Không như tiểu đường typ 1, các dấu hiệu của bệnh tiểu đường type 2 có thể phát triển âm thầm trong nhiều năm và người bệnh thường không biết đến sự tồn tại của bệnh. Trong số những người mới được chẩn đoán tiểu đường type 2 thì có thể lên tới một nửa đã gặp phải biến chứng thần kinh ngay tại thời điểm được chẩn đoán.
1. Mệt mỏi nhiều lần trong ngày: đây là một triệu chứng rất thường gặp của bệnh tiểu đường. Bình thường glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể, khi các tế bào không thể hấp thụ đủ lượng đường cần thiết, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, thậm chí thấy kiệt sức.
2. Luôn thấy đói bụng: cơ bắp và các cơ quan trong cơ trở nên đói dữ dội do không đủ glucose, vì vậy cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tăng tần suất đói với mong muốn nhận đủ năng lượng cần thiết để hoạt động.
Đi tiểu nhiều lần có thể là triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2
3. Đi tiểu nhiều lần, tiểu nhiều hơn vào ban đêm: Nguyên nhân xuất hiện triệu chứng này là do cơ thể tăng đào thải glucose ra ngoài đồng thời kéo theo nước từ các mô nên làm khối lượng nước tiểu tăng lên.
4. Khát nước thường xuyên: là phản ứng của cơ thể để bù lại lượng nước bị mất quá nhiều qua đường tiểu.
1. Mắt mờ, hoa mắt: đây có thể là triệu chứng tạm thời do đường huyết tăng cao, khiến nước ở bên ngoài bị kéo vào các mô trong ống kính của mắt làm hạn chế tầm nhìn, khi đường huyết ổn định thị lực sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, nó cũng có thể là tổn thương lâu dài do biến chứng võng mạc mắt của bệnh tiểu đường.
2. Tê hoặc ngứa ran, đặc biệt là bàn tay, bàn chân: là những dấu hiệu của tổn thương thần kinh do đái tháo đường. Do đường trong máu tăng cao làm cho các dây thần kinh bị hư hại.Người bệnh có thể gặp cảm giác đau, bỏng rát, châm chích trên da, hoặc tê ở bàn tay, bàn chân. Đây là biến chứng sớm thường gặp nhất trong bệnh tiểu đường type 2.
Sử dụng sớm Tpcn Hộ Tạng Đường để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường là giải pháp hiệu quả giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này. Hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại: 0962 326 300 - 0964 781 912 để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm.
Tê bì chân tay – dấu hiệu của tổn thương thần kinh do tiểu đường
3. Chậm lành các vết thương hoặc vết loét: lượng đường trong máu cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, vi nấm phát triển, đồng thời làm tổn thương mạch máu dẫn tới nuôi dưỡng các vết thương, nên có thể khiến vết thương chậm lành.
4. Tăng, giảm cân không rõ nguyên nhân: Tăng cân là kết quả sau những cơn đói dữ dối, người bệnh ăn nhiều hơn bình thường; giảm cân gặp phổ biến ở người mắc tiểu đường typ1. Khi cơ thể bạn thiếu nguồn cung cấp năng lượng là glucose, cơ thể sẽ sử dụng mô cơ và chất béo để tạo nguồn năng lượng thay thế.
5. Ngứa da, đặc biệt vùng da có nếp gấp: ngứa ở nếp khủy tay, chân, vùng bẹn… do nhiễm nấm, thường gặp hơn ở các bệnh nhân thừa cân hoặc béo phì.
6. Bệnh nướu răng tái đi tái lại: Nếu nướu răng của bạn thường xuyên bị sưng, đỏ, chảy máu hay tụt lợi, rụng răng do bệnh nướu răng, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường.
7. Rối loạn chức năng tình dục ở nam giới: Bệnh tiểu đường đều có thể gây rối loạn, suy giảm chức năng tình dục ở cả hai giới như: Rối loạn cương ở nam và khô âm đạo ở nữ. Nhưng ảnh hưởng của nó đối với nam giới rõ rệt hơn. Nam giới trên 50 tuổi và thường xuyên bị rối loạn cương dương, cần phải nghĩ ngay đến bệnh tiểu đường
8. Thay đổi màu da: Da tại các vùng có nếp gấp bị sạm màu - thường gặp ở sau gáy, khủy tay, các đốt ngón tay, có thể là dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường. Mặc dù yếu tố di truyền và các kích thích tố gây rối loạn sắc tố da, nhưng đường trong máu cao cũng sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của melamin - sắc tố trong tế bào. Vùng da bị sạm sẽ tự hết khi quản lý được đường huyết về ngưỡng cho phép, các thuốc làm sáng màu da không có tác dụng trong những trường hợp này.
