độc hại từ môi trường tự kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể phá hủy tế bào sản xuất insu lin của tuyến tụy.
Với bệnh tiểu đường type 2, tuyến tụy giảm sản xuất insu lin hoặc có thể vẫn sản xuất đủ, nhưng các tế bào lại không chấp nhận nó. Khi đó, cơ thể không thể sử dụng được glucose, khiến đường tăng cao trong máu. Tiểu đường typ2 chủ yếu liên quan đến lối sống, chế độ dinh dưỡng, vận động không hợp lý, dẫn tới thừa cân, béo phì và làm tăng tình trạng đề kháng insu lin.
Tiểu đường type 2 ở trẻ em đang ngày càng gia tăng do lối sống không lành mạnh
- Sút cân không rõ nguyên nhân
- Đói nhiều, thậm chí sau khi vừa ăn xong
- Đi tiểu nhiều, hay đái dầm vào ban đêm
- Mệt mỏi; Mắt mờ; Khô miệng
- Hơi thở nặng có mùi chua
- Chậm lành của vết loét hoặc vết thương hở trên da
- Ngứa da
- Tê hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân
Khi trẻ xuất hiện từ hai hay nhiều các triệu chứng trên, hãy đến gặp bác sỹ để được thăm khám và phát hiện sớm bệnh tiểu đường và hạn chế tối đa những rủi ro có thể gặp phải.
Để được tư vấn thêm về giải pháp hỗ trợ điều trị, giúp kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường ở trẻ em, hãy gọi điện cho chúng tôi theo số điện thoại: 0962 326 300 - 0964 781 912 (trong giờ hành chính).
Mức độ nguy hiểm của bệnh tiểu đường phụ thuộc vào việc kiểm soát đường huyết. Vì ở trẻ để tuân thủ điều trị và kiểm soát chế độ ăn, luyên tập sẽ khó hơn ở người lớn. Sau đây là một số biến chứng tiểu đường thường gặp ở trẻ em:
- Biến chứng hạ đường huyết: gặp ở cả typ1 và typ2, thường là do trẻ bỏ bữa, hoặc sử dụng thuốc quá liều, hoặc vận động thể chất quá mức. Dấu hiệu hạ đường huyết bao gồm: đói, run rẩy, vã mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi. Ở trẻ, hạ đường huyết còn có thể xuất hiện vào ban đêm. Do vậy, cha mẹ cần chú ý để lượng đường huyết của con cao hơn bình thường. Trẻ nhỏ hơn 5 tuổi đường huyết trước khi ngủ nên là 110-200 mg/dL (6,1-11,1 mmol/L), ở độ tuổi từ 6 đến 12 là 100-180 mg/dL (5,6 đến 10 mmol/L).
- Nhiễm toan ceton: thường gặp ở những trẻ mắc tiểu đường typ1. Nguyên nhân do tăng đường huyết quá mức. Các triệu chứng có thể gặp như nôn, khát nước, tiểu nhiều, đau bụng, tiêu chảy. Nặng hơn, có thể bị phù nề não, hôn mê và dễ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
- Nhiễm khuẩn: Tiểu đường làm giảm sức đề kháng nên trẻ dễ bị viêm phổi, phế quản, bệnh nha chu (viêm răng lợi).
- Một số biến chứng khác trên tim, thận, mắt, thần kinh, trẻ cũng sẽ gặp phải trong quá trình phát triển của bệnh sau này.
Nhận thức được biến chứng nguy hiểm của tiểu đường, bạn có thể giúp con dự đoán và phòng tránh chúng. Sự kết hợp giữa cha mẹ trẻ với nhà trường, với bác sỹ để giúp con kiểm soát đường huyết thông qua chế độ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên, là cách tốt nhất giúp trẻ giảm nguy cơ biến chứng và tận hưởng một tương lai khỏe mạnh.
Trẻ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường khi:
- Đường huyết lúc đói ≥ 126 mg/dL (7 mmol/L), ít nhất 2 lần thử.
- Đường huyết bất kỳ ≥ 200mg/dL (11,1mmol/L) và có các triệu chứng tăng đường huyết rõ rệt.
- HbA1c ≥ 6,5% (chỉ số phản ánh mức đường huyết trung bình trong 2 - 3 tháng).
Sau khi đã xác định trẻ mắc tiểu đường, bác sĩ sẽ dựa vào độ tuổi, cân nặng, tiền sử gia đình và một số xét nghiệm như: định lượng insu lin, C-peptide, kháng thể kháng tiểu đảo tụy... để chẩn đoán phân biệt giữa tiểu đường typ1 và typ2.
Để điều trị bệnh tiểu đường, trẻ sẽ được sử dụng insu lin hoặc thuốc uống hạ đường huyết, kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.
Trẻ bị tiểu đường typ1 bắt buộc phải sử dụng insu lin suốt đời. Với bệnh tiểu đường typ2, insu lin được chỉ định khi thay đổi lối sống và dùng thuốc không kiểm soát được đường huyết. Tùy thuộc vào độ tuổi, cân nặng và mức độ đường huyết của trẻ, bác sĩ có thể kê đơn một hoặc hỗn hợp nhiều loại insu lin khác nhau.
Với bệnh tiểu đường typ2, trẻ có thể được điều trị bằng thuốc uống để làm giảm lượng đường trong máu.
Dưới đây là một số lưu ý cho bố mẹ khi chăm sóc con bị tiểu đường: Dùng thuốc đúng chỉ định: Bố mẹ cần giúp con hiểu về bệnh của mình và tầm quan trọng của việc sử dụng thuốc điều trị. Đồng thời luôn theo dõi sát sao để đảm bảo con sử dụng thuốc hoặc tiêm insu lin đúng liều lượng và thời điểm.
Theo dõi đường huyết thường xuyên: Bạn có thể cần kiểm tra và ghi lại lượng đường trong máu của con ít nhất mỗi ngày một lần. Với trẻ tiêm insu lin, sẽ cần kiểm tra ít nhất ba lần một ngày.
Tái khám thường xuyên: Tái khám định kỳ để giúp theo dõi sức khỏe, điều chỉnh thuốc phù hợp và phát hiện sớm những biến chứng của tiểu đường.
Tái khám thường xuyên để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường ở trẻ
Chế độ ăn: tăng cường ăn rau xanh và các loại quả giàu vitamin, giảm chất béo, chất bột đường, nhưng cần đảm bảo cân đối chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển.
Hoạt động thể chất: tập luyện thường xuyên có thể làm giảm đề kháng in.sulin và ổn định đường huyết. Nhưng cha mẹ cần lưu ý việc tập luyện quá sức có thể gây hạ đường huyết, do đó con bạn có thể phải giảm liều insu lin hoặc ăn nhẹ trước khi tập.
Cuộc chiến với bệnh tiểu đường ở trẻ rất không dễ dàng. Bởi vậy, các thành viên trong gia đình phải cùng chung tay để giúp trẻ vượt qua những giai đoạn khó khăn trong cuộc sống. Cha mẹ cần hướng dẫn con biết cách tự chăm sóc bản thân và hòa nhập với cuộc sống bình thường như những đứa trẻ khác.
Xem thêm: Bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì
Theo nguồn: http://www.webmd.com
"Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, khả năng kiểm soát đường huyết, sự tuân thủ điều trị, chế độ ăn uống, tập luyện, kiểm soát các bệnh cơ hội, đặc biệt là sự kiên trì trong quá trình sử dụng."