Đái tháo đường “mở đường” cho nhiễm trùng tiết niệu

Tiểu rắt, đau đớn, nóng rát và xót đường niệu đạo là một trải nghiệm kinh hoàng của những người bị nhiễm trùng tiết niệu. Nước tiểu đục, có mùi hôi, có bọt, thậm chí là có máu đều là những triệu chứng dễ nhận biết của căn bệnh này. Thật không may, những người bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc nhiễm trùng tiết niệu cao gấp đôi so với những người bình thường.

Đái tháo đường gây nhiễm trùng tiết niệu

Nhiễm trùng tiết niệu, còn gọi là nhiễm trùng đường tiểu, xảy ra khi vi khuẩn hay các mầm bệnh xâm nhập vào hệ thống tiết niệu, bao gồm: Thận, bàng quang, niệu quả, niệu đạo và tuyến tiền liệt (ở nam giới). Nhưng phần lớn nhiễm trùng đường tiểu thường bắt đầu từ ống niệu đạo và nhân lên tại đó và gây viêm bàng quang (bể chứa nước tiểu).

Hệ tiết niệu

Hệ tiết niệu

Thông thường, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tiêu diệt hết những gì có thể gây bệnh cho cơ thể nhưng bệnh đái tháo đường sẽ khiến người bệnh:

  • Bị suy giảm hệ thống miễn dịch do số lượng các tế bào bạch cầu và các tế bào miễn dịch Lympho T bị suy giảm, không thể làm tròn nhiệm vụ bảo vệ cơ thể.
  • Bị tổn thương các dây thần kinh khiến cho các tín hiệu giữa thần kinh trung ương và hệ bài tiết bị yếu đi. Nước tiểu bị tồn đọng lâu trong cơ thể khiến cho nguy cơ lây nhiễm tăng lên nhanh chóng.
  • Tăng lượng đường trong máu và trong nước tiểu khiến cho vi khuẩn dễ dàng sinh sôi nảy nở và tấn công cơ thể gây viêm nhiễm.

Đó là lý do khiến bạn có nguy cơ mắc nhiễm trùng tiết niệu cao gấp đôi người khác nếu như bạn mắc bệnh tiểu đường.

Sử dụng thêm giải pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng tiểu đường. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0904.904.660 để biết thêm thông tin.

Các triệu chứng của nhiễm trùng tiết niệu ở người đái tháo đường

Nhiễm trùng tiết niệu thường xuất hiện với các triệu chứng điển hình nên rất dễ nhận biết. Các dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu dưới (ảnh hưởng đến bàng quang và niệu đạo) bao gồm:
  • Khó tiểu, cảm giác đau rát khi đi tiểu.
  • Cảm giác buồn đi tiểu dai dẳng.
  • Nước tiểu đục, có mùi hôi, có thể lẫn máu trong nước tiểu.
  • Đau bụng, đau lưng.

Nếu không được điều trị dứt điểm và kịp thời, vi khuẩn có thể phát triển lây lan lên trên qua các niệu quản đến thận, dẫn tới nhiễm trùng đường tiết niệu trên, với các triệu chứng nghiêm trọng hơn như: sốt cao, cơ thể suy nhược mệt mỏi, nôn, tiêu chảy.

Điều trị nhiễm trùng tiết niệu cho người bệnh tiểu đường

Nếu bạn có các dấu hiệu của nhiễm trùng tiết niệu thì nên nhanh chóng tìm sự tư vấn của bác sỹ. Đến bệnh viện, các bác sỹ sẽ lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra sự có mặt của vi khuẩn trong đó và ra kết luận cuối cùng. Thông thường, nhiễm trùng tiết niệu có thể được điều trị bằng kháng sinh và hầu hết bệnh nhân sẽ khỏi sau vài ngày điều trị. Tuy nhiên, bạn vẫn phải dùng thuốc cho đến khi nhận được cái gật đầu của bác sỹ.

Đối với những trường hợp nặng hơn như nhiễm trùng đường tiết niệu trên, việc điều trị bằng kháng sinh có thể kéo dài đến vài tuần. Để điều trị các triệu chứng như đau lưng, đau bụng, bác sỹ có thể kê đơn cho bạn thuốc giảm đau (paracetamol…). Ngoài ra, những phương pháp không dùng thuốc như chườm nóng ở lưng hoặc bụng, uống nhiều nước cũng rất hữu ích để làm cải thiện triệu chứng và tăng khả năng hồi phục của bạn.

Dự phòng nhiễm trùng tiết niệu ở người tiểu đường

Mặc dù dễ dàng điều trị những không có nghĩa là bạn cứ để nhiễm trùng rồi mới chữa. Nhiễm trùng tái phát không hề đơn giản vì nó đang tạo điều kiện để cho vi khuẩn kháng thuốc xuất hiện nhiều hơn sau mỗi lần điều trị bằng kháng sinh. Do đó, dự phòng căn bệnh này là điều quan trọng, đặc biệt là với những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.

TPCN Hộ Tạng Đường giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Giải pháp hỗ trợ điều trị cho biến chứng đái tháo đường

Kiểm soát đường huyết ổn định rất cần thiết để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu. Bên cạnh đó, một số lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày như uống nhiều nước hơn, đi tiểu bất cứ khi nào muốn đi, đi tiểu sau khi quan hệ tình dục là những cách phòng ngừa hiệu quả.

Nếu bạn thường xuyên bị nhiễm trùng tiết niệu, bác sỹ sẽ chỉ định cho bạn một số biện pháp bổ sung như sau:

  • Dùng kháng sinh liều thấp trong vòng 6 tháng hoặc lâu hơn. Uống kháng sinh trước khi ngủ sẽ khiến cho thuốc tác dụng lâu hơn vì bạn có thể sẽ không đi tiểu vào ban đêm.
  • Dùng một lượng nhỏ kháng sinh sau mỗi lần quan hệ tình dục.

Nhiễm trùng tiết niệu là “cơn ác mộng” của bất kỳ bệnh nhân nào mắc phải mỗi lần đi tiểu. Ở người mắc đái tháo đường, nhiễm trùng đường tiểu thường dai dẳng và hay tái phát. Kiểm soát đường huyết, giữ vệ sinh đường tiểu, uống nhiều nước là những cách đơn giản để chấm dứt “cơn ác mộng” này

xem bệnh nhân sử dụng tốt

Nguồn tham khảo: http://healthguides.healthgrades.com