Ngoài ra, bạn có thể gặp phải một vài triệu chứng khác như giảm thính lực, ngưng thở khi ngủ, tính khí thay đổi thất thường, trầm cảm….
Nếu bạn hoặc người thân đang có một hoặc nhiều hơn các triệu chứng trên, tốt nhất hãy đến ngay các cơ sở y tế để được tiến hành xét nghiệm kiểm tra đường huyết, từ đó chẩn đoán chính xác bạn có mắc bệnh hay không. Tiến hành điều trị sớm có thể giúp bạn kiểm soát tốt lượng đường trong máu và ngăn ngừa xuất hiện các biến chứng của tiểu đường.
Xem kinh nghiệm điều trị khô ngứa da, dày móng do biến chứng tiểu đườngNguồn tham khảo: http://www.prevention.com/
* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. * Tác dụng của sản phẩm nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Danh sách bình luận
Với những thông tin bạn cung cấp, chúng tôi chưa thể chắc chắn mẹ bạn có mắc tiểu đường hay không. Bởi lẽ, ngứa da, tiểu đêm ngoài xuất hiện khi đường huyết cao còn có thể xảy ra trong các bệnh lý ngoài da hay bệnh lý về thận.
Cách đơn giản và nhanh nhất để chẩn đoán tiểu đường là xét nghiệm đường huyết. Bạn có thể đưa bác ra cơ sở y tế gần nhà. Kết quả được trả về trong vòng 4 - 6 tiếng sẽ giúp bạn và gia đình biết rõ bác gái có bị tiểu đường hay không.
Sau khi xét nghiệm, nếu có vấn đề gì, bạn có thể gọi ngay tới đường dây nóng 0904904660. Chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp thắc mắc của bạn.
Thân mến!
Những dấu hiệu bà bạn đang gặp phải không nằm trong các triệu chứng điển hình để nhận biết tiểu đường. Tuy nhiên, với người cao tuổi, đây cũng không phải là tín hiệu tốt. Gia đình nên đưa bà đi khám để tìm ra nguyên nhân để có cách xử trí kịp thời.
Thân mến!
Ngứa da hay nổi mẩn trên da có thể xảy ra do biến chứng tiểu đường nhưng đây không phải là dấu hiệu đặc trưng để chẩn đoán. Muốn biết chính xác bạn có mắc tiểu đường hay không, bạn cần kiểm tra đường huyết. Nếu kết quả xét nghiệm trong 2 lần đo cách nhau 1 – 7 ngày, đường huyết lúc đói từ 7 mmol/l trở lên, đường huyết sau nghiệm pháp dung nạp glucose, tại thời điểm bất kỳ > 11 mmol/l hoặc HbA1c từ 6,5% thì bạn đã mắc tiểu đường. Trước mắt, bạn nên tới bệnh viện thực hiện xét nghiệm để tìm nguyên nhân chính xác.
Trường hợp bác sĩ chẩn đoán bạn bị tiểu đường, bạn sẽ cần áp dụng các giải pháp sau để kiểm soát đường huyết:
- Ăn giảm tinh bột (cơm, bún, miến, phở…), đồ ngọt, chiên rán nhiều lần, mỡ động vật.
- Tăng cường rau xanh, trái cây ít đường (mồng tơi, súp lơ, rau cải, bưởi, ổi, lê…)
- Đi bộ, bơi lội, chạy bộ, đạp xe… 30 phút hàng ngày.
- Dùng thuốc theo chỉ định nếu có.
Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ như Hộ Tạng Đường nhằm. Nhờ tác dụng bảo vệ mạch máu, thần kinh và phục hồi chức năng tuyến tụy, sản phẩm sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả ổn định đường huyết và cải thiện khô ngứa da do biến chứng tiểu đường gây ra.
Chúng tôi gửi thêm cho bạn bài viết chi tiết về bệnh tiểu đường và chế độ ăn để tham khảo:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/tong-quan-ve-benh-tieu-duong.html
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/benh-tieu-duong-nen-an-gi-va-kieng-an-gi.html
Chúc bạn sức khỏe
Các triệu chứng sớm của tiểu đường thường là: khô cổ, khát nước thường xuyên, đi tiểu nhiều lần, đặc biệt về ban đêm, sút cân không rõ nguyên nhân, mắt nhìn mờ, vết thường lâu lành, mệt mỏi thường xuyên,... Tuy nhiên, để được chẩn đoán chính xác xem có mắc tiểu đường hay không bạn nên vào bệnh viện để là các xét nghiệm đường huyết. Về chẩn đoán đái tháo đường bạn có thể tham khảo thêm tiêu chuẩn chẩn đoán của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) năm 2017 theo 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:
- HbA1c ≥ 6,5%
- Đường huyết lúc đói ≥ 126 mg/dL (7 mmol/L) sau một đêm nhịn đói ít nhất sau 8 giờ (≥ 2 lần thử)
- Đường huyết bất kỳ ≥ 200mg/dL (11,1mmol/L) + triệu chứng điển hình (tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân)
- Đường huyết 2 giờ sau uống 75g Glucose ≥ 200mg/dL (≥ 2 lần thử)
Để hiểu rõ hơn về các triệu chứng sớm của tiểu đường mời bạn đọc thêm trong bài: http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/trieu-chung-benh-tieu-duong--10-dau-hieu-de-bi-bo-lo-47.html
Nếu cần thêm thông tin hoặc cần tư vấn kỹ hơn bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số 0904904660 (trong giờ hành chính)
Thân mến!
Các triệu chứng mà bạn gặp phải có thể khá giống với bệnh tiểu đường nhưng chưa đủ cơ sở để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Trước mắt, để xác định chính xác bạn nên đến bệnh viện để làm xét nghiệm chỉ số đường huyết.
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường của ADA (Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ) như sau:
- HbA1c > 6.5%
- Đường huyết lúc đói ≥ 126 mg/dL (7 mmol/L)
- Đường huyết tại thời điểm bất kỳ ≥ 200mg/dL (11,1mmol/L)
- Đường huyết 2 giờ sau uống 75g Glucose ≥ 200mg/dL (≥ 2 lần thử)
Sau khi đến bệnh viện làm xét nghiệm đường huyết, nếu cần tư vấn thêm bạn có thể liên hệ với chúng tôi.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Các triệu chứng bạn đang gặp phải khá giống với triệu chứng của bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp hoặc suy nhược cơ thể,... Vì vậy, để xác định chính xác nguyên nhân thì bạn vẫn nên quay lại bệnh viện để khám tổng quát và làm các xét nghiệm liên quan.
Sau khi thăm khám và được chẩn đoán cụ thể nếu cần hỗ trợ hoặc tư vấn thêm bạn có thể tiếp tục đặt câu hỏi cho chúng tôi.
Chúc bạn chóng khỏe!
Thân mến!
Đi tiểu 3 lần/đêm không phải là quá nhiều hơn nữa chỉ với một dấu hiệu khá mơ hồ như vậy thì chưa đủ cơ sở để biết bạn có mắc tiểu đường không, để xác định chính xác cần phải dựa vào xét nghiệm đường huyết.
Để hiểu rõ hơn bạn có thể tham khảo tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường như sau:
- Đường huyết lúc đói ≥ 126 mg/dL (7 mmol/L)
- Đường huyết tại thời điểm bất kỳ ≥ 200mg/dL (11,1mmol/L)
- Đường huyết 2 giờ sau uống 75g Glucose ≥ 200mg/dL (≥ 2 lần thử)
Thông tin tổng quan về bệnh tiểu đường type 2 bạn đọc thêm trong bài: http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/tong-quan-ve-benh-tieu-duong.html
Thân mến!
Với những biểu hiện của bạn như: tiểu nhiều, cảm giác đói nhanh, khô họng, khát nhiều, nhiều khả năng bạn đã mắc bệnh đái tháo đường nhưng cũng không loại trừ trường hợp bạn bị mắc các bệnh lý khác chẳng hạn như bệnh tuyến giáp.
Vì vậy, bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để thực hiện các xét nghiệm cần thiết, từ đó bác sĩ sẽ kết luận chính xác bạn bị bệnh gì.
Trong trường hợp bạn mắc bệnh tiểu đường, thì bạn có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại sau: 0904904660 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết về việc dùng thuốc và chế độ ăn uống, tập luyện hiệu quả.
Chúc bạn sức khỏe!
Qua quá trình lọc máu tại thận, các chất cặn bã, dư thừa được loại bỏ ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Như vậy sau một đêm cơ thể ngủ nghỉ, chỉ nằm một chỗ, lượng nước cung cấp không nhiều như ban ngày, thận làm việc và loại ra nhiều chất dư thừa hơn, nước tiểu đậm đặc hơn. Vì thế nước tiểu có mùi khai nồng vào buổi sáng sớm là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu mùi khai khác thường, bạn cần nghĩ đến tình trạng nhiễm trùng đường niệu, bệnh tại thận, bàng quang… Vì vậy, bạn cần đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Trước mắt, bạn nên uống nhiều nước, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, đây là những phương pháp đơn giản giúp cải thiện sức khỏe.
Thân mến,
Thưa bác sĩ hôm em đi xét nghiệm ở công ty họ bảo e bị tiểu đường nhưng trước khi đi thì em có ăm cơm no ở công ty vậy bác sĩ cho e hỏi như vậy có chắc chắn bị không ạ
Để chẩn đoán tiểu đường, thường các bác sĩ sẽ tiến hành đo đường huyết lúc đói hoặc đường huyết sau ăn, một vài trường hợp tiến hành xét nghiệm thêm chỉ số HBA1c. Nhưng để chẩn đoán bệnh tiểu đường thì cần xét nghiệm đường huyết lúc đói, sau khi nhịn đói qua đên 8 tiếng. Bạn không nói rõ chỉ số khi đo của bạn là bao nhiêu, đã tiến hành những xét nghiệm gì, nên chưa thể khẳng định bạn mắc tiểu đường hay không. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết dưới đây về chỉ số đường huyết và bệnh tiểu đường và sắp xếp đi khám lại tại khoa nội tiêu hóa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/y-nghia-cua-chi-so-duong-huyet-trong-benh-dai-thao-duong.html
Nếu cần thêm thông tin hỗ trợ, bạn có thể gọi vào số điện thoại 0904 904 660 (Trong giờ hành chính).
Thân mến,
Các biểu hiện mà bạn kể khá mơ hồ nên chúng tôi không thể xác định được tình trạng bệnh của bạn. Đó có thể là những rối loạn sau khi bị máu loang trên não. Do đó, trong trường hợp này, bạn nên nhanh chóng đến khoa nội của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên để được chẩn đoán chính xác và điều trị sớm.
Chúc bạn sớm cải thiện sức khỏe!
e hay khát nước là mệt mỏi. kèm theo đó là e đói rất nhanh. e không biết mình có bị mắc bệnh tiểu dường không nữa
Các biểu hiện như ăn nhiều, tiểu nhiều, khát nhiều, gầy sút cân là những triệu chứng phổ biến và điển hình của bệnh đái tháo đường type 2; nhưng cũng có thể gặp trong bệnh cường giáp do bệnh lý này làm tăng quá trình chuyển hóa của cơ thể. Vì vậy, hiện nay bạn cần đi khám sớm tại chuyên khoa nội tiết để kiểm tra đường huyết, hormon tuyến giáp nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và có hướng điều trị kịp thời. Sau khi đi khám, bạn hãy tiếp tục đặt câu hỏi cho chúng tôi.
Thân mến.
Để chẩn đoán bạn có mắc bệnh tiểu đường hay không, chúng tôi phải có đầy đủ các dữ liệu như mức đường huyết khi đo, thời điểm tiến hành, trước khi đo có ăn hoặc uống gì không...
Thông thường, nếu bạn được cảnh báo có chỉ số đường huyết vượt ngưỡng, bác sĩ phải dặn dò rất kỹ lưỡng về việc phải điều chỉnh chế độ ăn, uống, tăng cường luyện tập thể lực để đưa đường máu về mức bình thường. Đồng thời khuyến cáo bạn quay lại bệnh viện 1 - 2 tháng/lần để theo dõi đường huyết, tránh nguy cơ tiến triển thành bệnh tiểu đường.
Trước mắt theo chúng tôi, bạn nên sớm đến bệnh viện tuyến tỉnh kiểm tra lại. Sau đó hỏi rõ ý kiến của bác sĩ, từ đó có phương pháp điều trị hợp lý.
Nếu sau khi thăm khám, bác sĩ nói rằng bạn có khả năng cao tiến triển bệnh tiểu đường, bạn nên tham khảo thông tin trong bài viết sau để ngăn ngừa rủi ro này:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/phong-ngua-benh-tieu-duong-hieu-qua---huong-dan-cua-dai-hoc-harvard-my.html
Dưới đây là tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường, bạn có thể tìm hiểu thêm:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/chan-doan-benh-tieu-duong.html
Chúc bạn sức khỏe!
Chúc bạn mạnh khỏe!